Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Địa chính trị (Geopolitics)

Địa chính trị là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa lý tới hành vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế. Cụ thể, địa chính trị xem xét việc các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, hay địa hình tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của một quốc gia và vị thế của quốc gia đó trong hệ thống quốc tế.

Khái niệm “địa chính trị” lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà khoa học chính trị người Thụy Điển Rudolf Kjellen vào năm 1899. Kjillen cho rằng các đặc điểm về kinh tế, chính trị và quân sự của một quốc gia bắt nguồn từ các yếu tố địa lý và môi trường của quốc gia đó. Các yếu tố địa lý này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển về kinh tế-xã hội và chính trị, đồng thời góp phần định hình bản sắc và lịch sử của mỗi quốc gia. Kjellen đặc biệt chú ý tới tác động của các đặc điểm địa lý như núi non và đại dương đối với sinh mệnh chính trị của các quốc gia.

Đến đầu thế kỷ 20, khái niệm địa chính trị được phát triển thêm bởi nhà lịch sử hải quân người Mỹ Alfred Thayer Mahan (1840–1914) và nhà địa lý người Anh Halford John Mackinder (1861–1947). Cả hai ông đều cho rằng những cuộc đấu tranh địa chính trị quan trọng nhất nhằm giành vị trí bá quyền trong lịch sử đều diễn ra giữa các cường quốc hải dương và cường quốc lục địa. Điều này đã diễn ra từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, với ví dụ điển hình là sự đối đầu giữa Athens, một cường quốc hải dương, và Sparta, một cường quốc lục địa, trong cuộc Chiến tranh Peloponnese. Mahan cho rằng nắm giữ một lực lượng hải quân hùng mạnh là chìa khóa để phát triển sức mạnh quốc gia. Những quốc gia kiểm soát được đại dương như nước Anh thời bấy giờ có vị thế áp đảo trong hệ thống quan hệ quốc tế. Ngược lại, năm 1939, Halford Mackinder lại lập luận trong thuyết về “vùng đất trung tâm” (Heartland theory) rằng quốc gia nào có thể kiểm soát được vùng lãnh thổ nằm giữa nước Đức và vùng Siberia sẽ có thể kiểm soát được thế giới.

Trong những năm 1930, thuyết địa chính trị được các học giả Đức cổ xúy và sử dụng rộng rãi, trong đó đặc biệt có vai trò của vị tướng về hưu kiêm giáo sư Khoa Địa lý trường Đại học Munich Karl Haushofer. Có quan hệ thân cận với Adolf Hitler, Karl Haushofer đã giúp đưa thuyết địa chính trị vào chính sách đối ngoại của chính quyền Đức Quốc xã sau khi Hitler lên nắm quyền vào năm 1933. Theo đó, chính quyền Đức Quốc xã cho rằng nước Đức cần phải mở rộng “không gian sinh tồn” (Lebensraum) để có thể đạt được khả năng tự cung tự cấp. Khái niệm này đã được chính quyền Đức Quốc xã sử dụng để biện minh cho việc xâm chiếm lãnh thổ các quốc gia láng giềng. Có thể nói chính sách của nước Đức thời kỳ này đã chịu ảnh hưởng bởi lập luận của Halford Mackinder cho rằng nước Đức sẽ vươn lên tới vị trí bá chủ toàn cầu nếu chiếm được vùng đất trung tâm Châu Âu và không bị kiềm chế bởi các cường quốc hải dương như Anh hay Mỹ.

Bất chấp những lên án đối với tư tưởng mở rộng “không gian sinh tồn” của Hitler và việc nước Đức thất bại trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, địa chính trị vẫn tiếp tục trở thành một lĩnh vực nghiên cứu được quan tâm. Theo đó, một điểm chính trong tư duy địa chính trị gây nhiều chú ý liên quan đến tầm quan trọng của vị trí địa lý đối với chính sách đối ngoại của một quốc gia. Một quốc gia nằm kẹp giữa hai quốc gia lục địa sẽ có các mục tiêu chính sách đối ngoại khác xa với một đảo quốc hay một quốc gia được bao bọc xung quanh bởi các rào cản tự nhiên.

Ví dụ, nhiều người cho rằng chính sách đối ngoại mang xu hướng biệt lập của Mỹ trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai bắt nguồn từ vị trí địa lý cách biệt Châu Âu của Mỹ và việc nước này được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương mang lại một rào cản phòng thủ tự nhiên. Đặc điểm địa lý này cũng lý giải tại sao nước Mỹ lại coi trọng phát triển lực lượng hải quân. Trong khi đó, với vị trí địa lý nằm bên lề Châu Âu và không có các đường biên giới đảm bảo an ninh, nước Nga thường xuyên có một mối quan hệ căng thẳng và khó nhọc với các cường quốc Châu Âu.

Tương tự, trong quan hệ với Trung Quốc, “lời nguyền địa lý”, hay việc Việt Nam là một nước nhỏ nằm cạnh Trung Quốc lớn mạnh gấp nhiều lần, là một yếu tố quan trọng định hình quan hệ giữa hai nước trong lịch sử. Trong khi Trung Quốc luôn tìm kiếm ảnh hưởng, sự kiểm soát hoặc phụ thuộc từ phía Việt Nam thì ngược lại, Việt Nam luôn tìm cách duy trì nền độc lập, tự chủ của mình đối với người khổng lồ phương Bắc. Chính điều này đã dẫn tới những thăng trầm, thậm chí đối đầu, trong quan hệ giữa hai quốc gia trong nhiều giai đoạn của lịch sử.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu địa chính trị cũng cho rằng vị trí địa lý có mối liên hệ với sức mạnh và sự phát triển của mỗi quốc gia. Những quốc gia nằm ở những khu vực có khí hậu ôn hòa thường có sức mạnh kinh tế và quân sự lớn hơn các quốc gia khác nhờ lợi thế nông nghiệp và khai thác tài nguyên.Trong khi đó, các quốc gia ở gần xích đạo hay có khí hậu giá lạnh thường có nền kinh tế kém phát triển hơn và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Tương tự điều kiện khí hậu cũng có thể tác động tới an ninh của một quốc gia. Việc quân đội Pháp thời Napoleon hay quân đội Đức thời Hitler bị thời tiết băng giá cản bước khi tìm cách xâm lược nước Nga là những ví dụ tiêu biểu. Các đặc điểm địa hình, như sa mạc, rừng rậm hay núi non hiểm trở, cũng là những yếu tố tác động quan trọng tới chiến thuật quân sự, có thể góp phần mang lại thành công hay thất bại cho một đội quân trong các cuộc chiến tranh.

Như vậy có thể nói, yếu tố địa chính trị đóng vai trò quan trọng đối với chính sách đối ngoại mỗi quốc gia. Tuy nhiên cần nhận thấy rằng địa lý chỉ là một trong rất nhiều yếu tố tác động tới lựa chọn chính sách của mỗi quốc gia nói riêng cũng như quan hệ quốc tế nói chung. Thực tế, trong thời kỳ toàn cầu hóa ngày nay, vai trò của yếu tố địa chính trị dần bị suy giảm khi những đường biên giới quốc gia trở nên bị lu mờ.

Dòng chảy thương mại, đầu tư, vốn, công nghệ hay nhân lực ngày càng trở nên tự do và thay thế dần các đường biên giới chính trị và địa lý cố định trong việc tạo ra nền tảng và khuôn khổ cho cho các mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa các quốc gia. Mặt khác, với sự trỗi dậy của các nền kinh tế Đông Á trong những thập niên vừa qua, nhiều người cho rằng đã tới lúc cần thay thế khái niệm địa chính trị bằng địa kinh tế (geoeconomics). Theo đó, những quốc gia có nền kinh tế phát triển và chính sách thương mại rộng mở trở nên quan trọng hơn so với các quốc gia có lực lượng quân đội lớn mạnh. Lợi ích kinh tế dần thay thế các tính toán về chiến lược, chính trị hay quân sự để trở thành yếu tố chính chi phối chính sách đối ngoại của các quốc gia.

Nguồn: Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013).

Thư Viện Quốc Gia ngày xưa

Thư viện Quốc gia khánh thành vào cuối năm 1971 ở số 34 đường Gia Long (nay là Thư viện Tổng hợp số 69 Lý Tự Trọng). Thư viện có...

Vì sao âm lịch Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau một ngày?

Tùy theo tháng trong năm mà âm lịch Việt Nam và Trung Quốc có sự chênh lệch nhau một ngày. Trong khi đó, tại Việt Nam đang tồn tại song...

Hồ Biểu Chánh và chút tình Nam Kỳ Lục Tỉnh

Đất Lục Tỉnh ta là cái nôi xuất hiện đầu tiên của chữ Quốc Ngữ, của các thể loại thơ, tiểu thuyết, văn chương và báo chí Quốc Ngữ đầu...

Trước khi đánh người phải biết giữ mình

Phàm cái gì mình thích, tất người ta cũng thích. Nếu cứ theo lòng dục mà vơ năm gấp mười không phòng bị thì có khi xôi hỏng bỏng không......

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 2 – Bá hộ Bì kén rể thầy thông Thầy ký Trạch trở thành rể quý

Chưa bao giờ Nhà Lớn trải qua những ngày tưng bừng nhộn nhịp như mấy ngày ông Hội đồng làm lễ - trước lễ sau tiệc - mừng ngày Cậu...

Lai lịch của “Tam Hoàng Ngũ Đế” thời thượng cổ

Giai đoạn đầu của lịch sử Trung Hoa được gọi là thời kỳ Tiên Tần, được chia thành bốn thời đại là Hoàng, Đế, Vương, Bá. Người thống trị cao nhất ban đầu được xưng...

Tại sao những tiệm mì Tàu danh tiếng ở Sài Gòn luôn kèm theo chữ ‘Ký’

Nhiều người vẫn thắc mắc, “ký” trong “Hải Ký Mì Gia”, “Lương Ký Mì Gia”, “Bồi Ký Mì Gia”,… có nghĩa gì? Vì sao 10 quán ăn gốc Hoa bắt...

Nguồn gốc âm dương và các hoa văn tộc Việt

Học thuyết âm dương là học thuyết nổi tiếng, cũng là học thuyết quan trọng bậc nhất trong kho tàng triết học của văn hóa Á Đông. Vấn đề nguồn...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương (1838-1914)

Đại lộ sang trọng và sầm uất nhất Chợ Lớn được đặt tên là “Đại Lộ Tổng Đốc Phương”, có phải ông nầy là một người có công trạng đối với...

Lịch sử hình thành của Nhà Thờ Đức Bà

1. Vị trí: Ban đầu, địa điểm xây cất được đề nghị ở 3 nơi: – Trên nền Trường Thi cũ (nay là góc đường Lê Duẩn và Hai Bà...

Việt Nam – Đất nước của những kẻ lười biếng

Đây là một bài viết tôi sưu tầm được, nhưng tôi phải nói trước với bạn là ngôn từ của nó không hề ngọt tai, nếu bạn chưa sẵn sàng...

Nghĩa của từ Cà chớn là gì

Bàn về nghĩa của từ cà chớn là gì? Hai từ "Cà Chớn" rất phổ biến ở miền nam trước 75 . Mặc dầu bắt đầu bằng chữ "Cà" nhưng...

Exit mobile version