Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thủ tục phỏng vấn

THỦ TỤC PHỎNG VẤN VỚI LÃNH SỰ QUÁN HOA KỲ:

Phỏng vấn thị thực định cư được tiến hành tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành phố Hồ Chí Minh (Số 4 Lê Duẩn, Q.1, Hồ Chí Minh).  Khi đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ, Quý vị sẽ phải:

  1. Đi qua cổng an ninh
  2. Lấy dấu vân tay
  3. Nộp đầy đủ các giấy tờ được yêu cầu và trả lời một số câu hỏi cơ bản
  4. Dự phỏng vấn với viên chức Hoa Kỳ

CHUẨN BỊ CHO BUỔI PHỎNG VẤN:

1. Hoàn thành kiểm tra sức khỏe và chích ngừa

Tẩng 12A, Tòa nhà CMC, Duy Tân, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy

Tel: (84-4) 37366258 – Ext 127/ 3795 5884/ 3795 5885

Website: http://www.iom.int.vn

Bác sĩ phụ trách khám cho đương đơn sẽ trao đổi với đương đơn về kết quả khám sức khoẻ và các yêu cầu điều trị cần thiết.  Đương đơn phải tiến hành điều trị tại các phòng khám do Lãnh sự quán chỉ định khi được yêu cầu.

2. Chích ngừa:

Sau khi hoàn tất việc khám sức khoẻ, đương đơn được yêu cầu đi chích ngừa.  Lệ phí chích ngừa tuỳ thuộc vào độ tuổi của đương đơn và các loại chích ngừa được yêu cầu.  Đương đơn cần đem theo tất cả hồ sơ chích ngừa trước đó khi đến một trong hai địa chỉ sau:

3. Hoàn tất giấy tờ cần thiết cho buổi phỏng vấn:

*** Hình thị thực: Hai (2) hình màu đúng quy cách chụp trong vòng 6 tháng của mỗi đương đơn.
*** Thư mời phỏng vấn: Khi đến Lãnh sự quán, đương đơn trình thư mời phỏng vấn này cho nhân viên bảo vệ để vào cổng và nộp thư mời cho nhân viên phòng Lãnh sự để nhận số thứ tự.

*** Trang xác nhận của mẫu đơn điện tử DS-260: Vui lòng mang theo Trang xác nhận của mẫu đơn điện tử DS-260 đến buổi phỏng vấn.

*** Chứng minh nhân dân: Bản chính và bản sao.

*** Hộ chiếu: Bản chính và bản sao. Hộ chiếu phải có hiệu lực ít nhất 8 tháng kể từ ngày cấp thị thực. Chúng tôi yêu cầu mỗi đương đơn nộp một bản sao hộ chiếu riêng, kể cả trẻ em sử dụng chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ.

*** Hộ khẩu: Bản chính và bản sao.

*** Giấy khai sinh: Bản chính và bản sao giấy khai sinh của người bảo lãnh và của mỗi đương đơn có tên trên hồ sơ

*** Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Bản chính và bản sao: Giấy chứng nhận kết hôn (nếu đương đơn đã kết hôn.)

*** Bản chính và bản sao: Bằng chứng hợp pháp về việc chấm dứt hôn nhân trước đây của đương đơn như: Giấy ly hôn hoặc Giấy chứng tử của vợ/ chồng cũ (nếu có).

*** Bản chính và bản sao: Bằng chứng hợp pháp về việc chấm dứt hôn nhân trước đây của người bảo lãnh như: Giấy ly hôn hoặc Giấy chứng tử của vợ/ chồng cũ (nếu có).

*** Bản chính Lý lịch tư pháp số 2: Lý lịch tư pháp số 2 được cấp trong vòng một năm bởi Sở Tư Pháp tỉnh/ thành phố nơi đương đơn đang sinh sống hoặc nơi đương đơn cư trú hợp pháp theo Hộ khẩu, được yêu cầu đối với mỗi đương đơn từ 16 trở lên.

*** Bản chính Lý lịch tư pháp nước ngoài : Đối với đương đơn từ 16 tuổi trở lên, phải nộp bản chính lý lịch tư pháp được cấp bởi tất cả các quốc gia nơi đương đơn đã cư trú ít nhất một năm kể từ khi đủ 16 tuổi.

*** Hồ sơ tiền án tiền sự: Bản chính và bản sao (nếu có): Các đương đơn từng bị kết án phải nộp bản sao có công chứng của mỗi án tích và bất kỳ án tù nào, cho dù sau đó đương đơn được hưởng những ân xá hay bất kỳ hình thức khoan hồng nào khác. Các án tích cần bao gồm đầy đủ thông tin về các tình tiết liên quan đến việc phạm tội của đương đơn và phán quyết của toà, bao gồm bản án, hình phạt hay các hình thức phạt tiền mà người bị kết án buộc phải thi hành.

*** Hồ sơ quân đội: Bản sao (nếu có): Các đương đơn đã từng phục vụ trong quân đội ở bất kỳ quốc gia nào đều phải nộp 1 bản sao hồ sơ quân đội của mình.

*** Kết quả kiểm tra sức khoẻ: Sau khi hoàn tất việc khám sức khỏe, đương đơn sẽ nhận được kết quả khám sức khỏe trong một phong bì đã niêm phong. ĐƯƠNG ĐƠN KHÔNG ĐƯỢC MỞ PHONG BÌ NÀY. Vui lòng đem theo phong bì niêm phong có kết quả khám sức khỏe đến buổi phỏng vấn xin thị thực.

 Hồ sơ bảo trợ tài chính: Người bảo lãnh hoặc (những) người đồng bảo trợ phải điền đầy đủ thông tin, ký tên và nộp bản gốc Hồ sơ bảo trợ tài chính (Mẫu I-864) cho mỗi đương đơn chính và một bản sao cho mỗi đương đơn phụ thuộc sẽ cùng đi đến Mỹ với đương đơn chính. Mỗi bản gốc mẫu đơn I-864 phải đi kèm với giấy thuế hoàn chỉnh của năm gần nhất. Tốt hơn hết là nộp bản khai thuế thu nhập do Sở Thuế Liên Bang (IRS) cấp (trước đây là mẫu 1722). Tuy nhiên, mẫu W-2 và bản khai thuế liên bang (mẫu 1040), bao gồm đầy đủ các trang thuế liên quan có thể được chấp nhận trong một vài trường hợp. Nếu mẫu I-864 do người đồng bảo trợ nộp, người đồng bảo trợ này phải nộp thêm bằng chứng về tình trạng cư trú hợp pháp của người đồng bảo trợ như: bản sao giấy khai sinh, hộ chiếu Hoa Kỳ, giấy chứng nhận nhập quốc tịch Hoa Kỳ hoặc thẻ thường trú nhân

*** Bằng chứng về mối quan hệ: Đương đơn cần chuẩn bị toàn bộ bằng chứng để chứng minh mối quan hệ của đương đơn với người bảo lãnh và với các thành viên phụ thuộc trong gia đình đi cùng (nếu có).  Diện bảo lãnh vợ/chồng: Vui lòng đề tên, ghi rõ từng mục theo trình tự thời gian và phân thành hai nhóm: trước và sau khi kết hôn. Bằng chứng có thể bao gồm nhưng không giới hạn các hình ảnh, thư từ, hoá đơn điện thoại và những bằng chứng có liên quan khác để chứng minh với viên chức lãnh sự về mối quan hệ thực sự của đương đơn với người bảo lãnh. Xin lưu ý là đương đơn phải lấy hình ảnh ra khỏi album và chỉ mang theo những hình ảnh rời.

*** Nếu hồ sơ được chấp thuận, quý vị sẽ nộp hộ chiếu và đăng ký địa chỉ với dịch vụ EMS.  Lãnh sự sẽ in thị thực lên hộ chiếu của Quý vị. Quy trình in thị thực và chuyển phát hộ chiếu có dán thị thực đến Quý vị sẽ mất khoảng hai tuần. Quý vị không phải đóng thêm phí chuyển phát thị thực.

Nếu hồ sơ không được chấp thuận, viên chức phỏng vấn sẽ cấp cho Quý vị giấy từ chối OF-194 (“giấy xanh”) hướng dẫn các bước tiếp theo cần thực hiện để hoàn tất hồ sơ của Quý vị.

Họa sĩ Tạ Tỵ hồi ức về nữ danh ca Thái Thanh

Tôi hỏi, ban hợp ca gồm có những ai? Duy nói, toàn anh em trong gia đình cả, như Thái Hằng, Phạm Đình Viêm (tức Hoài Trung), Phạm Đình Chương...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương ba: Thí sinh

Thời Hậu Lê và thời Nguyễn, điều lệ dự thi Hội phần nhiều đại khái cũng như thi Hương nghĩa là không hạn tuổi tác nhưng cấm phụ nữ, con...

Nổi cơn Tam Bành nghĩa là gì?

Nổi cơn Tam Bành là gì? Trong văn chương, Nguyễn Du có lẽ là người đầu tiên sử dụng chữ Tam Bành.  Cụ thể trong tác phẩm Truyện Kiều, Tú...

Sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc

Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách...

Vụ trộm bức tranh Mona Lisa đã được giải mã như thế nào?

Đã có nhiều đánh giá cho rằng, nhờ vụ trộm nổi tiếng này mà bức họa Mona Lisa được cả thế giới biết đến. Ngày 21/8/1911, bức họa Mona Lisa...

Bánh Mì Sài Gòn Chấm Xì Dầu Đức

Bánh mì Sài Gòn nổi tiếng ngon nhất là bánh mì lò Trần Quang Khải, Q.1, gần ngã năm Trần Quang Khải, Nguyễn Hữu Cầu, Trần Khát Chân và Nguyễn...

Nguồn gốc lịch sử tên gọi Phù Tang của đất nước Nhật Bản

Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta...

Âm và chữ “trát” 鍘

Trong phim “Bao Thanh Thiên”, khi đến phần xử trảm các phạm nhân, có các loại bàn xắt thuốc, xắt cây có mang hình đầu rồng, đầu cọp và đầu...

Văn nghệ đứng đường

Một nhà làm báo tuyên bố : “Tôi không dám dùng lối diễn tả bằng văn nghệ nữa, vì văn nghệ là một thứ đại xa xí phẩm rất khó...

Bá Đa Lộc có cứu sống Nguyễn Ánh?

Về công trạng của Bá Đa Lộc đối với vua Gia Long, có hai điểm được hầu hết các sử gia thuộc địa hết sức đề cao: 1- Mặc dù...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Lạc bước giang hồ

Trước khi lạc bước giang hồ, nhớ khi tôi vẫn là con nhà gia giáo, tía má tôi lấy nho phong, đạo đức làm nề. Có ngờ đâu khi trái...

Nguồn gốc câu “Lạy ông tôi ở bụi này”

“Lạy ông tôi ở bụi này” hay “lạy ông con ở bụi này”, “lạy thầy con ở bụi này” là một thành ngữ rất quen thuộc, dùng để nói về...

Exit mobile version