Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ai đã thiết kế Bưu điện Saigon?

Theo Tim Doling -sử gia UNESCO, nói và viết tiếng Việt, tác giả nhiều sách về lịch sử thành phố Việt Nam- thì chính tài liệu “Hướng dẫn thuyết minh về các địa điểm tham quan trong thành phố” do Sở Ngoại Vụ TP HCM lưu hành năm 1990 cho tất cả các công ty du lịch và những cơ quan khác có liên hệ với du khách nước ngoài thì “Nhà Bưu điện Saigon là do kỹ sư Gustave Eiffel- Pháp- thiết kế và chỉ đạo xây dựng từ năm 1887-1891 thì hoàn thành theo phong cách chiết trung”


Ảnh: Tim Doling, Saigon

Palais du Gouvernement-Général tức Dinh Toàn Quyền (từ 1954-1975 là Dinh Độc Lập), cũng theo phong cách néo-Baroque do kiến trúc sư Achille-Antoine Hermitte thiết kế.

Sẵn nhắc tới Dinh Toàn Quyền cũng xin nói rõ về điều vẫn nhầm lẫn “tên Dinh Norodom có trước tên Dinh Độc Lập”. Ngày 23/2/1868, đô đốc Pierre-Paul de la Grandière đặt viên đá đầu tiên xây dựng Dinh Toàn Quyền, trụ sở chánh phủ thuộc địa với phí tổn 12 triệu Francs. Năm 1873 thống đốc Nam kỳ Marie Jules Dupré dọn vô dù tới 1875 mới hoàn thành. Ngày 07/09/1954, tướng Paul Ely bàn giao Dinh cho chính quyền thủ tướng Ngô Ðình Diệm của miền Nam Việt-Nam, Dinh từ đó chánh thức mang tên Dinh Độc Lập.

(Saigon’s Palais Norodom – A Palace Without Purpose – HISTORIC VIETNAM)


Ảnh: tư liệu Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia 2,trang Tản Mạn Kiến Trúc đăng 28/05/2022, Saigon

Nhưng dân Sè Goòng ưa gì kiu nấy: đường Eyriaud Des Vergnes gần cầu Trương Minh Giảng gọi chệch là Xóm Vẹc, kiu vườn ông Thượng thay vì vườn Bờ-Rô, gọi Palais du Gouvernement-Général là Dinh Norodom và Maison du Combattan là rạp Norodom vì cả hai day mặt ra đường Norodom. Từ 1955, đường Norodom đổi là Thống Nhất, rạp chánh thức mang tên Thống Nhất nổi tiếng vì mỗi thứ ba có xổ số “quái kiệt” Trần Văn Trạch ca ròn tan giọng Nam rặc dân Sè Goòng khoái chí ca theo “Sổ xố quốc gia giúp đồng bào ta mua lấy xe nhà giàu sang mấy hồi…” Nữ sinh Trưng Vương suốt bảy năm đạp xe ngang Dinh Ðộc Lập và Rạp Thống Nhất nên rất nhớ, không dè hơn nửa thế kỷ sau làm nhân chứng nhắc lại điều này.

Maison du Combattant số 23 đường Norodom phong cách Art-Déco xây năm 1932 bị giựt sập năm 2015.

(Date With The Wrecking Ball: Maison du Combattant – Saigoneer)


Ảnh: Tim Doling, Saigon

“Néo-Baroque/tân-Baroque” là gì?

Tiếng Ý thời Trung Cổ barocco có nghĩa trở ngại trong học thuật. Kiến trúc Baroque có nguồn gốc ở Ý thế kỷ 17 rồi lan khắp châu Âu, xây nhà thờ dinh thự cung điện thể hiện quyền lực thẩm mỹ và giàu sang. Tiếng Pháp baroque là “Ngọc trai không tròn” như hai “Pearl of Asia” 600 carat xuất xứ từ Vịnh Ba Tư thế kỷ 16, trải ba vương triều Ba Tư-Ấn Độ-Trung quốc, tái xuất hiện năm 2005 tại triển lãm của Smithsonian Institution ở Washington, mượn từ một ẩn danh.


Ảnh: Christie’s

Cuối thế kỷ 19 phong cách Baroque được lập lại với tên mới là “néo-Baroque/tân-Baroque”. Bước vào một kiến trúc Baroque như xuyên qua một màn mỏng vô hình nâng cao lượn bay giữa những đường cong lấp lánh ánh sáng bóng tối.


Ảnh: Bưu điện Sài Gòn và màu vàng sơn mới (thanhnien.vn)


Ảnh: KTS Đỗ Phú Hưng 05/2018, Saigon

Kiến trúc sư Foulhoux mất ngày 20-1-1892 ở Sài Gòn, 52 tuổi, vừa vặn thấy Bưu Điện hoàn thành, được chôn cất ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Saigon. Trong mười năm ông thiết kế năm kiến trúc ở Saigon là:

– Secrétariat général du gouvernement (Dinh Thượng Thơ 1881, đường Gia Long)

– Palais de Justice (Tòa Thượng Thẩm 1885, đường Công Lý)

– Hôtel des douanes (Tổng Nha Quan Thuế 1887, đường Cường Ðể)

– Palais du Lieutenant-gouverneur de Cochinchine (Dinh Gia Long, 1890, đường Gia Long),

– Hôtel des postes (Bưu Ðiện Sài Gòn, 1891, công trường Hòa Bình)


Ảnh: Tim Doling, Saigon

Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt – Viên ngọc kiến trúc của Việt Nam

Giới kiến trúc trong và ngoài nước đánh giá trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là công trình kiến trúc độc đáo hàng đầu trong số hơn 2.000 công...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 1/10 – Giang hồ đại chiến

Giang Hồ Đại Chiến Hơn 50 năm trước - quãng đầu thập niên 1960 - Trương Văn Cam, tức Năm Cam, còn đứng gác cửa và lắc tài xỉu cho...

Sự tích tơ hồng

"Tơ hồng Nguyệt lão thiên tiên" dựa theo tích Vi Cố gặp ông lão trong một đêm trăng, ngồi kiểm sách hướng về phía mặt trăng, sau lưng có cái...

Hải chiến Hoàng Sa 1974 dưới góc nhìn nhà báo phương Tây

Nhà báo Bill Hayton nói trận hải chiến Hoàng Sa là câu chuyện thảm họa về các cá nhân muốn bảo vệ đất nước nhưng thất bại bởi khả năng...

Trần Mộng Tú, nhà thơ Việt đầu tiên vào sách giáo khoa Trung học Mỹ

Nếu quý vị mở cuốn sách giáo khoa dạy văn chương “Glencoe Literature” do nhà xuất bản McGraw Hill ấn hành, quý vị sẽ thấy một bài thơ của một...

Lòng “cúc cung tận tụy” của Tô Hiến Thành

Gia Cát Lượng, quân sư nước thục thời Hậu Hán, không chỉ nổi tiếng ở tài năng mà còn ở tấm lòng trung trinh phò tá nhà Thục “cúc cung...

Thử tìm một định nghĩa thế nào là người học thức?

Lễ Ký có nói: “Ngọc bất trác, bất thành khí; nhân bất học, bất tri lý”. Có người dịch như vầy: “Ngọc chẳng mài, chẳng ra chi. Người mà chẳng...

Việc đánh bạc ngày xưa

Không chỉ trong xã hội hiện đại pháp luật mới có chế tài cấm đánh bạc, mà cách đây nhiều thế kỷ, trong các bộ luật thành văn của nhà...

Bánh chưng, bánh giầy là… bánh gì?

Truyện Bánh chưng (ngày nay thường gọi là Bánh chưng, bánh giầy) mà hầu hết người Việt đều biết, được chép trong sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế...

Kinh đô Huế qua ảnh xưa

Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ. Nơi đây từng là điểm giao thoa của hai nền văn hóa phương...

Chuyện hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Ngày 2/5/1896, hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà được xây thêm, trọng lượng các chuông không bằng nhau. Có tất cả 6 chuông lớn (sol: 8.785 kg, la: 5.931 kg, si:...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương năm: Đề mục – Văn bài

Trước một ngày, khảo quan vào chầu trong cung để cùng vua chọn đề mục, vua thân ra đầu đề, rồi cho sao thành nhiều bản để hôm sau phát...

Exit mobile version