Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thi Quốc Tịch Mỹ: Cần Những Gì?

Thi quốc tịch Mỹ là một kì thi quan trọng đối với hầu hết các Thường trú nhân. Bởi sau 5 năm (hoặc lâu hơn) nhập cảnh Mỹ theo dạng định cư, kì thi này sẽ giúp họ chính thức trở thành công dân Mỹ. Vậy thi quốc tịch Mỹ: Cần những gì?

Thi quoc tich My can nhung gi hinh anh 1

Thi Quốc Tịch Mỹ: Cần Những Gì?

Trên bước đường trở thành công dân Mỹ, trước hết, bạn cần biết những điều kiện của người định cư khi đăng kí thi nhập quốc tịnh Mỹ: phải là Thường trú nhân Mỹ, có Thẻ xanh ít nhất 5 năm (cần ở Mỹ 2.5 năm) hoặc 3 năm (cần ở Mỹ 18 tháng) nếu kết hôn với 1 công dân Mỹ; 18 tuổi trở lên, trừ khi được miễn vì đang ở trong quân đội Hoa Kỳ; phải có đạo đức tốt, không vi phạm luật hình sự như khai gian, trộm cắp, bị trục xuất, dùng giấy tờ giả, đánh bài bất hợp pháp, buôn bán chất cấm…; phải có kiến thức Anh ngữ và hiểu biết về lịch sử, chính quyền Hoa Kỳ và trung thành với Hiến Pháp, sẵn sàng gia nhập quân đội Hoa Kỳ

Khi đã có đủ các điều kiện trên, bạn hãy chuẩn bị những giấy tờ sau:

Đơn nhập tịch

Đơn nhập tịch là đơn N-400. Mẫu đơn này có thể được tải về hoặc điền trực tiếp tại trang web của Sở Di Trú www.uscIS.gov.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gọi cho CIS National Customer Service Cetner (Trung Tâm Dịch Vụ Khách Hàng Quốc Gia) trả lời một vài câu hỏi rồi yêu cầu họ gởi mẫu đơn N-400 qua đường bưu điện. Các tổ chức cộng đồng trong khu vực bạn ở cũng có thể cung cấp mẫu đơn này. Tuy nhiên, khi đã có mẫu đơn trong tay, bạn cần kiểm tra xem đó có phải là phiên bản mới nhất. Những mẫu đơn cũ sẽ không được chấp nhận.

Các giấy tờ nộp chung với đơn N-400

Nếu thi theo diện Thường trú nhân 5 năm thì bạn cần copy Thẻ xanh (cả 2 mặt), thẻ An Sinh Xã Hội, bằng lái hoặc ID tiểu bang nơi sinh sống và 2 tấm hình màu cỡ 2.5×2.5 inches, chụp thẳng mặt. Ngoài ra, nếu là nam giới từng cư ngụ tại Hoa Kỳ từ năm 18 – 26 tuổi, cần nộp kèm theo thông tin đã đăng ký quân dịch với Selective Service.

Nếu thi theo diện 3 năm, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ như trên của diện Thường trú nhân và kèm thêm các giấy tờ sau: Giấy kết hôn của 2 vợ chồng, bằng quốc tịch của vợ hoặc chồng, giấy khai sinh của 2 vợ chồng, giấy khai sinh con chung (nếu có), hình chụp chung 2 vợ chồng và con (nếu có), đơn xác nhận ly hôn (nếu có) và các chứng từ có tên chung 2 vợ chồng cùng địa chỉ hiện tại (chẳng hạn như Bank Statement, chứng từ Bảo Hiểm, School Transcript, Cùi check lương, Giấy thuế, hóa đơn nhà, điện, nước…).

Hãy chuẩn bị tất cả các giấy tờ cần thiết

Trình độ Anh ngữ khi thi nhập quốc tịch Mỹ

Đôi khi tiếng Anh trở thành đòi hỏi khó khăn đối với nhiều người nhập cư thi quốc tịch Mỹ. Do đó, cần nắm rõ 3 phần thi sau:

– Phần 1: Oral test (Thi vấn đáp)

Có tất cả 100 câu hỏi vấn đáp, bao hàm 3 đề mục: American Government (Công Quyền Hoa Kỳ), American History (Lịch Sử Hoa Kỳ) và Integrated Civics (Tổng Hợp về Kiến Thức Công Dân).

Ứng viên sẽ được hỏi 10 câu trong 100 mẫu câu vấn đáp. Chỉ cần trả lời đúng 6/ 10 câu là được chấm đậu.

Bạn có thể tham khảo 100 câu hỏi thi quốc tịch mỹ:

http://ibid.vn/dinh-cu-my/thong-tin-su-kien/201410/100-cau-hoi-thi-quoc-tich-my-moi-nhat/

– Phần II: Written Test (Thi viết)

Nhân viên Sở Di Trú sẽ đọc một câu Anh ngữ mẫu bất kỳ (mẫu câu đơn giản) và yêu cầu ứng viên viết ra.

– Phần III: Reading (Đọc)

Nhân viên Sở Di Trú đưa cho ứng viên một đoạn văn mẫu ngắn (mẫu đoạn văn đơn giản). Ứng viên đọc to cho nhân viên này nghe.

Ngoài 3 phần thi chính thức trên, ứng viên còn được hỏi về nội dung đơn N-400 đã nộp, để kiểm tra thông tin cá nhân, đồng thời, trả lời đúng 5 trong số 39 câu hỏi “General Questions” trong “Part 10″ của đơn N-400.

Nếu không vượt qua bài kiểm tra này, bạn có thể đăng kí tham gia phỏng vấn lần 2.

Đôi khi tiếng anh cũng trở thành vấn đề khó khăn

Điều kiện miễn giảm cho thành phần đặc biệt

Các trường hợp được miễn thi bằng tiếng Anh phải thi bằng ngôn ngữ mẹ đẻ và được phép mang thông dịch viên để kiểm tra phần kiến thức về lịch sử và chính quyền. Trường hợp được miễn giảm trong luật nhập Quốc tịch Mỹ bao gồm các đối tượng sau:

– Trên 50 tuổi và là Thường trú nhân đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 20 năm.

– Trên 55 tuổi và là Thường trú nhân đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 15 năm.

– Trên 65 tuổi và là Thường trú nhân đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 20 năm. Diện này sẽ được xem xét đặc biệt khi thi về lịch sử và chính quyền Hoa Kỳ.

Đối với những trường hợp bị khuyết tật, không thể đến nơi phỏng vấn thì có thể được sắp xếp một cuộc phỏng vấn đặc biệt. Đó phải là những trường hợp khuyết tật nghiêm trọng về thể chất, tinh thần hoặc trong quá trình phát triển khiến ứng viên không học được tiếng Anh hoặc không chứng minh được các kỹ năng tiếng Anh.

Người có tiền đồ là người có đại khí

Tiền đồ, sự nghiệp và hoàn cảnh tương lai của một người là có thể nhìn ra được. Vậy làm thế nào để xem xét tiền đồ tương lai của...

Nhất ngôn cửu đỉnh – Cửu đỉnh là gì?

Mọi người ắt hẳn đều biết ý nghĩa của câu thành ngữ “Nhất ngôn cửu đỉnh”, ý chỉ rằng lời nói hết sức có trọng lượng. Vào thời cổ đại,...

Toán Thơ, Thơ Toán trong Dân Gian

Có những người không thích Toán cho mấy, nên đã phán rằng Toán Học là khô khan, vì những đẳng thức, phương trình gồm toàn những ký hiệu cộng trừ...

Cách mạng Văn hóa

Cách mạng Văn hóa (Cultural Revolution), với tên gọi đầy đủ là Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, là một trong những chiến dịch tuyên truyền lớn nhất và...

Ký ức về đoàn hát Kim Chung

Trước 1954 đoàn Kim Chung thành lập ở ngoài Bắc, cũng là một đoàn hát có bề thế, nổi tiếng, chủ nhân là ông Trần Viết Long, một công tử...

Lăng Ông và Mả Ngụy

Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù...

Bách Việt và cơ sở thống nhất của cộng đồng Bách Việt

Dân tộc Việt ngày nay, là dân tộc duy nhất trong vùng Đông Á còn giữ được tên gọi Việt trong tên dân tộc và đất nước của mình, nhưng...

Tha-La một địa danh lịch sử

Trên đường từ thành phố Sài Gòn đi tới cửa khẩu Mộc-Bài theo quốc lộ 22A, qua khỏi khu công nghiệp hiện đại Trảng-Bàng là đến trung tâm thương mại...

Cuộc sống ở vùng đất Châu Đốc năm 1931

Cùng xem loạt ảnh tư liệu quý giá về con người và cảnh vật ở tỉnh Châu Đốc năm 1931, được nhiếp ảnh gia Pháp Gabriel Monod-Herzen (1899 – 1983)...

Kế sinh nhai trên phố phường Việt Nam năm 1900

Những hình ảnh dưới đây được giới thiệu trong một ấn phẩm có tiêu đề “Bắc Bộ 1900” (Le Tonkin eu 1900) được xuất bản nhân triển lãm thế giới...

Về Chữ “Bậu”

"Bậu" là tiếng dân dã, tiếng thân yêu của vùng Tây Nam bộ chúng tôi. Mỗi lần nghe ai nói, hoặc gặp trong thơ văn là lòng tôi cảm thấy bồi...

Mùa thu trong ca khúc của nhạc sĩ Đặng Thế Phong

Đặng Thế Phong là một nghệ sĩ khá đặc biệt của làng tân nhạc Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ XX. Sự nghiệp âm nhạc của ông chỉ vỏn...

Exit mobile version