Đối với điện thoại thuộc hãng Apple từ dòng iPhone 7 trở lên đều có khả năng chống nước và chống bụi nên việc “chữa cháy” khi chẳng may điện thoại của bạn vừa bị nước đổ vào là chuyện hết sức đơn giản.
Dưới đây là khả năng chống nước và chống bụi của từng phiên bản iPhone:
– Đối với iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro Max được trang bị chuẩn IP68 theo tiêu chuẩn IEC 60529 (có thể hoạt động ở sâu tối đa 4 m trong vòng 30 phút).
– Đối với iPhone 11, iPhone XS và iPhone XS Max được trang bị chuẩn IP68 theo tiêu chuẩn IEC 60529 (có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 2 m trong vòng 30 phút).
– Đối với iPhone XR, iPhone X, iPhone 8, iPhone 8 Plus, iPhone 7 và iPhone 7 Plus được trang bị chuẩn IP67 theo tiêu chuẩn IEC 60529 (có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 1 m trong vòng 30 phút).
Tuy nhiên, khả năng chống nước và chống bụi trên điện thoại iPhone không phải tuyệt đối. Bởi lẽ mọi thứ sẽ hao mòn theo thời gian nên người dùng cần lưu ý tránh để điện thoại bị nước xâm nhập quá lâu hoặc bị bụi quá dày để tuổi thọ của điện thoại được lâu hơn.
Làm khô iPhone ướt bằng cách nào?
– Một cách phổ biến, thường được nhiều người sử dụng nhất đó là cho iPhone vào một túi đầy gạo, tốt nhất là để toàn bộ chiếc điện thoại được bao phủ trong gạo. Việc đó sẽ giúp hấp thụ hơi ẩm bên trong máy, để chiếc iPhone ở trong túi gạo khoảng 36 giờ hoặc nhiều hơn cho đến khi tất cả độ ẩm được hấp thụ.
– Từ dòng iPhone 7 trở lên đều có khả năng chống nước trong trường hợp người dùng lỡ tay làm đổ soda, bia, cà phê, trà hoặc nước trái cây lên điện thoại. Lúc này, người dùng chỉ cần rửa sạch chỗ bị dơ bằng nước máy, sau đó lau sạch iPhone hoàn toàn.
– Đối với trường hợp làm khô xong mà loa vẫn bị dè, bạn hãy dựng đứng iPhone lên (cho cổng loa nằm dưới) để nước thoát ra. Lưu ý, không sử dụng sản phẩm tẩy rửa hoặc bình khí nén để làm sạch nước, bụi bên trong iPhone.
Những điều gì bạn không nên làm?
– Không bật hoặc sử dụng điện thoại trong bất kỳ trường hợp nào.
– Không nhấn bất kỳ nút hoặc phím nào.
– Đừng cố gắng vỗ, đập điện thoại để nó rớt nước ra.
– Không tháo rời từng bộ phận của điện thoại vì điều này có thể làm mất hiệu lực bảo hành của máy.
– Đừng cố gắng thổi vào điện thoại để mong bay bớt nước. Điều này chỉ khiến cho nước nhanh chóng xâm nhập vào các bộ phận khác bên trong điện thoại, gây thiệt hại nhiều hơn.
– Không dùng nhiệt để mong nước bốc hơi như máy sấy hoặc bỏ nó vào lò vi sóng chẳng hạn. Bỏ vào tủ đông cũng là một cách không hay.
– Thời gian an toàn để sử dụng là 5 tiếng sau khi điện thoại đã khô hoàn toàn. Nếu sử dụng điện thoại sớm hơn có thể khiến điện thoại hỏng hoàn toàn.
Dù là điện thoại hãng nào, dòng nào thì người sử dụng cũng cần chú ý tránh để điện thoại gần nơi có nước hoặc các nơi bụi bẩn vì sẽ dễ dẫn đến trường hợp điện thoại bị nước hoặc bụi xâm nhập, làm giảm tuổi thọ của điện thoại cũng như phát sinh các khoản chi phí sửa chữa không đáng có.