Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Làm gì khi đi rừng bị lạc

Bạn là người hay đi rừng và thích khám phá những điều kỳ thú về thiên nhiên, muông thú trong rừng và lắng nghe tiếng rì rào của gió… do mải mê khám phá, bạn bỗng nhận ra rằng mình đã bị lạc vào rừng sâu và không hề tìm thấy lối ra, lúc đó trời lại sập tối khiến bạn lại càng lo lắng hơn? Trong trường hợp này bạn phải làm sao?

Trước khi bắt đầu chuyến hành trình khám phá rừng, núi mỗi chúng ta nên trang bị cho mình 4 bước và những kỹ năng sống sót trong rừng nếu không may một ngày nào đó bị lạc giữa rừng sâu.

Đối với 4 bước chuẩn bị, chúng ta cần những điều sau. Trước khi đi đến bất kỳ địa điểm nào, điều đầu tiên và cần thiết nhất đó chính là tìm hiểu về khu vực bạn sẽ thám hiểm đó nó như thế nào. Chúng ta có thể tìm hiểu trên mạng hoặc bản đồ khu vực, và bản đồ đó hãy luôn mang theo suốt hành trình, điều này sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ bị lạc trong rừng. Hơn nữa, kiến thức về hệ thực vật, động vật (như loài cây nào ăn được, nơi trú ngụ của động vật nguy hiểm để tránh) trong khu vực cũng là điều vô cùng cần thiết.

Trước mỗi chuyến đi, hãy đảm bảo dạ dày của bạn đã được ăn uống đầy đủ, bên cạnh đó bạn nên nói cho những người thân xung quanh bạn về chuyến đi bạn đang dự định này về địa điểm và dự kiến thời gian đi và trở về, để nếu bạn có lạc vào rừng sâu cũng sẽ có người biết và gọi cảnh sát cứu hộ.

Mang theo các đồ dùng, thiết bị để giúp bạn sinh tồn trong rừng như dao, dây thép, còi, chăn không gian (mỏng nhẹ nhưng giữ ấm rất tốt), gương phản chiếu, diêm để trong hộp không thấm nước, la bàn… Đừng quên bộ sơ cứu vết thương cá nhân và thuốc men vì chẳng có thể nói trước được điều gì trong rừng sâu.

Và hãy luôn mang theo bên mình một chiếc điện thoại có pin sạc dự phòng để có thể liên lạc khi cần thiết, bên cạnh đó là một thiết bị có thể phát sóng radio, đây là những đồ dùng thiết yếu có thể cứu bạn khi bạn bị lạc hay bị thương.

Khi bạn đã chuẩn bị chu đáo cộng thêm 10 kỹ năng sinh tồn dưới đây, khi không may bị lạc vào rừng thì bạn hoàn toàn có thể sống sót và tìm được sự giúp đỡ để thoát khỏi nơi đó.

1. Đừng hoảng loạn khi bị lạc vào rừng

Muốn sống sót được trong rừng sâu khi bị lạc, điều đầu tiên chúng ta cần đó là phải bình tĩnh để xem xét tình hình như thế nào để có thể tự giúp bản thân sinh tồn trong rừng sâu và nhanh chóng tìm được sự giúp đỡ.

Hoảng loạn sẽ không giúp bạn giải quyết được vấn đề đang gặp phải, nó sẽ khiến bạn mất sức, tinh thần sẽ không ổn định và có thể sẽ gặp nguy hiểm hơn khi ở trong rừng sâu. Khi nhận ra mình đã bị lạc, điều đầu tiên là đứng lại, hít một hơi thật sâu và giữ bình tĩnh. Hãy hành động theo nguyên lý của từ viết tắt STOP:

  1. S – ngồi xuống (Sit down).
  2. T – nghĩ (Think).
  3. O – Quan sát xung quanh (Observe your surroundings).
  4. P – Chuẩn bị để tìm hướng giải quyết bằng các vật dụng mang theo (Prepare for survival by gathering materials).

2. Cần xác định phương hướng

Bất cứ những địa điểm nào ở trong rừng cũng có thể trở thành điểm lạ lẫm đối với bạn, chính vì vậy để nhận biết địa điểm bạn đã đi qua hãy dùng một tấm vải hay một tờ giấy hoặc bất kể thứ gì có thể nhìn thấy từ xa. Xác định hướng dựa trên hướng mặt trời mọc và mặt trời lặn, sử dụng la bàn (kim la bàn theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ 12 giờ theo thứ tự là Bắc – Đông – Nam – Tây) để tìm lối thoát.

3. Hãy ở yên một chỗ

Nêu bạn cảm thấy mệt mỏi và đuối sức thì cách tốt nhất bạn nên ngồi im một chỗ để có thể giữ gìn sức khỏe, điều này không chỉ giúp bạn hạn chế được lượng nước và thức ăn cần nạp vào trong cơ thể mà nó còn giúp bạn tăng cơ hội được tìm thấy. Hãy ngồi xuống và nghỉ ngơi. Nếu bạn đi với nhiều người thì tuyệt đối không nên tách nhau ra, vì càng đông người thì càng có lợi và giúp bạn tồn tại trong mọi hoàn cảnh.

Hãy bảo vệ làn da của mình bằng cách buông ống tay áo, mặc quần dài và bịt kín mặt tránh bị côn trùng đốt. Xử lý vết thương càng sớm càng tốt, tránh để lâu dễ bị nhiễm trùng.

4. Đốt một đống lửa

Hãy tìm kiếm những loại cây khô xung quanh đó và chia thành 3 đống và đốt lửa để giúp giữ ấm cho cơ thể khi màn đêm buông xuống, bạn đừng nghĩ nó không quan trọng trong điều kiện trời ấm áp. Nên đốt từng ít một củi để tiết kiệm cũng như tránh tình trạng xảy ra cháy rừng. Nếu lửa đủ bền, bạn có thể đốt một số cành cây tươi để tạo khói, kêu gọi sự chú ý của lực lượng cứu hộ.

Một số bộ phim có cảnh nhân vật chính tìm được một hang động nhỏ nhắn. Sau đó chỉ cần sắp xếp lại rồi gom củi và đốt lửa, chúng ta đã có một chỗ trú ẩn ấm cúng và thơ mộng không gì bằng.

Nhưng nếu làm như vậy ngoài đời, bạn có thể phải trả giá. Khi đốt lửa, nhiệt độ cao sẽ làm nóng đá trên trần hang, khiến nó nở ra và dễ gây sạt lở. Vậy nên việc đốt lửa trong hang sẽ là không an toàn, trừ phi đó là một cái hang to cỡ tòa nhà.

Ngoài ra, nơi phù hợp nhất để đốt lửa chính là ngoài trời, ở chỗ thoáng đãng.

5. Tạo tín hiệu cứu hộ

Tạo tín hiệu cứu hộ bằng cách huýt sáo, la hét hay đập các viên đá với nhau. Đánh dấu vị trí để người khác có thể nhìn thấy từ trên cao. Nếu đang trên một ngọn núi, hãy làm 3 đống lá tạo thành hình tam giác, trên sa mạc hãy vẽ một tam giác bằng cát lớn. Bất cứ điều gì có liên quan đến số 3 trong các khu vực hoang dã là một tín hiệu kêu gọi sự trợ giúp chuẩn.

Ví dụ như sử dụng lửa để tạo tín hiệu, có thể là 3 đám cháy theo đường thẳng hoặc 3 đám cháy theo hình tam giác. Bạn cũng có thể thổi còi 3 lần, bắn súng lên không khí 3 lần (nếu có) hoặc chiếu chiếc gương lên ánh sáng 3 lần.

Mặt khác, có thể tạo một “con đường mòn” bằng cách đánh dấu bằng đá, vải quần áo. Tránh đánh dấu đường đi bằng đồ ăn, hoa quả vì có thể thu hút động vật hoang dã, rất nguy hiểm.

6. Nên tìm hiểu khu vực bạn đang đứng

Dù không khuyến khích bạn đi lại nhiều khi bị lạc trong rừng, nhưng nếu có thể bạn cũng nên đi xung quanh gần đó để có thể tìm hiểu khu vực bạn đang đứng như thế nào, biết đâu bạn lại có thể tìm được điều gì đó hữu ích cho bạn để thoát khỏi nơi đây.

Hãy chắc chắn bạn sẽ tìm được về chỗ xác định đứng ban đầu khi bạn đi tìm nguồn nước, tìm nơi trú ẩn hay tìm đường về.

7. Tìm nguồn nước sạch

Nước là thứ thiết yếu, không thể thiếu trong cơ thể chúng ta, thông thường cơ thể chúng ta có thể chịu đựng được 3 ngày không có nước, nhưng khi không có nước cơ thể chúng ta sẽ bị mất nước và dần dần kiệt sức, không thể nào sống sót được, vậy nên hãy cố gắng đi tìm những con suối xung quanh đó để cung cấp nguồn nước cho cơ thể.

Theo Travel Overseas, có thể tìm được nguồn nước dựa vào mật độ côn trùng dày đặc. Ong thường xây tổ của chúng cách các nguồn nước vài dặm và ruồi thường khoảng 100m. Bạn có thể để ý các con chim gần đó vì chúng thích bay quanh các nguồn nước ngọt, hay các vết xói mòn lớn trên nền đất có thể dẫn đến suối nước.

Nếu không thể, bạn có thể uống sương, phơi vải trong sương và vắt lấy nước. Bạn cũng có thể tìm thấy nước trong các khe đá.

8. Làm sạch nước

Trong bước chuẩn bị đồ ở nhà bạn nên chuẩn bị cho mình 1 viên lọc nước hoặc 1 chiếc nồi bé để có thể đun nước sôi mọi lúc, mọi nơi. Nếu bạn không có cục lọc nước với nồi thì bạn cũng có thể cho nước vào chai nhựa, sau đó mang ra chỗ nắng và phơi 6 tiếng đồng hồ để diệt hết các vi khuẩn và sinh vật có trong nước. Nếu bần cùng hơn, bạn buộc phải duy trì sự sống bằng nước, tránh để cơ thể cạn kiệt sức lực.

9. Tìm nơi trú ẩn

Tìm một thân cây bị đổ hay nằm nghiêng, bạn có thể tạo chỗ nằm bằng cách xếp nhiều cành cây lớn tạo khung rồi che chắn bằng lá cây rừng. Nếu có thể, bạn hãy tìm các hang động nhưng phải chắc chắn là hang động không có gấu, báo, rắn… hay những động vật không thân thiện khác.

Hãy đảm bảo nơi trú ẩn của bạn vẫn để người khác có thể tìm ra. Đừng mất quá nhiều sức lực để làm nơi trú ẩn hoàn hảo, nhưng vẫn chu toàn cho chỗ nằm để giữ ấm thân nhiệt.

10. Tìm nguồn thức ăn an toàn

Hầu hết người lớn khỏe mạnh đều có thể sống sót đến 3 tuần nếu không có thức ăn trong điều kiện thời tiết ấm áp. Bạn có thể đói nhưng khỏe mạnh sẽ tốt hơn nếu bị bệnh. Chính vì vậy, hãy chắc chắn đồ ăn mình ăn là an toàn trước khi bỏ nó vào miệng.

Đừng ngại ăn côn trùng và những con bọ khác. Mặc dù bạn có thể thấy kinh tởm khi ăn vài loại châu chấu nhưng còn hơn là chúng ta sẽ bị mất mạng nơi đây không ai biết, những loại côn trùng này sẽ cung cấp dinh dưỡng hữu ích cho cơ thể chúng ta có thể tồn tại.

Tất cả côn trùng phải được nấu chín hoặc có thể nướng vì những loại con côn trùng này chúng có thể chứa ký sinh trùng vào trong cơ thể bạn và có thể giết chết bạn. Không ăn bất kỳ sâu bướm, côn trùng có màu sắc rực rỡ, hoặc bất kỳ côn trùng nào có thể cắn hoặc đốt bạn. Hãy bỏ chân, đầu và cánh của bất kỳ loài côn trùng trước khi ăn.

Nếu bạn ở gần nước, cá là một lựa chọn tốt. Tránh ăn bất kỳ loại nấm hoặc quả mà bạn nhìn thấy, cho dù bạn đói đến đâu. Nhiều loại quả trong rừng có độc, đặc biệt là những quả màu trắng.

Cũng cần lưu ý là không nên dự trữ thức ăn như cá sông vì nó có thể thu hút động vật hoang dã đến gần.

11. Khi rơi vào đầm lầy

Khi rơi xuống đầm lầy hoặc phải bơi qua một đầm nước toàn bùn, bạn sẽ rất khó bơi được bình thường. Trong tình huống này, việc nên làm là giữ tư thế cong lưng, sao cho đầu ngẩng lên trên.

Đây là tư thế cho phép bạn nhận được không khí nhanh hơn và tích luỹ chúng trong phổi nhiều hơn.

12. Khi bị lạc, hãy đi tìm các rãnh nước nhỏ

Các rãnh nước nhỏ sẽ chảy ra những con sông lớn hơn, và thường thì nó sẽ dẫn đến những khu vực có người ở.

Tuy nhiên, bí kíp này không phải khi nào cũng có thể áp dụng. Đúng là con người thường sinh sống gần các con sông, nhưng tùy vào độ dài ngắn của sông mà bạn có thể mất hàng tuần mới tìm ra họ. Vậy nên nếu không nắm rõ tình hình địa lý của khu vực, hãy ở nguyên nơi bạn gặp nạn. Đó sẽ là địa điểm mà đội cứu hộ tìm kiếm đầu tiên, nên hãy cố chờ đợi.

13. Khi bom nổ

Ở một đất nước yên bình, có lẽ chẳng bao giờ bạn nghĩ mình sẽ phải đối mặt với một quả bom đúng không? Nhưng trong trường hợp gặp thật, việc nên làm nhất là nằm sấp xuống sàn, tay che đầu, chân bắt chéo và đặc biệt là há miệng rộng ra.

Tư thế nằm như vậy sẽ giúp bạn tăng khả năng sống sót nếu có vật lạ rơi trúng người. Còn việc há miệng là để giảm áp suất, giúp phổi và màng nhĩ không bị áp lực từ vụ nổ phá vỡ.

14. Luôn mang theo một bao diêm được bọc sáp ở đầu

Lý tưởng nhất là những que diêm đựng trong hộp kim loại. Còn trong trường hợp là hộp giấy hoặc nhựa, hãy đảm bảo bạn đã bọc sáp ở đầu từng que.

Đây là một trong những yêu cầu quan trọng khi di chuyển của hải quân SEALs, bởi lẽ lửa là thứ cần được ưu tiên trong những tình huống sống còn. Việc bọc sáp vào đầu diêm giúp chúng không bị ướt nếu rơi xuống nước. Và khi cần dùng, chỉ cần cạo bớt lớp sáp đi là ổn rồi.

15. Tình huống bị bỏng lạnh

“Bỏng lạnh” là một thuật ngữ chỉ việc một bộ phận trong cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp, dẫn đến các mô bị tổn thương. Bỏng lạnh có thể nghiêm trọng đến nỗi khiến bộ phận ảnh hưởng bị hoại tử, phải cắt bỏ sau đó.

Nếu không may rơi vào tình cảnh như vậy, hãy làm ấm khu vực xung quanh bằng nước nóng trước, sau đó sử dụng băng vải thấm nước rồi áp vào phần bị bỏng. Tuyệt đối không được nhúng tay trực tiếp vào nước nóng, vì điều đó chỉ làm mọi chuyện xấu hơn thôi.

16. Dùng tinh dầu tự nhiên để giảm muỗi đốt

Bạn có thể sử dụng các biện pháp tự nhiên để tránh những muỗi ngoài tự nhiên. Dầu thông có thể hoạt động như một yếu tố ngăn chặn muỗi và một số loại bọ ve nhờ mùi đặc trưng. Tương tự, lá sả cũng có thể xua đuổi côn trùng.

17. Ngủ trên giường cao để tránh hạ thân nhiệt

Ngoài tìm được thức ăn và nước uống, việc bảo vệ bản thân là rất quan trọng. Nếu tìm thấy hang động hoặc nơi trú ẩn, bạn phải đảm bảo cách nhiệt cơ thể khỏi mặt đất lạnh bằng cách ngủ trên cao, tránh bị hạ thân nhiệt.

18. Hứng sương buổi sáng bằng cỏ

Kỹ thuật này thường được những người thổ dân Úc sử dụng khi đi bộ đường dài mà không mang theo nước. Họ tết cỏ thành những chiếc vòng, quấn quanh mắt cá chân trong khi đi bộ trước khi mặt trời mọc để hứng sương đọng thành nước.

19. Dùng bọc nilon hoặc lá cây để giữ ấm cơ thể

Nghe có vẻ phi lý nhưng đây là mẹo cực kỳ hữu ích khi cắm trại trong thời tiết lạnh. Bọc nilon với những bong bóng nhỏ giúp giữ một lớp không khí, tựa như một bộ đệm tuyệt vời. Các tấm nilon này còn được sử dụng để cách nhiệt các cửa sổ trong mùa đông. Nếu không mang sẵn bọc nilon, bạn có thể sử dụng lá khô để thay thế.

20. Bọc một túi nilon quanh cành cây để lấy nước

Tìm một nguồn nước ngọt để uống là ưu tiên hàng đầu khi bị lạc trong vùng hoang dã. Nếu thiếu nước, cơ thể sẽ nhanh chóng suy nhược, thậm chí tử vong do kiệt sức. May mắn thay, nước trong tự nhiên có thể ngưng tụ dễ dàng bằng những cách đơn giản. Bạn có thể bọc một túi nilon xung quanh một cành cây bất kỳ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nguồn nước ngọt ngưng tụ có thể đủ để cung cấp cho bạn.

Lãng mạn là rất đa dạng?

Lãng mạn được ghép bởi hai chữ Hán: “lãng” (sóng nước) và “mạn” (đầy tràn). Hiểu theo nghĩa chiết tự, lãng mạn là sóng tràn bờ, chỉ một sự phóng...

Cơ thể con người chứa bao nhiêu máu?

Con người sẽ không thể tồn tại nếu thiếu máu trong cơ thể. Lượng chất lỏng thiết yếu này trong cơ thể một người trưởng thành đủ để đổ đầy...

Công Chúa Suzy Vĩnh San, Trưởng Nữ Của Vua Duy Tân

Một ngày đầu thu, lá vàng bắt đầu rơi, dọc đường các rặng cây đổi màu từ xanh sang muôn sắc lả úa vàng cho đến đỏ thẫm, tiết trời...

Vợ chồng xưng hô với nhau thế nào?

Người Việt Nam ta từ nhỏ đến lớn, đến già nói chuyện với nhau đã quen tai nhưng nếu diễn giải cho người nước ngoài biểu đạt được đầy đủ...

Việt Nam thời thuộc địa qua loạt ảnh hiếm

Kinh thành Huế trầm mặc, ga tàu hỏa ở Mỹ Tho, khung cảnh kỳ vĩ ở Hòn Gai… là loạt ảnh về Việt Nam thời thuộc địa được in trong...

Đồng Tập Trận (Mả Ngụy)

Đồng Tập Trận hay còn được gọi là Mô Súng, là Mả Ngụy (hay Mả Biền Tru) là một cánh đồng nổi tiếng, gồm hàng ngàn hecta, từng là nơi...

Đà Lạt Hoàng Hôn – Nét đẹp của Đà Lạt thuở còn ban sơ

Đà Lạt là xứ sở mộng mơ, thơ mộng, từ lâu đã gợi lên biết bao nhiêu cảm xúc, nỗi niềm với những tao nhân mặc khách từ thập phương...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (3/7) – Chương II : Sản xuất nước mắm và kỹ thuật ủ chượp

“…Cần nói thêm rằng ở phía Bắc Trung kỳ và Bắc Kỳ, người làm nước mắm, vào thời điểm đưa (nguyên liệu) vào thùng, đã cho thêm vào hỗn hợp...

Cụ Ngô Đình Khả (1857–1923) – Hiệu trưởng đầu tiên của trường Quốc Học Huế

Micae Ngô Đình Khả (1857-1923), người làng Đại Phong (tên nôm là Kẻ Đợi), xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Dòng họ Ngô Đình vốn quê ở...

Những ngày đầu đi khai hoang của người dân Sài Gòn

Cuộc sống của cư dân Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn những ngày đầu đi khai hoang... để lại dấu ấn văn hóa đặc trưng của vùng đất...

Lễ hội đền Voi Phục ở Hà Nội năm 1928

Lễ hội đền Voi Phục được tổ chức vào ngày 9-10 tháng 2 Âm lịch để kỷ niệm ngày mất của Đức thánh Linh Lang, là một lễ hội lớn...

5 điểm nhìn người để kết thâm giao

Con người có nhiều mặt, tự biết mình không dễ, muốn nhìn người lại càng khó thay. Các bậc trí giả từ xưa đến nay đều lưu lại cho chúng...

Exit mobile version