Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Điều gì xảy ra khi phấn hoa lọt vào mũi bạn?

Với nhiều người, “mùa dị ứng” thường rơi vào mùa xuân, khi phấn hoa từ các loại cây cối và hoa lá vương vãi khắp nơi trong không khí.

Nhưng tại sao phấn hoa lại khiến bạn hắt xì?

Bởi con người đã chung sống cùng các loại cây cối trong suốt lịch sử tiến hóa của mình, bạn có lẽ nghĩ rằng chúng ta ít nhiều “miễn nhiễm” với phấn hoa. Tuy nhiên, mỗi năm, phấn hoa vẫn khiến vô số người hắt xì và gặp phải các loại dị ứng khác nhau. Cùng đọc tiếp để hiểu lý do vì sao!


Phấn hoa giúp các loại cây cối sinh sản.

Phấn hoa là gì?

Phấn hoa giúp các loại cây cối sinh sản: cây đực tạo ra phấn hoa để thụ phấn cho cây cái. Tuy nhiên, để loại bột này phát huy tác dụng, nó cần phải được đưa từ cây đực sang cây cái. Quá trình vận chuyển này chính là con đường khiến phấn hoa dính vào mũi và làm bạn hắt xì.

Mọi loại thực vật, từ hoa đến cây cối, và cả cỏ nữa, đều tạo ra phấn hoa. Tuy nhiên, không phải mọi loại phấn hoa đều gây dị ứng. Hầu hết các loại cây với hoa đủ màu sắc thường nhờ côn trùng, như ong chẳng hạn, để mang phấn hoa từ cây này sang cây khác. Bởi phấn hoa luôn dính vào một con côn trùng hoặc một cái cây nào đó, nó không thể rơi vào mũi bạn và gây dị ứng được.

Tuy nhiên, các loại thực vật khác có thể sử dụng gió để phát tán phấn hoa ra xung quanh. Loại phấn hoa này rất nhẹ, do đó nó có thể dễ dàng được đưa đi bởi không khí. Bầu không khí bạn hít thở vào mùa xuân sẽ tràn ngập loại phấn hoa này, bởi đây là mùa thụ phấn của cây cối, khiến phản ứng dị ứng xảy ra thường xuyên hơn.

Điều này cũng giải thích tại sao bạn thường hắt xì nhiều khi trời có gió nhẹ và khô, bởi lúc này có rất nhiều phấn hoa lơ lừng trong không khí. Khi trời mưa, phấn hoa bị ướt sẽ không thể bay loanh quanh và lọt vào mũi bạn được.

Điều gì xảy ra khi phấn hoa lọt vào mũi bạn?

Tại sao phấn hoa lại khiến bạn hắt xì khi vô tình hít phải?

Bên trong mũi bạn là chất nhầy. Dù trông nó thật… tởm khi bắn ra từ mũi (như khi bạn hắt xì chẳng hạn), chất nhầy rất quan trọng đối với sức khỏe. Nó như một rào chắn, giữ lại bụi bẩn trước khi chúng lọt vào phổi, và giúp bạn không bị ốm. Phấn hoa chỉ là một trong rất nhiều thứ bị giữ lại bởi chất nhầy.

Tuy nhiên, dị ứng phấn hoa sẽ khiến mũi bị viêm sau khi phấn hoa lọt vào: trường hợp này gọi là viêm mũi (rhinitis). Những thứ khác cũng có thể gây viêm mũi – ví dụ, bạn sẽ bị viêm mũi mỗi khi bị cảm lạnh.

Bên cạnh việc khiến bạn hắt xì, viêm mũi dị ứng còn khiến bạn bị nghẹt mũi, gây chảy mũi hoặc ngứa mũi, và các triệu chứng không mấy thoải mái khác.

Những triệu chứng này là kết quả của một phản ứng hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch của bạn chính là hệ thống phòng thủ của cơ thể. Khi bạn bị dị ứng, hệ miễn dịch sẽ xem những thứ vô hại, như phấn hóa, là một mối đe dọa. Do đó nếu bạn bị dị ứng phấn hoa, hệ miễn dịch của bạn sẽ phản ứng với phấn hoa trong mũi với suy nghĩ rằng nó là một kẻ xâm nhập nguy hiểm – dù cho nó không thực sự nguy hiểm.

Sự phản ứng thái quá này của hệ miễn dịch gây ra viêm mũi dị ứng, với mọi triệu chứng liên quan bao gồm hắt xì. Khi bạn hắt xì vì dị ứng phấn hoa, đó là cơ thể đang tìm cách đánh đuổi những kẻ xâm nhập nguy hiểm ra khỏi mũi.


Dị ứng phấn hoa sẽ khiến mũi bị viêm sau khi phấn hoa lọt vào.

Tại sao không phải ai cũng bị dị ứng?

Không phải ai cũng dị ứng với phấn hoa, và không phải ai cũng dị ứng với cùng một loại phấn. Tại sao?

Các nhà khoa học không chắc câu trả lời cho câu hỏi này – bởi họ vẫn chưa hiểu tại sao ngay từ đầu chúng ta lại bị dị ứng. Xét cho cùng, những phản ứng thái qua kia của hệ miễn dịch gây hại cho chúng ta chứ không giúp ích được gì, do đó việc chúng lan rộng với mọi người là điều không thực sự hợp lý.

Theo một thuyết, dị ứng là kết quả của hàng rào phòng vệ tự nhiên của cơ thể trước ký sinh trùng, nhưng chuyện không như ý. Tuy nhiên, một thuyết khác cho rằng dị ứng thực ra là sự phòng vệ của cơ thể trước chất độc. Trong quá khứ, có lẽ từng tồn tại những loại phấn hoa thực sự nguy hiểm, đó có lẽ là lý do tại sao cơ thể của nhiều người vẫn xem chúng là một mối đe dọa.

Dẫu vậy, đến lúc này, chúng ta không hoàn toàn hiểu rõ tại sao các loại dị ứng lại tồn tại, hay tại sao chúng lại lan rộng như vậy. Chúng ta chỉ biết vì một vài lý do nào đó, cơ thể một số người xem các chất gây dị ứng vô hại như phấn hoa là chất nguy hiểm. Hệ miễn dịch làm việc và làm mọi thứ có thể để loại bỏ phấn hoa, như khiến bạn hắt xì và gây chảy mũi.

Hiển nhiên, trải nghiệm hắt xì vì phấn hoa là không mấy thích thú. Nhưng nó là bằng chứng cho thấy hệ miễn dịch đang cố để bảo vệ bạn – một đặc tính có lẽ đã giúp con người sống sót qua hàng ngàn năm qua, khi cơ thể chúng ta từng phải đối mặt với những mối đe dọa nguy hiểm mà nay đã bị lãng quên.

Tết Dưới Mắt Người Tây Phương

Trong "Lối Xưa Xe Ngựa..." tập II, tôi có viết ba bài về những tục lệ liên quan đến Tết Nguyên đán (1), song là viết theo sách sử của ta. Ở...

Sông, hồ ở Hà Nội xưa và nay

Thủ đô Hà Nội là vùng đất có rất nhiều sông, hồ tự nhiên. Chính hệ thống sông, hồ này đã tạo cho Hà Nội có nhiều cảnh quan thiên...

Những câu chuyện nhỏ đáng suy ngẫm về nhân sinh

Trong cuộc sống, đôi khi không phải chuyện gì chúng ta cũng có thể ngay lập tức thông suốt và thấu hiểu. Một số mẩu truyện về nhân sinh dưới...

Nghĩa của từ Bá đạo

Bá đạo là từ được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày hiện nay và trở thành trào lưu nhiều bạn thích thú. Những câu nói miệng như...

Đi dạo Sài Gòn xưa với Petrus

Bạn có biết ngày xưa ở vườn Tao Đàn có xóm Lụa? Đầu đường Đồng Khởi từng có xóm Hàng Đinh? Ngay Bến Bạch Đằng có bãi tắm riêng của...

Thục Phán: người Việt hay hoàng tộc nước Thục?

Vấn đề nguồn gốc của Thục Phán đã gây tranh cãi trong nhiều năm qua, nguồn sử liệu cho rằng Thục Phán là vương tử nước Thục chạy xuống mà...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 9/25 – Về loại từ Cái và Con

Khi học ngôn ngữ của các dân tộc gốc Mã Lai, chúng tôi có nhận thấy một điều Kỳ dị này là trừ ngôn ngữ Việt Nam ra, còn thì...

Phạm Đình Hổ và câu chuyện từ chối chức Tế tửu Quốc Tử giám

Phạm Đình Hổ (1768-1839), là danh sĩ đời vua Minh Mệnh. Ông tên tự là Tùng Niên và Bỉnh Trực, còn có hiệu là Đông Dã Triều. Ông người xã...

Mối tình Nguyễn Kiều (1695-1751) và Đoàn Thị Điểm (1705-1748)

Nguyễn Kiều hiệu Hạo Hiên, người làng Phú Xá, huyện Từ Liêm nay thuộc Hà Nội, là chồng bà Đoàn Thị Điểm. Năm 18 tuổi, đi thi lần đầu, liền...

Một số hình ảnh xưa cũ

Dĩa ám Long, dây ba chạc, bình Ton, và loạt ảnh về những dụng cụ xưa cũ một thời...

Nguồn gốc ra đời của đôi đũa

Đũa là một phát minh lớn của người Trung Quốc, hình thành cách đây khoảng 3.000 đến 5.000 năm trước (1). Theo thống kê, trên thế giới có 03 cách chính để...

Những kiểu quảng cáo của người Sài Gòn xưa

Giới thiệu quan tài trên xe buýt, dùng thơ hay những câu văn dí dỏm… người Sài Gòn xưa có cách lạ lẫm trong quảng cáo, để lại ấn tượng...

Exit mobile version