Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cách lột vỏ và tách vỏ phần đuôi tôm đúng cách

Để chú tôm trông vẫn đẹp mắt sau khi tách vỏ, chị em hãy tham khảo ngay cách sơ chế mà chúng tôi gợi ý trong bài viết này.

Tôm chắc hẳn là loại hải sản quen thuộc với tất cả chúng ta. Tùy vào cách chế biến và loại tôm sử dụng mà cách sơ chế tôm có thể sẽ khác nhau. Nhưng thông thường, chị em đều phải rút chỉ lưng tôm, loại bỏ phần phân tôm cũng như vỏ tôm.

Lột vỏ tôm tưởng chừng là việc đơn giản nhưng có thể bạn vẫn đang làm sai cách mà không hề biết. Nếu bình thường, chị em vẫn cầm đuôi tôm và rút phựt 1 phát để tách đuôi tôm ra khỏi thân tôm như thế này, vậy thì thao tác của bạn “chưa được đúng” cho lắm rồi!

Làm như thế này cũng không sai, vì bạn vẫn tách bỏ được phần vỏ ở đuôi tôm nhưng sẽ làm mất đi một phần thịt tôm, khiến tổng thể con tôm nhìn không đẹp.

Cách rút vỏ đuôi tôm “chuẩn đét” sẽ như thế này: Bạn dùng tay túm lấy 2 phần màng to, cứng ở đuôi tôm và kéo ra. Thao tác như vậy, con tôm vẫn giữ nguyên được phần thịt ở đuôi, trông đẹp mắt và cũng bớt lãng phí hơn nhiều so với việc cứ lột hết phần vỏ ở đuôi như bình thường.

Làm thế này, con tôm vẫn giữ nguyên được cả phần thịt ở đuôi, trông đẹp mắt hơn nhiều!

Nhìn 2 bức ảnh so sánh 2 cách rút vỏ đuôi tôm này, chắc hẳn chị em sẽ không bao giờ rút vỏ tôm theo cách “thô bạo” như cũ nữa:

Rút vỏ đuôi tôm theo cách thông thường (Ảnh bên trái) – Rút vỏ đuôi tôm theo cách chuyên mục Ăn ngon gợi ý (Ảnh bên phải)

Ngoài ra, với phần đầu tôm, chị em cũng có thể dễ dàng loại bỏ phần chỉ lưng và phần phân ở đầu tôm chỉ với 1 chiếc thìa. Luồn đầu thìa vào khoảng giữa của đầu tôm với thân tôm, ngoáy 1 phát là có thể loại bỏ được cả phân tôm lẫn chỉ lưng.

Làm theo cách này, chưa đầy 15 giây là chị em đã có thể sơ chế xong 1 con tôm.

Cách sơ chế tôm chỉ với 1 chiếc thìa (Clip: Phạm Kim Ngân)

Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng chị em sẽ “dắt túi” được thêm những bí kíp để sơ chế tôm vừa sạch, vừa đẹp lại không hề lãng phí!

Tôm là một trong những loại hải sản vô cùng quen thuộc với chúng ta. Ăn tôm sẽ cung cấp lượng protein và khoáng chất dồi dào, ngoài ra tôm còn sở hữu hàm lượng chất béo rất thấp.

Tôm chứa nhiều axit béo omega như axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Theo Maggie Michalczyk, nhà khoa học kiêm chuyên gia dinh dưỡng tại Chicago, những axit béo này mang lại nhiều lợi ích cho não và tăng cường phát triển thị giác ở trẻ sơ sinh.

Tôm là nguồn cung cấp rất nhiều canxi. Một con tôm tươi chứa khoảng 52mg canxi, 37mg magie và 152 IU vitamin D. Tất cả những hợp chất quan trọng này góp phần duy trì sức khỏe xương và giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe như loãng xương, viêm xương khớp.

Bên cạnh đó, 100g tôm tươi chứa 540mg axit béo omega-3, 54mcg retinol, 1,1mg vitamin E và 2mg vitamin C nên đây còn là loại thực phẩm lý tưởng giúp bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt của bạn.

Cuối cùng, tôm cũng có khả năng bổ sung nhiều hợp chất chống ung thư như meso-Zeaxanthin, β-carotene, lycopene, fucoxanthin, astaxanthin, capsanthin, canthaxanthin, crocetin và phytoene. Lutein, lycopene và vitamin E trong tôm giúp chống oxy hóa hiệu quả và có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa lipid.

Báo thù

Một bên vì cha mà báo thù, một bên vì nước mà báo thù, hai cái thù không đợi trời chung, mà dụng tâm theo đuổi đến báo kỳ được...

Nguồn gốc câu chuyện “Cành đào Nguyễn Huệ”

Trong lịch sử văn học Việt Nam có khá nhiều sự kiện, hoặc nhân vật lịch sử được văn học hóa dưới hình thức tiểu thuyết, diễn thành thơ ca...

Những hình ảnh cổ xưa nhất về Sài Gòn – Chợ Lớn

Loạt ảnh do nhiếp ảnh gia người Pháp Emile Gsell thực hiện năm 1866 có thể coi là những khung hình xa xưa nhất về Sài Gòn – Chợ Lớn...

Trống Đọi Tam – Tiếng vọng ngàn đời

Đã từ lâu, tiếng trống luôn gắn liền với nhiều hoạt động trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người dân ở thành thị cũng như nông thôn: tiếng...

Choáng ngợp khu mộ cổ của bá hộ giàu bậc nhất Sài Gòn xưa

Nằm tọa lạc trong hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú (TP.HCM) là cổ mộ rộng khoảng 100 m2 và được xây từ 110 năm trước của vợ chồng...

Câu truyện về bùng binh Hồ Con Rùa ở Sài Gòn

VỊ TRÍ Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi...

Tục Cắm khem

Bộ tranh dân gian Oger có một tấm vẽ hai người đàn bà. Một người bụng chửa, nằm ngửa, bị người kia đứng trên bụng. Tranh không có tên. Chẳng...

Lăng Ông và Mả Ngụy

Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù...

Quốc Học 100 năm

Tại cố đô Huế, 10-2016, trường THPT chuyên Quốc Học hân hoan kỷ niệm 120 năm thành lập. Trân trọng mời quý độc giả gần xa đọc lại Quốc Học...

Bolero Và Người Việt

Trước đây khi tôi nghe những chương trình tin tức và bình luận về âm nhạc trong nước trên radio, lúc ấy vào khoảng cuối những năm 2000, người ta...

Nguồn gốc hai chữ “cù là”

Bên cạnh các loại dầu gió chủ trị cảm mạo, dầu cù là cũng được dân chúng khắp nơi sử dụng một cách phổ biến, nhất là dùng để bôi...

Thọ mai gia lễ là gia lễ nước ta hay Trung Quốc

"Thọ mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo Chu Công gia lễ tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc nhưng không rập khuôn theo Tầu....

Exit mobile version