Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chợ Lớn bây giờ ở đâu?

Có lẽ với bất cứ ai đã từng cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh đều nghe qua danh xưng Chợ Lớn, hay một cụm từ thông dụng hơn mà mọi người ở cái xứ “nam kỳ lục tỉnh” này vẫn hay gọi “Sài Gòn – Chợ Lớn”. Danh xưng Chợ Lớn có tự lúc nào? Nó nằm ở con phố nào giữa một Sài Gòn rộng lớn? Và Chợ lớn chứa đựng những giá trị gì mà bất kì ai khi đến Sài Gòn đều muốn tìm hiểu?

Theo học giả Vương Hồng Sển, thì “Chợ Lớn như nay ta còn gọi, đối với Hoa kiều là Thầy Ngôồn (Đề Ngạn) hay Xi Cóon (Tây Cống); còn sách cũ Pháp viết là Cholon hay Cholen, Cho Leun”.

Chợ Lớn hay Chợ Cũ?

Trước khi Pháp đến Nam Kì (trước năm 1859), Chợ Lớn vốn mang tên Sài Gòn. Trịnh Hoài Đức trong “Gia Định thành thông chí” nói đây là nơi phố thị buôn bán sầm uất, sinh hoạt văn hóa, kinh tế nhộn nhịp cuối thế kỷ 18 như sau: “Chợ Sài Gòn cách phía nam trấn 12 dặm, đường hai bên tả hữu quan lộ, ấy là đường phố lớn thẳng suốt 3 đường giáp đến bờ sông….Các con đường ấy xuyên giáp nhau như hình chư điền, phố xá liên tiếp sát mái nhau, người Tàu và người ta ở chung lộn dài 3 dặm”.

Khi dời chợ Sài Gòn về nơi hiện nay (Chợ Bến Thành) thì vẫn còn nhiều người buôn bán ở nơi cũ và biến thành “chợ cũ”. Và người ta gọi chợ Sài Gòn được xây dựng khang trang ở khu Borresse nay là đường Hàm Nghi là “chợ mới” (Chợ Bến Thành) để phân biệt với chợ cũ. Và theo thời gian danh từ Chợ Cũ ( khu chợ Sài Gòn xưa) tọa lạc ở Chợ Lớn ngày nay mất dần và ít ai còn nhớ. Tới nay chưa có nhà nghiên cứu nào nói rõ điều này!

Chợ Lớn (Chợ Cũ) do người Hoa thành lập năm 1778 (theo Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa), nằm gọn trong khu vực từ đường Tản Đà tới Kim Biên và từ Nguyễn Trãi xuống kinh Tàu Hủ. Năm 1782, kết thúc giao tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn, khu vực này bị tàn phá. Những tưởng Chợ Lớn sẽ đi vào dĩ vãng, nhưng ít lâu sau người Hoa từ cù lao Phố (Biên Hòa) di cư xuống với gốc nhóm người Minh Hương (nhóm người Hoa đã sinh sống ở khu vực này từ trước) đã xây dựng lại một Chợ Lớn sung túc và nhộn nhịp hơn.

Khi Pháp chiếm Nam Kì, danh từ Chợ Lớn được dùng đặt làm Thành phố. Ngày 6/6/1865 đô đốc Roze kí quyết định thành lập. Theo quyết định này địa giới Chợ Lớn nằm trong khu vực phía bắc giáp đại lộ Beylie (Ngô Quyền), phía Tây giáp đại lộ Charles Thompson (Hùng Vương), phía Nam là kinh Bao Ngạn (Đường Nguyễn Thị Nhỏ và Lò Siêu) phía đông là Kinh Tàu Hủ. Cả thành phố chia làm 5 khu vực. (theo “Địa chí quận 5”).

Bản đồ Chợ Lớn năm 1874. Ảnh: Tư Liệu

Cho đến năm 1969, Chợ Lớn trở thành quận của thành phố Sài Gòn và nằm gọn trong khu vực các đường Trần Hoàng Quân (Nguyễn Chí Thanh), Hùng Vương giáp quận 10,11 ở phía Tây, đại lộ Cộng Hòa (Nguyễn Văn Cừ) giáp quận 2 phía Bắc, Kinh Bến Nghé (Tàu Hủ) giáp quận 8 phía đông và đường Ngô Nhân Tịnh – Dương Công Trừng (Nguyễn Thị Nhỏ) giáp quận 6 phía Nam.

Và đến ngày nay, danh từ Chợ Lớn được dùng để chỉ vùng đất bao gồm quận 5, quận 6, quận 10 và một phần của quận 11. Trong đó quận 5 là khu vực sinh sống chủ yếu của cộng đồng người Việt gốc Hoa tại thành phố. Các giá trị văn hoá, kiến trúc, tôn giáo của hàng trăm năm trước vẫn còn được bảo tồn, đặc biệt là nét văn hoá ẩm thực Trung Hoa hiện diện trong các quán ăn, nhà hàng rất phong phú và hấp dẫn. Khi thành phố lên đèn, cũng là lúc các nhà hàng – khách sạn như: Đồng Khánh, Ngọc Lan Đình, Ái Huê, Á Đông…Ngoài vai trò là trung tâm thương mại, ăn uống, giải trí, Chợ Lớn còn có một khu phố Đông Y lý tưởng và những công trình kiến trúc Trung Hoa cổ kính đang chờ du khách khám phá.

Nhà hàng khách sạn Đồng Khánh tọa lạc tại Chợ Lớn. Thương hiệu Đồng Khánh đã nổi tiếng trên 50 năm với tiêu chuẩn 3 sao là sự kết hợp hoàn hảo giữa nét đặc sắc Trung Hoa và thiết kế tinh tế của Việt Nam.

“China Town” giữa lòng Sài Gòn

Được xem là “China Town” giữa lòng Sài Gòn, Chợ Lớn đã trở thành địa danh du lịch nổi tiếng mà bất cứ du khách nào khi đến Sài Gòn cũng muốn ghé thăm. Đây là nơi sinh sống và buôn bán nhộn nhịp của cộng đồng người Việt gốc Hoa. Với những xưởng sản xuất tiểu thủ công nghiệp sầm uất, những khu phố ẩm thực hấp dẫn, cùng vô số hàng quán, tiệm ăn mang phong vị Trung Hoa nằm san sát nhau trên từng con phố.

Hội quán Tuệ Thành (Chùa Bà Thiên Hậu).

Những giá trị văn hóa mà cộng đồng người Hoa lưu dấu nơi đây trở thành sức cuốn hút mạnh mẽ với khách du lịch phương xa, nhiều hội quán chứa đựng nét đẹp kiến trúc, tín ngưỡng của người Hoa như Tuệ Thành (chùa Bà Thiên Hậu), Ôn Lăng, Hà Chương,…Đến với từng hội quán, du khách cảm nhận được sự linh thiêng và trang trọng, điêu đó cho thấy đời sống tinh thần tâm linh của người Hoa rất lớn và họ hết sức sùng bái. Bên cạnh đó còn có các công trình mang giá trị kiến trúc như Chợ Bình Tây, đứng ở góc đường Tháp Mười, bạn sẽ thấy ngôi chợ nổi bật giữa không gian nhộn nhịp, không chỉ dừng ở mức độ phục vụ buôn bán, mà người xưa còn tô điểm cho nó trang trọng, thể hiện sự sung túc và sầm uất của nơi giao thương, vì chợ và sinh hoạt ở chợ là nét văn hóa của người Việt xưa.

Chợ Lớn còn có những giá trị lịch sử của riêng nó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạm trú tại Sài Gòn trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Trong thời gian đó Người ở tại cơ sở của phân cuộc Liên Thành thương quán tại số 1-2-3 Quai Testard (bến Testard) – Chợ Lớn. Sau đó kênh được lấp đi, năm 1915 đổi thành đường Tổng Đốc Phương, nay là đường Châu Văn Liêm – quận 5. Trong ba căn nhà đó, một căn được giữ lại di tích lưu niệm về Hồ Chủ Tịch. Đó là căn nhà số 5 đường Châu Văn Liêm.

Và đặc biệt hơn khi bạn di chuyển trên đường Võ Văn Kiệt (Đại lộ đông-tây) qua bệnh viện Nhiệt Đới, ngày trước nơi đây gọi là Bệnh viện Chợ Quán, là bệnh viện xưa nhất ở Sài Gòn được xây dựng xong năm 1864. Bệnh viện chuyên điều trị các loại bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần. Do nhu cầu điều trị bệnh tâm thần nên trong bệnh viện có xây một khu riêng biệt để nhốt các bệnh nhân tâm thần. Khu nhốt bệnh nhân đó nay đã trở thành một di tích lịch sử văn hóa. Cố Tổng Bí Trần Phú đã bị giam và hy sinh tại đây.

Chợ Lớn đã sinh ra giữa lòng Sài Gòn huyên náo, là nơi giao thường buôn bán từng vang danh khắp xứ Đông Dương và cho đến ngày nay giá trị ấy vẫn còn nguyên vẹn. Chắc rắng trong thời gian tới Chợ Lớn sẽ ngà càng được quan tâm phát triển hơn, không dừng lại ở mức độ buôn bán mà những giá trị văn hóa lịch sử sẽ được liên kết và động lực thúc đẩy du lịch của thàn phố nói chung và quận 5 nói riêng.

Câu chuyện con nhện quý

Có những thứ trên đời không phải là của mình, dù có giữ lại cũng sẽ mất, giành giật cũng sẽ hư hỏng. Vậy thì hãy biết thuận theo tự...

Từ Bình An – Thủ Dầu Một – Đến Bình Dương lục quận

Nam Kỳ chạy dài từ Biên Hòa đến mũi Cà Mau trên một diện tích rộng 65,000 km2. Dưới triều vua Gia Long Nam Kỳ có ngũ trấn. Từ triều...

Thơ Chữ Nôm nước ta tại thư viện đại học Yale – Hoa Kỳ

Trường Đại học Yale là một trong các Đại Học uy tín và lâu đời nhất nước Mỹ. Yale là tư thục nhưng lại là một tổ chức phi lợi...

Thành ngữ “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”

Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại là câu thành ngữ phê phán sự bàng quan, vô cảm trước tai họa, vận hạn của người khác, những người ích...

Ảnh đặc biệt về Việt Nam năm 1980-1981 của nữ phóng viên Pháp

Cùng xem những hình ảnh hiếm có về Hà Nội và một số địa phương miền Bắc Việt Nam những năm 1980-1981 được ghi lại qua ống kính nữ phóng...

Nước ta có mấy ngàn năm văn hiến?

Thường nghe nói Việt Nam có 4.000 năm lịch sử/văn hiến. Xin hỏi có đúng là 4.000 năm hay không? Vào thế kỷ 15, khi viết Bình Ngô đại cáo...

Giỡn Chơi Cùng Chữ Nghĩa

Bàn Về Nói Lái Laughter is the sun that drives winter from the human face. — Victor Hugo * Dẫn nhập: Miền Nam lúc trước, các cô gái quê thường ngồi...

Nguồn gốc lịch sử tên gọi Phù Tang của đất nước Nhật Bản

Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta...

Gọi tên là biết Sài Gòn

Ngày 1-2-1865, Phó đô đốc Pierre Paul Marie de la Grandière (1807 - 1876) của nhà cầm quyền Pháp tiến hành đặt tên cho 26 con đường trên địa bàn...

Vài tấm ảnh thân thương ngày trước

Thi thoảng khi có thời gian rảnh tôi vẫn lấy mấy tấm ảnh cũ ra xem lại. Dưới tấm kính của chiếc bàn gỗ, từng cái ảnh của ngày xưa...

Hình ảnh Việt Nam cuối thế kỷ 19 trong sách cổ của Pháp

Cùng xem những hình ảnh quý giá về Việt Nam được in trong ấn phẩm “Xứ Bắc Kỳ xưa – 1890-1894” (Le viewx Tonkin – 1890-1894) của tác giả Claude...

Xà bông Cô Ba đánh bay hàng ngoại

Ngày nay, nhìn hộp xà bông Cô Ba trơ trọi trong vài siêu thị giữa bối cảnh thị trường chất tẩy rửa bị doanh nghiệp nước ngoài thôn tính gần...

Exit mobile version