Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Các bước sơ cứu kịp thời khi bị kẹt tay vào khe cửa

Chẳng may bị kẹp ngón tay hoặc cả bàn tay khi đóng cửa, hay bị vật nặng rơi vào ngón tay cảm giác sẽ cực kì đau đớn bởi ở các đầu ngón tay và ngón chân là nơi tập trung rất nhiều các đầu mút dây thần kinh và các cơ quan cảm thụ. Do đó, mỗi chúng ta cần phải biết cách sơ cứu kịp thời các trường hợp này để giảm thiểu đau đớn và di chứng.

Ngoài ra, còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình huống, bạn có thể sẽ cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế chuyên nghiệp để ngăn ngừa cơn đau hoặc chấn thương lâu dài. Tuy nhiên, nếu trong một số trường hợp không cần thiết phải đi khám, có những thủ thuật bạn có thể sử dụng để đối phó với cơn đau ngay tại nhà. Mời các bạn cùng tham khảo thứ tự các bước sơ cứu khi bị dập ngón tay trong trường hợp không may dưới đây nhé!

Phần 1: Đối phó với cơn đau

1. Chườm đá vào khu vực bị chấn thương

Vì lý do y tế nên điều đầu tiên bạn cần làm sau khi bị kẹt tay vào khe cửa là chườm đá vào khu vực chấn thương. Tuy nhiên, ngoài lý do y tế, nhiệt độ lạnh của đá sẽ giúp gây tê bàn tay sau khi chườm đá đủ lâu. Mặc dù ban đầu, cái lạnh khắc nghiệt của đá viên có thể sẽ gây khó chịu hoặc đau đớn nhưng bạn nên cố gắng vượt qua và giữ nguyên đá tại vị trí bị chấn thương. Sau đó, bạn sẽ mất dần cảm giác – bao gồm cả cơn đau – tại khu vực được chườm đá.

2. Giữ bình tĩnh

Thông thường, hành động đầu tiên của bạn sẽ là hoảng sợ, nhưng hãy cố gắng bình tĩnh không nên để bản thân bị kích động quá mức. Sự kích động có thể làm tăng quá trình lưu thông máu và dẫn đến tình trạng sưng tấy nguy hiểm hơn. Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra rằng lo lắng sẽ làm tăng thêm sự cảm nhận nỗi đau, mặc dù trên thực tế vấn đề tập trung vào tình trạng đau đớn mãn tính hơn là chấn thương cấp tính. Hơn nữa, việc giữ bình tĩnh sẽ giúp bạn duy trì sự tập trung và quản lý cơn đau trong thời gian ngắn hơn.

3. Uống thuốc giảm đau không cần kê toa (OTC)

Đối với những chấn thương nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể chữa trị chấn thương kịp thời và kê toa thuốc giảm đau nặng hơn cho bạn. Tuy nhiên, đối với tình huống dễ quản lý hơn, các loại thuốc giảm đau không cần kê toa sẽ giúp bạn đối phó với cơn đau một cách nhanh chóng. Thông thường, thuốc giảm đau không cần kê toa có thể là acetaminophen (Tylenol, Panadol, v.v.) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin, v.v.).

4. Tập trung vào hơi thở

Hít thở sâu sẽ giúp bạn giữa bình tĩnh trở lại và hạ thấp nhịp tim. Tập trung vào việc cảm nhận không khí ở từng giai đoạn trong quá trình hô hấp – bạn sẽ cảm nhận được không khí đi vào mũi bạn như thế nào, khi giữ nó trong ngực, khi nó nhanh chóng thoát ra ngoài qua mũi hoặc qua miệng. Hãy tập trung suy nghĩ về những cảm giác này thay cho bất kỳ yếu tố nào khác.

5. Tự gây xao nhãng cho chính mình

Để không suy nghĩ về cơn đau gây khó chịu, bạn nên chú ý đến một tác nhân kích thích khác, thu hút các giác quan như nghe album nhạc yêu thích, xem chương trình TV hoặc phim, trò chuyện với một ai đó, thực hiện hoạt động nhẹ nhàng không gây căng thẳng cho bàn tay, chẳng hạn đi dạo. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập trung 5 giác quan sẽ giúp cơn đau trở nên dễ quản lý hơn.

6. Hình dung về thức ăn

Nghiên cứu trước kia đã chỉ ra rằng việc sử dụng phương pháp tưởng tượng theo hướng dẫn, trong đó, một người hoặc một đoạn âm thanh ghi âm giúp người đang bị đau tập trung vào hình ảnh thư giãn tinh thần giúp xoa dịu cơn đau mãn tính và cấp tính. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng chỉ cần tự hình dung về món ăn yêu thích cũng sẽ đem lại hiệu quả tương tự mà không cần thêm sự trợ giúp hoặc hướng dẫn nào khác từ bên ngoài. Chỉ cần hình dung về việc được thưởng thức những thức ăn yêu thích của bạn một cách chi tiết – cho dù đó là sôcôla hay bánh mì kẹp thịt pho mát – tưởng tượng về hương vị và cảm giác của nó. Cho phép những suy nghĩ vui vẻ này xâm chiếm lấy tâm trí bạn và cơn đau sẽ tự động tan biến.

Phần 2: Giải quyết mối lo ngại y tế

1. Chườm đá ngay lập tức

Bước quan trọng nhất sau khi bị chấn thương chính là chườm đá vào tay càng sớm càng tốt. Nhiệt độ lạnh của đá viên sẽ làm giảm lượng máu lưu thông đến khu vực bị thương, giúp giảm thiểu tình trạng sưng tấy hoặc viêm nhiễm có thể khiến cho chấn thương trở nên tồi tệ hơn. Cái lạnh khắc nghiệt cũng sẽ gây tê khu vực đó, giúp giảm đau như đã trình bày ở trên.

2. Nâng cao ngón tay bị thương lên

Hãy chỉ ngón tay bị thường lên trời. Tương tự như biện pháp chườm lạnh, mục tiêu của hành động này là giảm thiểu sự lưu thông máu tại khu vực bị chấn thương để giảm sưng tấy. Khi chườm lạnh vào vết thương, bạn cũng nên giơ cả bàn tay và ngón tay lên trời.

3. Kiểm tra vị trí chấn thương trên tay

Nếu cơn đau nặng nhất là trong lòng bàn tay hoặc bất kỳ một khớp xương nào khác bị ảnh hưởng, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu bị dập cửa vào đầu ngón tay và không gây chấn thương cho các khớp hoặc lòng móng tay (vùng da nằm bên dưới móng tay), có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn nên để tay nghỉ ngơi và hồi phục.

4. Bảo đảm lòng móng tay không bị chấn thương

Có thể dễ dàng nhận ra được nếu móng tay bị tách khỏi bề mặt da bằng cách tìm kiếm vết thâm đen bên dưới móng tay. Sự đổi màu này là dấu hiệu cho thấy tình trạng tụ máu dưới móng tay và bạn nên liên lạc với bác sĩ sớm để xin lời khuyên về cách giải quyết. Nếu chỉ là một lượng máu nhỏ, chấn thương sẽ tự chữa lành. Tuy nhiên, lượng máu tích tụ khá nhiều có thể khá đau đớn và đòi hỏi phải chữa trị ngay. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đến phòng khám để kiểm tra lượng máu tích tụ bên dưới ngón tay và hướng dẫn bạn cách thức để tự thực hiện điều này.

5. Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để loại bỏ lượng máu tích tụ bên dưới móng tay

Không nên cố gắng loại bỏ máu đông mà không tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi thực hiện. Tuy nhiên, nếu được cho phép thực hiện điều này, bạn có thể loại bỏ lượng máu tích tụ bên dưới móng tay bằng cách tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhớ rửa sạch ngón tay trước và sau khi tiến hành quá trình này.

6. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu cần

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, bạn có thể chỉ cần chườm đá lên tay và chờ cho tay tự chữa lành. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp phải một trong các tình trạng sau:

Châu về Hợp Phố nghĩa là gì?

"Châu về Hợp Phố" hay "Châu về Hiệp Phố". Ý nói trùng phùng gặp gỡ, đoàn tụ lại. Thường được dùng hàm ý chỉ “những cái quý giá không mất...

Vũ Nghĩa Chi – Từ cậu bé cõng em học lỏm trở thành vị trạng nguyên trung nghĩa

Đây là một vị trạng nguyên trung nghĩa, là trung thần tử tiết của nhà Lê. Tên tuổi và danh tiếng của ông đã được người đời truyền tụng, và...

Nam Kỳ Lục Tỉnh

Đối với người Việt miền Nam sinh vào nửa đầu thế kỷ 20. Bốn từ Nam Kỳ Lục Tỉnh có một ý nghĩa máu thịt. Với những ký ức về...

Trang phục thời kỳ Hùng Vương – Phần 2

PHẦN II PHỤC DỰNG TRANG PHỤC THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG I. Nhận thức cơ bản: Những khảo cứu tuần tự của chúng tôi đã chứng minh rằng người Việt thời...

Thục Phán: người Việt hay hoàng tộc nước Thục?

Vấn đề nguồn gốc của Thục Phán đã gây tranh cãi trong nhiều năm qua, nguồn sử liệu cho rằng Thục Phán là vương tử nước Thục chạy xuống mà...

Dùng Nho làm người, dùng Đạo dưỡng sinh, dùng Thiền dưỡng tâm

Học cách làm người, học cách dưỡng sinh và dưỡng tâm là ba việc mà cổ nhân vô cùng coi trọng. Một người trước tiên phải hiểu biết lễ nghĩa, đạo đức...

Thăng Long – Kinh đô muôn đời

1. Sơ lược về thành Đại La Từ khi Lý Nam Đế thành lập nước Vạn Xuân (544), ông đóng đô ở cửa sông Tô Lịch là ngôi thành đắp...

Ảnh đẹp hiếm về Đà Lạt ngày trước nhìn từ máy bay

Nhiều hình ảnh đẹp về Đà Lạt trước 1975 nhìn từ máy bay của tác giả Bill Robie đã được chia sẻ trên một website của cựu quân nhân không...

Đằng sau 7 bức ảnh nổi tiếng nhất lịch sử

Nguồn gốc và câu chuyện đằng sau những bức ảnh huyền thoại này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên. Trong lịch sử có không ít bức ảnh đã trở...

Gia Định Báo

Bài thuyết trình ngày 8 tháng 12 năm 2018 - Tại “Triển lãm và hội thảo về Petrus Trương Vĩnh Ký” ⦁ Mở Từ khi Ngô Quyền giành độc lập (939),...

Hà Nội năm 1930 nhìn từ máy bay

Cùng khám phá mọi ngóc ngách của Hà Nội thập niên 1930 qua loạt ảnh đặc sắc do người Pháp chụp từ máy bay. Khu vực phía Tây hồ Hoàn...

Lịch sử China town Chợ Lớn

Nằm cách trung tâm Quận 1 chỉ 6km, Chợ Lớn từng là trung tâm thương mại sầm uất nhất Nam bộ, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế...

Exit mobile version