Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đại lễ phục triều đình An Nam – Grande tenue de la cour d’Annam (1902)

Đây là bộ tranh vẽ thuốc nước và bột màu trên giấy, mô tả Phẩm phục sử dụng trong triều đình Huế – Việt Nam, được ghi là của Nguyễn Văn Nhân (từng giữ chức Hàn lâm viện Biên tu), thực hiện xong tại Huế tháng 12 năm 1902 (triều vua Thành Thái).

Ông Trần Đình Sơn đã giới thiệu bộ tranh này trong sách Đại Lễ Phục Việt Nam Thời Nguyễn 1802-1945 (NXB Hồng Đức, 2013).

Trần Quang Đức (tác giả cuốn Ngàn năm áo mũ) có nêu nhận xét rằng một số chi tiết trong bộ tranh nói trên chưa chuẩn xác, đôi chỗ có thể là theo trí tưởng tượng, và đề nghị cũng “cần thận trọng khi dẫn dụng”.

Các nhà nghiên cứu trên đều nói đã tham chiếu Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ.

^ Hình 1: Tiêu đề bộ tranh
^ Hình 2: Phẩm phục của vua trong lễ tế Nam Giao
^ Hình 3: Phẩm phục Hậu phi (giữa), Thứ phi (bên phải ảnh), Tam phi (bên trái ảnh).
^ Hình 4: Lễ phục của Hoàng tử (giữa), Công chúa (bên phải ảnh), Phò mã (bên trái ảnh).
^ So sánh: Lễ phục cưới của Công chúa và Phò mã (Nguyễn Hữu Khâm, con trai quan đại thần Nguyễn Hữu Độ) [nguồn ảnh: BAVH số 3 năm 1934]
^ So sánh: Lễ phục của Công chúa [nguồn ảnh: BAVH số 3 năm 1934]
^ Hình 5: Lễ phục của Hoàng thân
^ Hình 6: Lễ phục của hàng Chánh nhất phẩm. Bên phải ảnh là Văn Minh điện Đại học sĩ, bên trái ảnh là Cần Chánh điện Đại học sĩ.
^ So sánh: Ảnh chụp quan đại thần Nguyễn Trọng Hiệp (Hợp), năm 1892 bởi Rigal [ nguồn ảnh: https://gallica.bnf.fr ]. Là Phụ chính đại thần triều vua Thành Thái, sung Cơ mật viện, Văn Minh điện Đại học sĩ – ông Nguyễn Trọng Hiệp từng kinh qua chức Thượng thư bộ Lại, Quyền Kinh lược Bắc Kỳ. Sau kiêm Tổng tài Quốc sử quán, tước Vĩnh Trung tử. Ông xin về trí sĩ do đau bệnh năm 1897, được gia hàm Thái tử Thái bảo và mất năm 1902 thọ 68 tuổi.
^ So sánh: Ảnh chụp quan Tổng đốc (?) ở Bình Phú [Bình Định – Phú Yên] và quan Bố chánh (bên phải ảnh) (?), quán Án sát (bên trái ảnh) (?) [nguyên bản ghi là ba đại quan ở Qui Nhơn], bởi Fanny Lemire, năm 1888 [ nguồn ảnh: https://gallica.bnf.fr ]. Ba vị đang mặc đại triều phục. Theo wiki, chức tổng đốc, theo phẩm trật, thường là tòng Nhất phẩm hay chánh Nhị phẩm. Bố chánh sứ trật chánh Tam phẩm, còn Án sát sứ trật chánh tứ phẩm.
^ So sánh: Ảnh chụp quan Tổng đốc Nam Nghĩa [Quảng Nam – Quảng Ngãi] [nguyên bản ghi là Quảng Nam] cùng quan Bố chánh (bên phải ảnh) và quan Án sát (bên trái ảnh), bởi Camille Paris năm 1892 [ nguồn ảnh: https://gallica.bnf.fr ]. Các vị đang mặc quan phục thường triều. Để ý rằng quan Án sát này mang phục sức võ quan, bổ tử có hình hổ tức trật tứ phẩm.
^ So sánh: Ảnh chụp Tổng đốc Hà Nội năm 1885, ông Nguyễn Hữu Độ cùng các quan Bố chánh, Án sát và binh lính, bởi Xavier Brau de Saint Pol Lias [ nguồn ảnh: https://gallica.bnf.fr ].
Ông Nguyễn Hữu Độ sinh vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833) và mất năm 1888. Là con trai thứ 5 của ông Nguyễn Hữu Huy (Võ công Đô úy, Huy Quang hầu, quan Tư trị Đại phu, Thượng thư bộ Lễ).
Tháng 9 năm 1885 khi vua Đồng Khánh lên ngôi, ông được phong Cố mạng lương thần, gia hàm Thái tử Thái sư, Cần Chánh điện Đại học sĩ, Bảo quốc huân thần, kiêm Cơ mật viện đại thần, sung Bắc kỳ Kinh lược đại sứ, tước Vĩnh Lại bá.
Con gái ông – bà Nguyễn Hữu thị Nhàn là Chính cung (Hoàng quý phi) của vua Đồng Khánh từ 1886. Một người con gái khác, bà Nguyễn Hữu thị Nga sau là đệ Nhất giai Huyền phi của vua Thành Thái từ 1895. Con trai ông, Nguyễn Hữu Khâm sau là Đô úy Phò mã, chồng của Công chúa Tân Phong chị em của vua Thành Thái. Nguyễn Hữu Ti là Quản lí Thị vệ Hoàng cung, chồng công chúa Ngọc Lâm chị em của vua Khải Định…
^ So sánh: Hình này đã quá phổ biến trên Internet. Ảnh do Leon Busy chụp khoảng 1921 – 1935. Ba vị quan hàng tỉnh.
^ So sánh: Hình này đã quá phổ biến trên Internet. Ảnh do Leon Busy chụp khoảng 1921 – 1935. Vị quan hàng huyện.
^ Hình 7: Đội Kinh tượng vệ.
^ Hình 1: Minh họa bởi Tôn Thất Sa: Lễ phục Đại triều. Bên trái ảnh là phẩm phục của quan văn, thứ tự từ hàng nhất phẩm (số 1) đến hàng cửu phẩm (số 9). Bên phải ảnh là phẩm phục của quan võ (từ nhất phẩm đến tam phẩm).
^ Hình 2: Minh họa bởi Tôn Thất Sa: Phẩm phục thường triều. Bên trái ảnh là quan văn, thứ tự từ hàng nhất phẩm (số 1) đến hàng cửu phẩm (số 9). Bên phải ảnh là quan võ (thứ tự tương đương).
Minh họa bởi Nguyễn Thứ. Lễ phục Đại triều của quan võ
Minh họa bởi Nguyễn Thứ. Trang phục Thường triều của quan võ. Các ô hình vuông phía dưới là Quan phục bổ tử (để đính giữa ngực áo như phía trên hình) theo phẩm trật từ nhất phẩm đến cửu phẩm.

So sánh với quan phục bổ tử Trung Hoa:

^ Hình 1: Nhất phẩm võ quan phục sức bổ tử. Nhất phẩm đương triều [chưa khảo được là thời nào]
^ Hinh 2: Kỳ lân: Nhất phẩm võ quan phục sức bổ tử
^ Hình 3: Ngự sử quan phục bổ tử. Giải trãi. [Ngự sử là chức quan kề cận bên Vua, thường chuyên về xem xét hặc tội các quan và can gián Vua. Quan ngự sử làm việc ở Đô sát viện. Đây là chức quan hàm Chánh nhị phẩm. Con giải trãi là linh thú, được cho rằng biết phân biệt phải trái.]
^ Hình 4: Quan phục bổ tử của võ quan hàng Nhị phẩm [?. Thời Nguyễn Việt Nam thì hình sư sử dành cho võ quan Tam phẩm]
^ Hình 5: Quan phục bổ tử của võ quan hàng Nhị phẩm (hình Sư tử) [?. Thời Nguyễn Việt Nam thì hình sư sử dành cho võ quan Tam phẩm]
^ Hình 6: Quan phục bổ tử của võ quan hàng Tứ phẩm (hình Hổ)

So sánh với trang phục Trung Hoa thời Thanh:

^ Hình 1: Lễ phục dịp sinh nhật của một nữ quí tộc thời Thanh, cuối thế kỷ 19. [Ảnh của Nguyên Hà]. Trang phục thêu rồng 5 móng, nên được tin là của người trong Hoàng gia. Diềm cổ áo hoa văn chữ Vạn. Thân áo thêu chữ Thọ, họa tiết hình dơi (tượng trưng cho Phúc, từ đồng âm trong Hán ngữ), họa tiết Tường vân (mây lành)…
^ Hình 2: Triều phục của một nữ quan thời Thanh, thế kỷ 19. [Ảnh của Nguyên Hà]

“Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”?

“Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu” là một câu nói vô cùng quen thuộc, mà đôi khi chúng ta thậm chí đã quên mất xuất xứ của nó....

Phạm Đình Hổ và câu chuyện từ chối chức Tế tửu Quốc Tử giám

Phạm Đình Hổ (1768-1839), là danh sĩ đời vua Minh Mệnh. Ông tên tự là Tùng Niên và Bỉnh Trực, còn có hiệu là Đông Dã Triều. Ông người xã...

Tiền thưởng đời vua Tự Đức (1848-1883)

Đời vua Tự Đức có đúc loại thoi bạc hình khối hộp chữ nhật. Mặt tiền đúc nổi 4 chữ Tự Đức niên tạo - Tạo tác trong niên hiệu...

Ga Hàng Cỏ – một mảnh ký ức về Hà Nội xưa

Ga Hà Nội trước đây gọi là ga Hàng Cỏ. Người Hà Nội rất thích cái tên thân thuộc nôm na này. Có lẽ đây là một tên do nhân...

Người xưa vô cùng coi trọng “nhân quả”

Cổ ngữ có câu: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Tư tưởng nhân quả đã trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong văn hóa truyền thống, bao gồm...

Ngâm đủ thứ rượu – Trào lưu mù quáng và bệnh hoạn

Các gia đình Việt thường có thói quen dùng rượu ngâm với mong muốn điều trị bệnh tật hoặc bồi bổ sinh lực cho cơ thể. Do kiến thức hạn...

Giải mã bài hát ‘huyền bí’ Bắc kim thang cà lang bí rợ

Trải qua thời gian dài, người lớn không còn kiên nhẫn để giải thích cho con trẻ hiểu về truyện cổ tích kia, thế nên bài đồng dao “bắc kim...

Chúa Chổm có thực sự nợ đến ngập đầu?

Người Việt có câu “nợ như Chúa Chổm” để nói về ai đó mắc nợ quá nhiều, câu chuyện về Chúa Chổm cũng chỉ được truyền miệng trong dân gian,...

Người Nam hay nói rút gọn

1. Người Nam hay nói rút gọn. Trong giao tiếp hằng ngày, thay vì nói “chút xíu” người ta thường nói “xíu”: – Xong chưa? – Xíu nữa. – Đau...

Gọi là bánh hay là mứt đều được !

Nói đến bánh mứt Huế là nói đến cả kho tàng văn hóa ẩm thực ở đất Cố đô. Có quá nhiều loại bánh mứt được chế biến từ bàn...

Ý nghĩa thâm sâu trong hôn lễ truyền thống của người Việt

Hôn lễ truyền thống của người Việt mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Bản thân cưới hỏi được xem là một trong ba việc lớn của đời người… Ca dao Việt có...

Sài Gòn năm 1968 – 1969 qua 100 bức ảnh của Brian Wickham (Phần 2)

Sau biến cố Mậu Thân 1968, an ninh ở Sài Gòn được thắt chặt. Hàng rào thép gai và các điểm kiểm soát quân sự mọc lên ở nhiều nơi....

Exit mobile version