Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hơn 60 lý do du học sinh bị từ chối nhập cảnh trở lại Mỹ

Theo Luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ, có hơn 60 lý do để từ chối cho nhập cảnh, bao gồm sức khỏe, phạm tội, an ninh, giấy tờ công việc, các cáo buộc cộng đồng, nhập cảnh phi pháp, vi phạm luật di dân v.v… đều là những điểm quan trọng được xem xét.

Mùa nhập học năm nay . Đã có hơn 10 du học sinh Đại lục bị từ chối nhập cảnh vào Mỹ

Trước thềm khai giảng của các trường Đại học ở Mỹ, tại sân bay quốc tế Los Angeles, hơn 10 du học sinh từ Đại lục bị từ chối nhập cảnh và phải hồi hương về Trung Quốc, visa du học 5 năm bị hủy bỏ. Một số những người trong cuộc cho biết họ bị giữ lại thẩm vấn ở hải quan hơn 10 giờ, thậm chí là 20 giờ đồng hồ.

Một nhân viên hải quan giấu tên cho biết vào mùa cao điểm khi các sinh viên quay lại trường, quả thật là phải tốn nhiều thời gian hơn để kiểm tra.

Theo báo tiếng Trung hải ngoại đưa tin, luật sư Hoa Cường lo về thủ tục di trú ở Los Angeles cho biết từ ngày 11/8 đến 21/8, cô liên tục nhận được báo cáo từ các du học sinh Đại lục, các du học sinh này bay từ Trung Quốc đến sân bay quốc tế Los Angeles và chuẩn bị nhập cảnh thì bị nhân viên hải quan liên bang giữ lại thẩm vấn, sau đó bị từ chối cho nhập cảnh.

Vào tuần trước, có một nam sinh viên đến từ Bắc Kinh cùng 11 sinh viên khác đến từ Trung Quốc quay lại Mỹ để nhập học lại, họ không chỉ bị giữ lại ở hải quan sân bay quốc tế Los Angeles nhiều giờ đồng hồ, mà còn bị tước đi giấy chứng nhận I-20, cuối cùng toàn bộ bị trục xuất.

Theo Luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ, có hơn 60 lý do để từ chối cho nhập cảnh, bao gồm sức khỏe, phạm tội, an ninh, giấy tờ công việc, các cáo buộc cộng đồng, nhập cảnh phi pháp, vi phạm luật di dân v.v… đều là những điểm quan trọng được xem xét.

Hơn 10 du học sinh Đại lục bị từ chối nhập cảnh vào Mỹ tại sân bay quốc tế Los Angeles. (Ảnh minh họa/cbp.gov)

Du học sinh hễ nói dối là sẽ bị trục xuất, chuyển trường và dạy tennis cũng sẽ bị tra hỏi

Trong số đó có một nam sinh viên ngồi chuyến bay của hãng China Eastern đến sân bay quốc tế Los Angeles vào lúc 8 giờ tối ngày 11/8, khi nam sinh này chuẩn bị nhập cảnh thì bị một nhân viên hải quan gốc Á giữ lại thẩm vấn. Trong vòng 10 giờ đồng hồ, lại có lần lượt 2 nhóm hải quan hỏi cậu rất nhiều câu hỏi.

Theo lời người trong cuộc, đầu tiên nhân viên hải quan hỏi cậu vì sao lại phải chuyển trường, việc học liệu có phải có vấn đề gì hay không. Du học sinh này trả lời rằng vì mình thích nên chuyển từ trường đại học tư thục khá lớn sang một trường nhỏ hơn.

Nhân viên hải quan lại hỏi liệu cậu có làm thêm bất hợp pháp bằng việc dạy tennis hay không, việc dạy này có thu phí hay không? Du học sinh này nói rằng đánh tennis là sở thích cá nhân, bởi vì đánh tốt nên bình thường có một vài người bạn cùng đánh, hoàn toàn không thu phí, chỉ là họ tự nguyện mời cậu đi ăn cơm thôi.

Nam sinh này cho hay, cuối cùng cậu bị buộc phải cởi quần áo, đến mức chỉ còn một cái quần để khám xét. Sau cùng cậu thừa nhận rằng mình từng nhận được 3 lần tiền dạy đánh tennis. Nhân viên hải quan đã hủy visa du học sinh của cậu này và cấm nhập cảnh trong vòng 5 năm.

Không chỉ có vậy, cuối cùng hải quan nói với du học sinh này rằng cậu bị từ chối cho nhập cảnh vào Mỹ và phải quay về nước, tiền vé quay về 800 USD do cậu phải tự chi trả. Không lâu sau, có một người dường như là nhân viên của hãng hàng không đã nhận được tiền nên nam sinh này được về nước vào ngày hôm sau .

Một du học sinh Đại lục khác thì đến sân bay quốc tế Los Angeles vào ngày 19/8 để chuẩn bị quay lại trường thì cũng bị từ chối cho nhập cảnh. Phụ huynh của người này cho biết, con của họ bị giữ lại ở hải quan, sau một khoảng thời gian dài mất liên lạc với bố mẹ, em này đã bị đưa về nước 2 ngày sau đó.

Luật sư Hoa Cường cho hay, theo cô được biết thì hai du học sinh này đều đã du học ở Mỹ được một thời gian và hoàn toàn không phải là lần đầu tiên đến Mỹ, họ luôn đi học bình thường, không hề bỏ học hay gặp tình trạng điểm số thấp hoặc gian lận thi cử v.v…

Có hơn 60 lý do để từ chối cho nhập cảnh

Theo một nhân viên hải quan giấu tiên cho biết, vào mùa cao điểm khi các sinh viên quay lại trường, việc kiểm tra đối với các du học sinh vào Mỹ quả thật sẽ mất nhiều thời gian hơn. Theo Luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ, có hơn 60 lý do để từ chối cho nhập cảnh, bao gồm sức khỏe, phạm tội, an ninh, giấy tờ công việc, các cáo buộc cộng đồng, nhập cảnh phi pháp, vi phạm luật di dân v.v… đều là những điểm quan trọng được xem xét.

Người này nhấn mạnh rằng việc kiểm tra này hoàn toàn không hề nhắm vào du học sinh Trung quốc, mà là đối với tất cả các du học sinh quốc tế. Lịch sử cuộc gọi điện thoại thường có thể tiết lộ rất nhiều thông tin, bao gồm làm thêm trái pháp luật, vừa học vừa làm, ví dụ như địa chỉ nơi sinh sống cách trường hơn 2 giờ đồng hồ, căn bản có thể nghi ngờ liệu người này có thật sự đi học hay không?

Chính sách cấm đạo Công giáo thời Minh Mạng

Bắt đầu từ năm 1825 trở đi thực dân Pháp tăng cường xâm nhập vào Việt Nam dưới mọi hình thức trong đó có hình thức truyền đạo. Hoạt động...

Nên nhìn nhận vấn đề ly hôn như thế nào?

Nhiều cụ cao tuổi thường phàn nàn: Thời này bọn trẻ yêu nhau quá dễ dàng nên bỏ nhau cũng dễ. Ngược lại lớp trẻ lại cho rằng: Ngày xưa...

Toàn cảnh Hà Nội một thế kỷ trước nhìn từ máy bay

Những hình ảnh này được thực hiện ở Hà Nội trong khoảng năm 1926 – 1951 từ máy bay quan trắc của Pháp. Cầu Long Biên năm 1951. Phố Paul...

Sơ lược về lịch sử các dòng họ ở Việt Nam

Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác các dòng họ ở Việt Nam. Theo tài liệu của người Pháp – Pierre Gourou (1930) – thì ở Việt...

Tạ ơn tiếng hát khai tâm – Thái Thanh

Trong những món quà mà tạo hoá đã ban tặng riêng cho người Việt, thật không thể không nghĩ đến tiếng hát Thái Thanh. Gần một thế kỷ của đời...

Hình ảnh mãng xà hiếm thấy trên Cửu đỉnh nhà Nguyễn

Trên Cửu đỉnh của triều Nguyễn có khắc 153 hoạ tiết về các cảnh vật về thiên nhiên đất nước con người Việt Nam từ đất liền đến hải đảo...

Đại Nhảy Vọt

Đại Nhảy Vọt (Great Leap Forward) là một chiến dịch được phát động trong giai đoạn 1958 -1961 bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là Mao Trạch...

Việt Nam năm 1994 qua ống kính của Ulrich Baumgarten

Góc phố Hàng Đào – Cầu Gỗ ở Hà Nội, Công trường Lam Sơn ở TP HCM, trên sân ga Đà Nẵng…. là loạt ảnh quý về Việt Nam năm...

Món Ăn Đường Phố

Mỗi lần đi du lịch một nước nào đó, tôi thích thử những món ăn của nước đó, nhất là những món ăn được bày bán trên đường phố. Thật...

10 ẩn số không có lời giải trong lịch sử Việt Nam

Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam tồn tại nhiều uẩn khúc mà có thể hậu thế sẽ không bao giờ giải đáp được. Các vua Hùng...

Nhìn về đường cố lý

“Sài Gòn, Một góc ký ức và bây giờ” tái bản và được bổ sung một số bài. Cả thảy 24 bài. 24 cửa sổ mở vào 24 hướng. Trong đó...

Vì sao nói Chim sa cá lặn?

Khi nói về đàn bà đẹp, người Việt dùng thành ngữ “chim sa cá lặn”. Phải chăng xuất phát từ một thành ngữ Trung Hoa? (Hoàng Thị Lan, Liên Chiểu,...

Exit mobile version