Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Marketing, PR và Quảng cáo – Những điểm khác biệt

Tiếp thị ( Marketing), Quan hệ công chúng (PR) cùng quảng cáo (Advertising) là ba ngành học có khá nhiều điểm tương đồng và thường dễ bị nhầm lẫn.

Dù đều có chung một mục đích giúp doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân quảng bá sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu nhằm thu lại một giá trị nào đó; nhưng Marketing, PR và quảng cáo có những điểm khác biệt quan trọng. Và trước khi đi vào các điểm khác biệt này, hãy bắt đầu bằng những định nghĩa cơ bản của ba ngành học này.

Marketing là gì?

Định nghĩa: Theo Philip Kotler – cha đẻ của Marketing hiện đại thì Marketing là một thuật ngữ rộng để đại diện cho tất cả những nỗ lực và hoạt động khác nhau mà các doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân thực hiện nhằm tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng với mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp/tổ chức/các nhân từ những giá trị đã được tạo ra.”

Marketing không chỉ được hiểu như một hoạt động đơn lẻ mà nó là cả một quá trình phức tạp với nhiều hoạt động khác nhau như: nghiên cứu, phân tích, lên kế hoạch, chiến lược, phân bổ ngân sách, đo đạc, thống kê, tối ưu.… trong đó bao gồm cả Quảng cáo cùng PR.

Quảng cáo là gì?

Định nghĩa: Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp, được thực hiện thông qua những phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí. Nó được tạo ra để thu hút sự chú ý của các đối tượng khách hàng.

Nếu Marketing là cả một quá trình phức tạp thì quảng cáo giống như một hoạt động đơn lẻ trong quá trình Marketing có nhiệm vụ tác động vào thói quen của khách hàng và biến họ trở thành người mua hàng. Hoạt động đơn lẻ đó có thể là treo một tấm biển quảng cáo thông thường; mua quảng cáo từ các kênh mạng xã hội nhưFacebook; hay thậm chí là quảng cáo trên cáo kênh radio địa phương; báo chí…

PR là gì?

Định nghĩa: PR ( Quan hệ công chúng ) là cách thức mà tổ chức/ doanh nghiệp/cá nhân quản lý hình ảnh của mình trong mắt công chúng thông qua một tiếng nói thứ 3.

Tiếng nói thứ 3 này có thể đến từ các phương tiện truyền thông Quảng cáo như: báo chí, mạng xã hội, người ảnh hưởng… Tuy nhiên, thay vì tập trung vào mục tiêu bán sản phẩm như Quảng cáo thì PR lại là hoạt động giúp cho một doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân và cộng đồng gia tăng mối quan hệ tốt đẹp thông qua việc thúc đẩy danh tiếng của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân bằng những thông tin tích cực, thiện chí.

Hoặc, PR cũng có thể liên quan đến việc kiểm soát thiệt hại đối với một vụ bê bối hay một số tin tức gây ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp/ tổ chức/cá nhân. Nhìn chung, Quan hệ công chúng là một hoạt động quan trọng giúp giữ gìn và nâng cao uy tín doanh nghiệp/tổ chức/ cá nhân.

Những điểm khác biệt:

Qua các định nghĩa cơ bản ở trên, sự khác nhau giữa ba chuyên ngành này đã bắt đầu rõ ràng hơn. Tuy nhiên, hãy cùng đi vào những điểm khác biệt chính để hiểu sâu hơn về sự khác nhau này.

1. Cấu trúc

Như đã đề cập qua trong phần định nghĩa, cấu trúc là một trong những điểm khác biệt chính giữa ba ngành học. Nếu marketing là một chiếc bánh lớn được chia ra làm nhiều phần, và mỗi phần bánh đại diện cho một lĩnh vực: nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch media, chiến lược bán hàng, giá sản phẩm, hậu mãi khách hàng, quan hệ cộng đồng… thì quảng cáo và PR chính là một phần trong miếng bánh lớn ấy.

Nếu bạn muốn phân biệt Marketing với những thuật ngữ có vẻ như tương tự. Hãy nhớ, Marketing là đại diện cho toàn bộ quá trình và chiến lược; những thứ còn lại chỉ là một nhiệm vụ hoặc một hoạt động đơn lẻ.

2. Mục tiêu

Mục tiêu của quảng cáo: Để thông báo, thuyết phục hoặc nhắc nhở khách hàng về thương hiệu hoặc sản phẩm của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân.

Mục tiêu của PR: Tạo dựng, duy trì và bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân, nâng cao uy tín và thể hiện một hình ảnh tích cực.

Mục tiêu của Marketing: Việc xây dựng hình ảnh đẹp của PR hay tăng tính nhận diện thương hiệu của Quảng cáo cũng chỉ để phục vụ cho mục tiêu tối thượng của Marketing: Giúp doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân thu về các giá trị lợi ích.

3.Đối tượng tiếp nhận

Đối tượng tiếp nhận các hoạt động của ngành Quảng cáo thường sẽ là những khách hàng tiềm năng sẽ chi trả cho sản phẩm/dịch vụ. Trong khi đó, đối tượng tiếp nhận của hoạt động PR sẽ chú trọng hơn vào các cơ quan báo chí; chính phủ; những cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan… mà họ không nhất thiết phải là người sẽ bỏ tiền mua sản phẩm/dịch vụ.

Marketing bao hàm cả Quảng cáo lẫn PR nên đối tượng tiếp nhận sẽ là tất cả mọi người, tùy thuộc vào từng hoạt động, nhiệm vụ cụ thể.

4. Các hoạt động

Mỗi ngành đều có những hoạt động chuyên biệt riêng.

Hoạt động Marketing:

Nghiên cứu thị trường
Quảng cáo
Công khai hoặc Quan hệ công chúng
Bán hàng
Buôn bán
Phân phối

Hoạt động Quảng cáo:

Quảng cáo truyền hình
Quảng cáo trên Radio
Chiến dịch gửi email
Quảng cáo qua các biển, bảng hiệu
Quảng cáo trên website
Quảng cáo trên các trang mạng xã hội
Quảng cáo trên các kênh tìm kiếm

Hoạt động PR:

Thông cáo báo chí
Sự kiện kinh doanh hoặc cộng đồng
Nói chuyện
Quan hệ truyền thông
Tài trợ và hợp tác.

5. Phong cách

Quảng cáo thường đặt nặng việc tự giới thiệu về bản thân qua việc đầu tư xây dựng các nội dung, hình ảnh chất lượng để quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ. Còn PR lại chú trọng vào việc người khác nói gì về mình.

Một công ty tự nói về mình chắc chắn sẽ phải tốn phí nhưng nếu có định hướng PR tốt thì công ty sẽ được nhiều người cho các nhận định tốt hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn phải trả tiền thuê những kênh truyền thông hay những người có ảnh hưởng nói tốt về sản phẩm thì đó là Quảng cáo chứ không phải PR. Còn khi bạn thấy những người hoàn toàn xa lạ khen doanh nghiệp/tổ chức/thương hiệu của mình trên các kênh truyền thông thì đó là kết quả của PR.

Và một chiến dịch Marketing đòi hỏi vừa cần đầu tư chi phí vào quảng cáo; cũng vừa cần được nhiều khách hàng, cơ quan báo chí… khen ngợi thì mới có thể thành công.

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 3/9 – Sài Gòn dưới trào Nguyễn Ánh

Thật ra, khó mà tóm tắt trong vài câu ngắn gọn và đầy đủ về điển tích chung quanh thành và đất Sài Gòn. Muốn hiểu vấn đề này, phải...

Nguyên nhân tục đốt vàng mã.

Ở đời, cái gì cũng phải có nguyên nhân mới có kết quả, tục đốt vàng mã cũng vậy. Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng: tục chôn...

Bộ ảnh miền Trung những năm 70

Những bức ảnh cho ta thấy một miền Trung với những cảnh sinh hoạt bình dị của người dân trên dải đất đầy nắng và gió. Miền Trung thường được...

Quốc Ngữ Và Nỗ Lực “Thoát Hán” Của Các Vua Nhà Nguyễn

Tìm hiểu lịch sử là công việc vô cùng thiết yếu vì có hiểu người xưa, có hiểu được lịch sử mới hiểu được vận mệnh nước nhà mà khôi...

Khoa cử ở Nam Kỳ dưới triều Nguyễn

Kỳ thi Hương đầu tiên dưới triều Nguyễn vào năm 1807 chỉ dành cho sĩ tử ở xứ Đàng Ngoài trước đây, lấy đậu 61 cử nhân. Ưu ái và vỗ...

Nghi án lấy vua Gia Long và đầu độc hoàng đế Quang Trung của công chúa Lê Ngọc Hân

Cuộc đời của Ngọc Hân tài sắc từ lúc còn là công chúa đất Thăng Long đến khi làm Bắc cung Hoàng hậu Phú Xuân không hề bình lặng. Khi...

Đặt gạch có nghĩa là gì?

Từ “đặt gạch” từ này bắt nguồn từ thời bao cấp, người Việt Nam phải xếp hàng chờ cấp phát nhu yếu phẩm theo tem phiếu. Khi cần đi đâu...

Tàu thuyền Trung Quốc dưới thời Gia Tĩnh triều Minh

Một tác phẩm của Trung Quốc tuy xa lạ đối với người Việt Nam, nhưng nếu nghe qua tên tác gỉả thì hầu như ai cũng biết. Tác phẩm có...

Nguồn gốc lịch sử tên gọi Phù Tang của đất nước Nhật Bản

Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta...

Ảnh tư liệu quý giá về tết Trung thu ở Hà Nội năm 1926

Xưởng làm bánh Trung thu trên phố Hàng Đường, con tò he bằng bột gạo, đồ chơi bằng thiếc ở phố Hàng Thiếc… là loạt ảnh đặc sắc về Tết...

Sài Gòn 1967 sinh động và đầy sắc màu

Dưới góc nhìn của Bill Mullin – một nhân viên chính phủ Mỹ, Sài Gòn năm 1967 hiện lên như một thành phố sinh động và đầy sắc màu. Đại...

Ảnh độc về nội thất Dinh Độc Lập đầu thế kỷ 20

Khám phá nội thất tráng lệ của Dinh Độc Lập thập niên 1920 qua loạt ảnh tư liệu của người Pháp. Dinh Toàn quyền hay Dinh Norodom tại Sài Gòn...

Exit mobile version