Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

6 thói quen hàng triệu người đang làm sai mỗi ngày không hề nhận ra

Đây đều là những thói quen cực gần gũi mà bạn vẫn vô tình làm sai hàng ngày nhưng lại không hề biết chúng gây hại như thế nào.
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên thực hiện nhiều việc theo thói quen của mình mà không hề hay biết liệu điều đó đúng hay sai.

Hãy cùng điểm lại vài thói quen phổ biến mà nhiều người vẫn thường nhầm lẫn này.
1. Lăn khử mùi vào buổi sáng, trước khi đi ra ngoài
Nói thử xem, có phải bạn thường dùng lăn khử mùi vào buổi sáng, sau khi tắm hay trước khi cần ra ngoài phải không.

Nhưng đây thật sự là 1 thói quen sai lầm. Bởi chất khử mùi sẽ khiến vùng da dưới nách bị ẩm ướt, dễ phát sinh vi khuẩn, làm phần nách áo bị ố vàng.


Cùng với đó, mồ hôi thường tiết ra nhiều hơn vào buổi sáng thế nên việc bạn bít kín lỗ chân lông bởi dung dịch lăn khử mùi không có hiệu quả mấy, ngược lại chất khử mùi dễ bị trôi mất hơn.
Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất là bạn nên sử dụng lăn khử mùi trước khi đi ngủ. Lúc này, các hạt clorua nhôm trong lăn khử mùi sẽ kích thích tế bào tuyến mồ hôi mở ra, khuếch tán sâu, giảm lượng mồ hôi, nhờ đó giữ cho vùng da dưới cánh tay khô thoáng, không có mùi mồ hôi lâu hơn.
2. Không đậy nắp bồn cầu khi giật nước

Nếu bạn vẫn có thói quen hồn nhiên giật nước mà không đậy nắp bồn cầu thì hãy thay đổi đi nhé.

Bởi mỗi lần xả nước mà không đậy nắp, dòng nước xả sẽ “bắn” chất thải, vi trùng vào không khí, khiến chúng bám vào vật dụng nhà tắm như bàn chải đánh răng, khăn mặt… tạo ra mầm bệnh, gây nguy hiểm cho bạn đó.
3. Ho mà không che chắn cẩn thận
Bạn vẫn được khuyên rằng mỗi khi ho, hắt hơi thì cần lấy tay che miệng, mũi lại phải không? Nhưng bạn có hay thói quen này lại không hoàn toàn đúng?
Lý do là vì, khi bạn ho hay hắt hơi, có từ 2.000 – 5.000 tia nước nhỏ li ti được bắn ra từ miệng bạn. Mỗi giọt chứa trung bình 100.000 con vi khuẩn, tạo áp lực phóng ra với tốc độ khoảng 160km/h.

Nếu đơn thuần bạn chỉ lấy tay che miệng lại, bạn đã vô tình nhân số vi khuẩn này lên gấp bội vì tay bạn cũng tồn tại cả nghìn vi khuẩn mà.
Cách đúng đắn nhất đó là dùng khăn giấy để che miệng lại, hoặc nếu không có khăn giấy ở đó, cách đơn giản nhất là bạn nên hắt hơi vào khuỷu tay hoặc phần cánh tay trên. Nó sẽ giúp giảm thiểu việc lây lan vi trùng.
4. Nằm sấp khi ngủ
Bạn thường nằm sấp khi ngủ không? Nếu có thì sửa ngay đi nhé, bởi tư thế này sẽ tạo áp lực lên các khớp xương và các cơ, gây nên tâm lý bực dọc, đau đớn, đau dây thần kinh tọa và tê người.

Không những thế, nằm sấp còn khiến xương sống vốn cong tự nhiên bị duỗi thẳng ra, đầu, cổ cũng phải xoay sang 1 bên, nên mỗi khi thức dậy bạn chắc chắn sẽ cảm thấy mỏi, ê nhức cổ.
Và cách tốt nhất đó là bạn nên nằm nghiêng khi ngủ nhé!
5. Mở chân bàn phím máy tính để gõ
Khi học cách gõ bàn phím, bạn được khuyên rằng phải mở rộng những cái “chân” nhỏ ở dưới bàn phím để có thể xem và sử dụng phím tốt hơn.

Tuy nhiên, bạn nên ngừng sử dụng những cái “chân” đó ngay lúc này bởi chúng có thể làm cho cổ tay của bạn bị mỏi và đau sau khi phải gõ bàn phím trong khoảng thời gian dài đó.
6. Cầm vô lăng tay lái
Đừng tưởng việc nắm vô lăng tay lái sao cũng được bởi chúng còn cứu nạn bạn khi khẩn cấp đó.

Nơi an toàn nhất để đặt tay là ở phần giữa vô lăng (như trong hình trên). Lý do là vì vị trí này không làm cản trở túi khí bảo vệ mở ra, do đó bảo vệ được đầu và cơ thể bạn.

Những điều người Việt có thể học người Hoa

Giống là vậy, thế nhưng nhìn cho kĩ, nhiều điều của xứ Hoa vẫn cứ khác xứ Việt.  Nếu bạn gặp ai lần đầu ở xứ lạ, mà người đó...

Cụm từ “Ba gai” có ý nghĩa gì?

"Ba gai" được hiểu là để chỉ tính cách hung hăng, bướng bỉnh, thích gây gổ. Ở nhiều nơi từ này còn dùng để chỉ người manh múng, lươn lẹo,...

Kẹt xe ngày trước ở Sài Gòn

Những khoảnh khắc đẹp của Sài Gòn ở những thập niên trước thật dễ khiến người xem nao lòng. Với nhịp độ hối hả của cuộc sống hiện đại, chúng...

Bánh chưng, bánh giầy là… bánh gì?

Truyện Bánh chưng (ngày nay thường gọi là Bánh chưng, bánh giầy) mà hầu hết người Việt đều biết, được chép trong sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế...

Truyện truyền kỳ Việt Nam, dòng văn hóa, lịch sử chảy mãi trong văn học nước nhà

Dù có nguồn gốc và ảnh hưởng từ Trung Quốc, thậm chí Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản..., nhưng truyện truyền kỳ Việt Nam cũng có một chặng đường, giai...

Cuộc sống ở Hà Nội 2002 qua ảnh

Chừng ấy năm là khoảng thời gian tương ứng với sự chuyển giao một thế hệ. Loạt ảnh Hà Nội năm 2002 do nhiếp ảnh gia người Australia Peter Charlesworth...

Chúa Chổm có thực sự nợ đến ngập đầu?

Người Việt có câu “nợ như Chúa Chổm” để nói về ai đó mắc nợ quá nhiều, câu chuyện về Chúa Chổm cũng chỉ được truyền miệng trong dân gian,...

Vua Tự Đức với việc bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc giai đoạn 1848 – 1878

Trong khoảng thời gian 1848- 1883, thời trị vì của Tự Đức, tình trạng mất ổn định về an ninh quốc phòng đã diễn ra tại một số tỉnh biên...

Sài Gòn tứ đổ tường – Cờ bạc

Một số người Việt, đặc biệt là người Sài Gòn xưa, thường có trong mình dòng máu ‘đỏ đen’ của thần đổ bác. Ngày xưa, các cụ thường ngồi ‘xoa’...

Về Ca Khúc ‘Thư Ngoài Biên Trấn’ (Lời Tình Viết Vội) Của Nhạc Sĩ Giao Tiên

  “Bao năm xuôi ngược khắp miền hành quân ngày đêm Gian lao nhưng lòng vẫn nặng tình yêu núi sông Cho nên nhiều khi biết người yêu nhớ trang...

Một ít khảo cứu chiến tranh ngày xưa không phải tướng đánh với tướng

Trong bài mang cái đầu đề “Người phương Đông ngày xưa đánh nhau thế nào?” đăng ở báo Trung Bắc chủ nhật [a] số 63, tác giả ký là Quán...

Cách dùng họ và tên của các dân tộc Việt Nam

Nguyễn Khôi cho phát hành cuốn Các Dân Tộc Ở Việt Nam Cách Dùng Họ Và Đặt Tên , Nhà Xuất Bản Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội - 2006...

Exit mobile version