Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Năm con rồng nói về rồng Tây rồng Ta

Không chỉ khác nhau về hình dạng mà ý nghĩa của Rồng ở hai phương đều khác nhau. Quý vị cần đọc hết bài viết để tránh những hiểu biết sai lầm.

Rồng phương Đông

Rồng trong văn hoá phương Đông luôn là biểu tượng cao quý, là một trong linh vật tối cao trong Tứ linh. Một rồng Á châu đúng chuẩn là phải có mình rắn, vẩy cá, bờm sử tử và sừng hươu, đặc biệt không có cánh nhưng vẫn có khả năng bay lượn và bay rất cao.

Trong văn hoá tâm linh của người Á Đông, rồng là một vị thần hô mưa gọi gió quyết định sự ấm no của muôn dân, rồng cũng là biểu tượng của vua chúa ở hầu hết các nước Á châu.

Sức mạnh của vị thần này vô cùng tối cao. Khả năng phun ra một lượng nước gần như là vô hạn đủ để gây ra cả một trận đại hồng thủy. Lớp vảy đóng vai trò như một bộ giáp cùng với hàm răng và móc vuốt sắc nhọn như những món vũ khí lợi hại. Đặc biệt hơn cả, rồng phương Đông còn có những phép thuật mạnh mẽ như hô mưa gọi gió, điều khiển thời tiết, triệu hồi sấm sét.

Rồng thời Nguyễn và hoạ tiết sóng nước của thời Nguyễn, ảnh: Đáng Nhớ

Rồng phương Tây

Rồng phương Tây thì lại được mô tả như một con thằn lằn lớn có cánh, bốn chi của chúng to và khoẻ. Có thể nói là rồng trong văn hoá phương Tây có hình dạng như “bà con họ hàng” của loài khủng long. Hai cánh của chúng to khỏe giống cánh dơi, trên cánh và lưng có nhiều gai, một cái đầu lởm chởm gai góc và hàm răng có thể xé toạc mọi con mồi.

Trái với ý nghĩa thiêng liêng như phương Đông thì rồng phương Tây bị coi là phe “phản diện”. Chúng luôn là trợ thủ đắc lực của các mụ phù thuỷ, là hiện thân của cái ác.

Rồng phương Tây

Sự lầm tưởng

Tuy nhiên thì việc nhận định rồng phương Tây độc ác chỉ là “gắn nhãn”. Nên nhớ tất cả đều là truyền thuyết. Vì thời trung cổ cứ có truyền thuyết nào về một vị dũng sĩ nào đó là các tác giả lại phóng bút ném cho anh ta một con rồng để giao đấu. Nó như một cách để tăng kịch tích cho truyện, tất nhiên thì sau cùng con người vẫn thắng nên ta mới có khái niệm “Dũng sĩ diệt rồng”. Trên thực tế, hình ảnh rồng phương Tây được cho là xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại. Chúng thường đóng vai trò là thế lực tự nhiên cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của nó nhiều hơn là một sinh vật độc ác.

Và ngược lại không phải lúc nào rồng Á châu cũng được gắn với “chính nghĩa”. Quý vị xem truyền thuyết Na tra thì cũng hiểu, rồng phương Đông đôi khi bị cho là lạm quyền, hữu dũng vô mưu, uy hiếp dân lành,…

Sự lành hay dữ đều là do con người gắn nhãn, thực tế thì cái gì cũng có mặt tốt mặt xấu, chúng ta không nên quá phiến diện khi nhận định.

Trên thực tế thì cả rồng Tây hay Ta đều đại diện cho sự cao quý. Hãy nhìn vào cờ xứ Wales, nổi bật là một chú rồng đỏ, nếu mang ý nghĩa không may thì người ta đã chẳng để rồng làm quốc kỳ rồi đúng không.

Lê Quý Đôn với Kinh Bắc

I. KINH BẮC QUA QUẾ ĐƯỜNG THI TẬP Kinh Bắc thời Lê Quý Đôn (1726-1784) là một trấn có diện tích tự nhiên chừng 6.500km2, ngày nay vẫn còn hai...

8 điển tích nổi tiếng trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tam Quốc Diễn Nghĩa được đánh giá là tác phẩm nổi tiếng của nền văn học Trung Quốc. Khi được học về tác phẩm này chúng ta thường hình dung...

Tục cúng tống ôn, đuổi dịch bệnh của cư dân xứ Nam kỳ xưa

Xuất phát từ quan niệm dịch bệnh là do quan Ôn gây ra, muốn tránh khỏi nạn dịch thì phải tìm cách xua đuổi những Ôn thần, đã hình thành...

Chuyện Đời Xưa, Thể Hiện Sự Giữ Lửa Của Tiếng Nói Miền Nam Kỳ Lục Tỉnh

Quyển Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký là quyển sách bán chạy nhứt và đi vào lòng dân chúng nhiều nhứt trong số hàng trăm tác phẩm của nhà văn nầy....

Đằng Vương Các Tự là gì?

Vương Bột tự Tử An, người đất Long Môn. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần. Vương có thói quen,...

Nếu chỉ còn một ngày để sống

Tôi không biết bạn là ai? Bạn sống như thế nào?… Nhưng tôi biết chắc một điều rằng rồi một ngày nào đó bạn sẽ phải chết. Bạn biết thần...

Xử dụng hay Sử dụng ?

Xử dụng hay Sử dụng ? Gần đây trên diễn đàn có nhắc đến hai chữ sử dụng và xử dụng. Như chúng ta đều biết, đa số từ Việt...

Nguồn gốc món ngon bún bò giò heo

Nổi tiếng hơn cả trong các món ăn bình dân ở Huế vẫn là món bún bò, hay gọi một cách đầy đủ là “bún bò giò heo”. Hương vị...

Chiêm nghiệm triết lý cuộc sống qua vẻ đẹp ngôn từ của người Nhật

Tiếng Nhật được xếp vào danh sách những ngôn ngữ khó lĩnh hội nhất trên thế giới, có lẽ là bởi các giá trị sống, giá trị thẩm mỹ và...

Giai thoại những nghệ danh của các ca sĩ nổi tiếng trước 1975

Không như các ca sĩ Phương Dung, Thanh Thúy, Thanh Lan sử dụng tên thật làm nghệ danh, nhiều ca sĩ nổi tiếng như Thanh Tuyền, Hoàng Oanh, Nhật Trường,...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 2/9 – Danh từ Sài Gòn

Cuộc mở mang bờ cõi giải quyết xong, nay bắt qua tìm hiểu về lai lịch đất Sài Gòn.  Về danh từ “SÀI GÒN” Đại Nam Quốc Âm Tự vịcủa...

Chiếc ngai vàng của hoàng đế triều Nguyễn

Ngai vàng là biểu tượng quyền lực của triều đại. Chiếc ngai của hoàng đế triều Nguyễn do các nghệ nhân tài giỏi bậc nhất thời ấy thiết kế, hội...

Exit mobile version