Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đồng hồ Thuỵ Sĩ – Vì sao từ lâu vẫn mãi là đỉnh cao

Có câu nói rằng, chỉ cần bạn nghĩ trong đầu về một con số, dù là vài chục nghìn hay chục triệu đô, cũng sẽ có một chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ tương tự ở tầm giá ấy.

Vì sao món đồ với kích thước chỉ khoảng vài chục mm ấy lại đáng tiền thì không phải ai cũng hiểu. Nhưng có một sự thật vẫn không thể phủ nhận, đó là việc mang trên cổ tay một chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ đến từ top những thương hiệu đồng hồ xa xỉ của thế giới như Patek Philippe, Omega, Panerai, Breitling, Zenith… chính là một lời tuyên ngôn cho sự thành công trong sự nghiệp và đẳng cấp của một người đàn ông giữa xã hội.

“Vì sao kim cương lại là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu” có thể là một câu hỏi khó trả lời. Nhưng “Vì sao đồng họ lại biểu tượng của một người đàn ông thành đạt” thì lại không hề khó trả lời đến như thế.

Nói đến đồng hồ, người ta sẽ nhắc đến một số cụm từ như “chính xác”, “đúng giờ” và “giá trị của thời gian”. Khi đối chiếu với những giá trị của con người, chúng ta sẽ tìm thấy sự chính xác đến tuyệt đối của tác phong chuyên nghiệp, sự đúng hẹn của chữ tín và hàng lớp những nguyên tắc để thành công – giống như hệ thống cơ khí phức tạp, cầu kỳ bậc nhất, ẩn sâu bên trong những lớp vỏ kim loại và đá quý đắt tiền của những chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ.

Nếu vậy thì, vì sao đồng hồ Thuỵ Sĩ từ lâu vẫn mãi là một đỉnh cao? Câu chuyện này nếu muốn lí giải thì cần phải bắt đầu từ một bài học về lịch sử.

Thật ra Thuỵ Sĩ không phải đất nước đầu tiên tạo ra những chiếc đồng hồ đủ nhỏ để có thể cho vào túi áo. Người Đức mới là dân tộc đầu tiên làm được việc đó. Công nghệ ấy dần dần lan đến cả nước Pháp. Vào đầu thế kỷ 16, sự ảnh hưởng của chiến tranh tôn giáo tại Pháp dẫn đến sự kiện có rất nhiều người tị nạn chạy về Thuỵ Sĩ, và họ cũng mang theo những kiến thức và công nghệ làm đồng hồ của mình.

Sự kiện này khiến cho số nghệ nhân làm đồng hồ tại đất nước này tăng lên đáng kể. Đồng thời, chính tại Geneva – mảnh đất sở hữu rất nhiều thợ kim hoàn tay nghề cao, kỹ thuật làm đồng hồ mà người Pháp đem đến lại được đẩy lên một đỉnh cao mới. Đến cuối thế kỷ 17, thành phố Geneva bắt đầu nổi tiếng là nơi có kỹ thuật làm đồng hồ đỉnh cao.

Vào thời gian đầu thế kỷ 18, người Thuỵ Sĩ vẫn chưa phải là những người đi đầu về việc phát minh ra những công nghệ và chi tiết hiện đại nhất trong đồng hồ. Người Anh mới đang dẫn đầu trong cuộc đua này, bởi lúc ấy đàn ông Anh Quốc đặc biệt thích mặc waistcoat và mang bên người đồng hồ quả quýt. Đó cũng là một thời kỳ chạy đua của hai đất nước Anh Quốc và Thuỵ Sĩ về khả năng làm đồng hồ.

Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 18, Thuỵ Sĩ lại có được một bước nhảy vọt về khả năng sản xuất, đặc biệt là khi áp dụng mô hình về dây chuyền lắp ráp, học tập từ cuộc cách mạng công nghiệp đang xảy ra ở bên kia bờ lục địa. Toàn bộ quá trình từ sản xuất từng bộ phận nhỏ cho đến lưu kho, vận chuyển, lắp ráp, lên giờ, đặt kim, kiểm tra, đóng gói… đều được chuyên nghiệp hoá. Để rồi chỉ sau 50 năm đầu thế kỷ 19, Thuỵ Sĩ đã có sản lượng đồng hồ gấp 11 lần Anh Quốc.

Một khoảng thời gian trước đó, hàng loạt công nghệ như đồng hồ tự lên dây cót, hay những chi tiết thể hiện đỉnh cao về kỹ thuật cơ khí như tourbillon – công nghệ giảm thiểu tối đa độ sai lệch của đồng hồ, bất kể việc buồng máy được đặt ngang hay đặt dọc so với chiều của lực trọng trường trái đất – cũng được phát minh bởi người Thuỵ Sĩ. Ở thời điểm này, kỹ thuật làm đồng hồ của người Thụy Sĩ đã đạt tới một trình độ kết hợp được cả 3 yếu tố: kỹ thuật tinh xảo, dây chuyền sản xuất hàng loạt và giá trị thẩm mỹ.

Ở cuối thời kỳ của Đệ Nhị Thế Chiến, Thuỵ Sĩ đã chính thức trở thành quốc gia số 1 thế giới về sản xuất đồng hồ.

Không dừng lại ở đỉnh cao, người Thuỵ Sĩ vẫn luôn đi đầu trong các công nghệ mới nhất, hiện đại nhất và đột phá nhất trong việc làm đồng hồ. Từ bộ vỏ chống nước, cho đến những tính năng đặc biệt để hỗ trợ các phi công và thợ lặn trong quân đội. Trong vài chục năm đổ lại, Thuỵ Sĩ lại tiếp tục cho ra đời những bộ máy với tần số dao động lớn nhất, những chiếc đồng hồ đeo tay có số lượng chi tiết máy nhiều nhất hay các loại đồng hồ cơ mỏng nhất.

Sau khi đã chứng tỏ được vị trí thượng tôn của mình trên khắp cả thế giới, người Thuỵ Sĩ lại tiếp tục tìm cách để bảo vệ kỹ nghệ làm đồng hồ danh tiếng của mình.

Để đảm bảo uy tín về chất lượng của những chiếc đồng hồ được sản xuất bởi đất nước này, người Thuỵ Sĩ thậm chí còn tạo ra một bộ luật quy định về việc một chiếc đồng hồ phải đáp ứng được những tiêu chí như thế nào thì mới được đóng mác danh giá “Swiss Made”.

Đầu tiên, bộ truyền động bên trong phải được sản xuất ở Thuỵ Sĩ. Sau đó, công đoạn lắp ghép các thành phần bên trong cũng phải được thực hiện trong nước. Khâu kiểm định chất lượng cũng phải được xử lý bởi các chuyên gia Thuỵ Sĩ. Và sau cùng, 60% chi phí sản xuất của mỗi chiếc đồng hồ phải đến từ các cơ sở ở đất nước nằm ngay chính trung tâm châu u này.

Trên khắp thế giới, không nơi nào có được dây chuyền sản xuất đồng hồ với những thiết bị cơ khí cao cấp cùng với đội ngũ nghệ nhân chế tác thủ công hùng hậu như Thuỵ Sĩ. Sự chính xác và tinh xảo của từng thành phần bên trong một chiếc đồng hồ Swiss Made thường có chất lượng cao hơn nhiều so với tất cả những nơi khác.

Loại thép được sử dụng để tạo nên đồng hồ Thuỵ Sĩ cũng là loại hợp kim có khả năng chống ăn mòn và độ cứng cực kỳ cao, đảm bảo về các chỉ số chống hao mòn theo thời gian và tránh được phần lớn những vấn đề liên quan đến dị ứng kim loại dành cho người đeo. Sau này, họ lại tiếp tục ứng dụng các vật liệu cao cấp vào quá trình chế tác các thành phần như vỏ, kim và các chi tiết máy bên trong.

Có những quan điểm dị nghị cho rằng người Thuỵ Sĩ sử dụng các loại đá quý trong các bộ phận của đồng hồ để tăng giá bán. Nhưng nếu nhìn vào cấu trúc phức tạp của hệ thống cơ khí bên trong, bạn sẽ hiểu rằng, những chi tiết tiếp xúc bằng kim loại rất dễ bị bào mòn theo thời gian. Việc sử dụng những loại đá quý có độ cứng và độ bền cao hơn cả kim loại sẽ giúp đảm bảo tính ổn định cũng như độ bền và tuổi thọ của một chiếc đồng hồ hơn nhiều.

Nếu chỉ đơn thuần là đưa đá quý vào để cho có thì chiếc đồng hồ được tạo ra sẽ thực sự kệch cỡm. Còn nếu sử dụng đá quý để gia tăng hiệu năng, độ ổn định và tính chính xác của hệ thống cơ khí bên trong đồng hồ thì đó mới là đẳng cấp của Thuỵ Sĩ”.

Nếu như chỉ đánh giá một chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ trên phương diện là tính năng xem giờ thì bạn sẽ chẳng bao giờ cần phải quan tâm đến món đồ xa xỉ này. Nhưng nếu nhìn nhận về đồng hồ Thuỵ Sĩ là một món đồ thể hiện những gì tối thượng nhất của nhân loại về kỹ thuật chế tác và về tính đại diện của nó cho những giá trị trường tồn, bạn sẽ hiểu vì sao đồng hồ Thuỵ Sĩ lại có thể tạo nên một cơn sốt điên cuồng đến như thế trên khắp thế giới.

Chúng là món đồ gia bảo, đồ thừa kế được truyền lại suốt từ đời này đến đời khác trong một gia đình. Cũng là chặng cuối trên con đường sưu tập đồng hồ mà những cậu bé đều mơ ước, giống như thể đó là câu chuyện cổ tích của đàn ông trong việc hướng tới một cuộc đời cực kỳ thành đạt.

Nguồn gốc nhà thờ Cha Tam

Vào năm 1898, Đức Cha Jean Dépierre (Đễ, 1895-1899), Giám Mục Sài Gòn, thấy rằng họ đạo người Hoa mỗi ngày một suy giảm, từ 100 người giảm còn khoảng...

Chị Dậu thời nay…

Em có biết còn biết bao nhiêu chị Dậu ở cái đất nước này đang đi buôn lậu thân thể của họ khắp thế giới hay không? Có những chị...

Nhìn lại một giai đoạn hưng suy của nghệ thuật nhân loại

Lịch sử như bánh xe luân chuyển, nền văn minh sơ khởi, hưng thịnh và tàn lụi, quốc gia kiến lập, phồn vinh và lùi vào dĩ vãng… Hưng suy...

Nhớ Lại Một Số Phim Hay Tiêu Biểu trước năm 1975

Một trong những phim tình cảm hay nhứt trong giai đoạn phim đen trắng là phim La valse dans l’ombre, tên chuyển ngữ sang tiếng Pháp của phim Mỹ Waterloo...

Hành Trình Dài 500 Năm Của Cây Bút Chì

Không chỉ là dụng cụ học tập ngay từ thuở chập chững tới trường mà bút chì còn là công cụ thường ngày của các kiến trúc sư, các nhà...

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 3)

Phần 3: Nguyễn Chánh Sắt (1869 - 1947) nhà văn tiền phong Nam Kỳ Nguyễn Chánh Sắt là một người tự học, một nhà văn tiền phong, một dịch giả truyện Tàu nổi...

Tản Mạn Về O Huế

Bà xã của tôi là một cô gái Huế, nói theo kiểu Huế là một o Huế. Dù cho bây giờ o Huế của tôi đã phần nào không còn...

Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt – Viên ngọc kiến trúc của Việt Nam

Giới kiến trúc trong và ngoài nước đánh giá trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là công trình kiến trúc độc đáo hàng đầu trong số hơn 2.000 công...

Rạp chiếu bóng thùng, tuổi thơ của dân Sài Gòn xưa.

“Chủ rạp” chiếu bóng thùng là chú Hai Ngon, khoảng chừng 40 tuổi, gương mặt trông hiền lành nhưng cũng không giấu được hết nét hằn sâu của cuộc đời...

Chuyện hai tiếng Châu Thành

Châu Thành 州成 vốn là một danh ngữ chính phụ của tiếng Hán mà thành 成 là trung tâm, còn định ngữ là châu 州. Vậy châu thành là thành...

Chuyện phòng the của phi tần nhà Thanh

Theo sử sách ghi lại, các phi tần nhà Thanh không chỉ chịu sự ràng buộc từ vô số cung quy luật lệ khi tiến cung mà kể cả những...

Những Loại Thịt Bò Nào Trong Bát Phở?

Anh hỏi thì em xin thưa: đó là thịt…!! Một chút thơ làm duyên khởi Ngày nay có gần 3 triệu người Việt Nam sống ngoài quê hương nên gọi...

Exit mobile version