Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hiện tượng El nino là gì?

Thuật ngữ El nino (tiếng Tây Ban Nha nghĩa là “Chúa hài đồng” hay “đứa bé trai”) được bắt đầu sử dụng bởi các ngư dân ở dọc bờ biển Ecuador và Peru để chỉ hiện tượng một dòng hải lưu ấm xuất hiện khoảng Giáng sinh và kéo dài khoảng vài tháng. Trong khoảng thời gian này cá ít đi, do đó các ngư dân thường ở nhà để sửa chữa các ngư cụ. Trong một số chu kỳ El nino, hiện tượng dòng hải lưu ấm này làm gián đoạn mùa đánh cá đến tận tháng 5 hoặc tháng 6 năm sau. Trải qua nhiều năm, thuật ngữ El nino được sử dụng để chỉ hiện tượng dòng hải lưu ấm và các ảnh hưởng của nó không chỉ đối với các ngư dân ở Ecuador, Peru mà còn đối với các ngành nghề khác nhau trên toàn thế giới.

El nino là gì?

Theo một định nghĩa đơn giản nhất El nino là hiện tượng phá vỡ điều kiện bình thường của hệ thống đại dương – khí quyển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương gây nên những ảnh hưởng đến thời tiết trên qui mô toàn cầu.

Hay theo một định nghĩa khác El nino là hiện tượng vùng biển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương ấm lên một cách bất thường.

El nino là hiện tượng phá vỡ điều kiện bình thường của hệ thống đại dương.
El nino là hiện tượng phá vỡ điều kiện bình thường của hệ thống đại dương.

La nina là gì?

La nina theo tiếng Tây Ban Nha nghĩa là “đứa bé gái”, ngay từ tên gọi này chúng ta có thể hiểu được La nina là hiện tượng nghịch đảo của El nino. La nina là hiện tượng vùng biển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương lạnh đi một cách bất thường.

La nina còn được gọi là El Viejo hay Anti – El nino.

Nguyên nhân sinh ra El nino?

El nino là kết quả của sự tương tác của bề mặt biển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương với lớp khí quyển ngay bên trên nó. Đây là hiện tượng xảy ra do nội lực giữa hai cực đại dương – khí quyển. Chiều rộng của Thái Bình Dương cũng là một trong những nguyên nhân sinh ra hiện tượng El nino. Các tương tác bên ngoài như hoạt động của núi lửa (trên đất liền hay dưới đại dương), chu kỳ vệt đen mặt trời đều không có liên hệ gì với hiện tượng El nino.

Để hiểu rõ thêm về hiện tượng El nino, La nina chúng ta hãy xem xét các diễn biến ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương ở điều kiện bình thường và khi xảy ra các hiện tượng này.

Trong điều kiện bình thường gió mậu dịch (trade-wind) thổi từ Đông sang Tây và dồn dòng nước nóng lại ở phía Tây Thái Bình Dương. Do đó mực nước biển ở Indonesia cao hơn mực nước biển ở Ecuador khoảng 0,5 m. Nhiệt độ bề mặt biển ở phía Tây cao hơn ở phía Đông khoảng 8oC. ở Nam Mỹ bề mặt phân cách giữa lớp nước ấm bên trên và lớp nước lạnh bên dưới không sâu lắm, tạo điều kiện cho nước lạnh từ bên dưới lớp nước mặt nổi lên bề mặt. Nước lạnh này chứa nhiều chất dinh dưỡng, thúc đẩy sự phát triển của các sinh vật sản xuất sơ cấp, làm cho hệ sinh thái biển đa dạng hơn và sản lượng cá đánh bắt được tăng. Trong khoảng thời gian này vũ lượng tăng ở khu vực biển ấm (Tây Thái Bình Dương) và giảm ở khu vực Đông Thái Bình Dương.

Khi hiện tượng El nino, gió mậu dịch yếu dần ở khu trung tâm và Đông Thái Bình Dương. Dòng nước nóng lan dần từ bờ Tây Thái Bình Dương về bờ Đông Thái Bình Dương. Quá trình này làm cho bề mặt phân cách lớp nước nóng phía trên và lớp nước lạnh phía dưới hạ xuống sâu hơn, do đó kiềm hãm sự nổi lên của lớp nước lạnh, làm cho khu vực phía Đông ít đi sinh vật sản xuất và cá. Vũ lượng cũng tăng theo chiều di chuyển của dòng nước nóng gây lũ lụt ở Peru và khô hạn ở Indonesia và úc.

Chu kỳ của El nino

El nino thường diễn ra không đều đặn, nhưng nằm trong một chu kỳ từ 2-7 năm. Mỗi đợt El niđo có cường độ và biên độ thời gian khác nhau.

Sau đây là bản đồ dự báo về ảnh hưởng của La nina lên khí hậu toàn cầu.

Ảnh hưởng của La nina lên khí hậu toàn cầu.
Ảnh hưởng của La nina lên khí hậu toàn cầu.

Xuất xứ tên gọi pê-đê (lại cái)

Tại sao lại gọi những người bán nam bán nữ (lại cái) là “pê-đê”? Cái tên pê-đê dùng để chỉ những người bán nam bán nữ là kết quả của...

Từ Việt gốc Pháp – Phần 2

Xe lửa nhà ga và tiếng xúp lê Xe lửa, còn có tên là hỏa xa hay tàu hỏa. Ở VN miền Bắc, dân ta dùng chữ tàu hỏa, tàu điện gọi những...

Vì sao người ta chửi là “đồ quỷ Sa Tăng”?

Sa Tăng có công bảo vệ Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, cuối cùng đắc đạo và trở thành Kim thân La Hán. Vì cớ gì mà thỉnh thoảng vẫn...

Tên gọi Hồng Hà (Sông Hồng) có từ đâu?

Một ông bạn của tôi có thắc mắc không biết tại sao thư tịch xưa (bằng chữ Hán) không ở đâu có nói đến tên Hồng Hà mà chỉ ghi có tên Nhị...

Ngày tết nghĩ về ngũ thường trong tâm thức Việt

Một mùa xuân lại về trên đất nước ta. Chào Xuân Ất Mùi 2015. Như vậy là bốn mươi cái tết đã đến kể từ sau khi đất nước thống...

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Anh Bằng qua lời kể của Lê Dinh

Đầu năm 1966, một ngày vào khoảng giữa trưa, lúc tôi đang làm việc trong phòng Sản Xuất, đài Phát thanh Sài Gòn, có một anh quân nhân, mặc sắc...

“Cứu khổ” và “cứu khổn”

Báo Tuổi trẻ ngày 8/10/2012 có bài viết nhan đề “Khát vọng cứu khổ phò nguy” của Hồng Hạnh. Sau đó, trên Tuổi trẻ ngày 15/10/2012, bạn đọc Vạn Lý...

Hãy biết ơn đời!

Có một cô gái rất hận đời vì cô bị mù. Cô thù ghét mọi người, trừ người bạn trai của mình. Anh luôn ở bên cô và chăm sóc...

Chữ “Tự” trong ngôi chùa

Chữ Tự trong tên của các chùa. Tự (寺) là tiếng Hán, theo tự điển giải nghĩa là chùa.  Ngày nay chữ này được dùng đứng sau, làm thành tố chính để...

Dinh thự cổ tráng lệ bậc nhất Sài Gòn xưa

 Do quy mô quá to lớn với nhiều phòng ốc nên người Sài Gòn còn gọi dinh thự của chú Hỏa là căn nhà 99 cửa… Tọa lạc tại số...

Hoa Pensée và chuyện tình bi thương trong 2 ca khúc “Màu Tím Pensée”…

Trong các ca khúc của nhạc vàng Việt Nam, nhiều nhạc sĩ lấy cảm hứng từ các loài hoa để viết nên các tình khúc dang dở. Đó là các...

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 4 – Mua sắm máy bay

Thấm thoát đã tới ngày trọn đại. Bà con ở xa miệt Giá Rai, Cà Mau tới trước một ngày. Người nào thân thích ở trong các dãy nhà ngang...

Exit mobile version