Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhật thực luôn là điềm bất an trong tư tưởng của người xưa

Sự biến mất của Mặt Trời trong nhật thực là chủ đề cho vô số câu chuyện nhuốm màu sắc thần bí trong các nền văn hóa.

Không chỉ có mỗi bầu trời tối đen khi nhật thực xảy ra. Con người cũng vậy.

Vào chiều Chủ nhật 21/6, Việt Nam sẽ có cơ hội được chứng kiến nhật thực hình khuyên. Khoa học hiện đại giải thích rằng nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất một phần hoặc là hoàn toàn. Nhưng trước đó, mọi người phải đưa ra lý do cho những gì đang xảy ra trên bầu trời. Thường thì các câu chuyện này đều không mang ý nghĩa tốt đẹp cho lắm.

“Đây không phải thần thoại. Cũng chẳng phải khoa học. Đây là văn hoá.” – Aveni, Giáo sư ngành Xã hội học, Đại học Colgate cho biết.

“Chúng thường là những câu chuyện đạo đức để ngăn cản những thứ như là loạn luân hay dối trá”, Aveni nói. “Chúng thường khá đẫm máu và đáng sợ – và do đó rút ra một bài học tốt. Dù sao thì, chẳng có điều gì đáng sợ hơn là việc Mặt Trời đột nhiên biến mất giữa ban ngày?”

Sự biến mất của Mặt Trời trong nhật thực là chủ đề cho vô số câu chuyện nhuốm màu sắc thần bí trong các nền văn hóa.

Bạo lực

Có lẽ câu chuyện đẫm máu nhất về nhật thực đến từ Ấn Độ. Một con quỷ tên là Rahu (La Hầu) đã cố gắng đánh cắp rượu tiên bất tử từ các vị thần, nhưng Mặt Trời và Mặt Trăng đã nhận ra hắn và báo với thần Vishnu. Rahu đang uống rượu thì thần Vishnu ném một đĩa cắt ngang qua cổ hắn. Rượu bất tử vẫn còn trong miệng của Rahu nhưng phần còn lại của cơ thể thì chết đi. Trong cơn thịnh nộ, cái đầu bất tử tiếp tục đuổi theo Mặt Trời và Mặt Trăng trên bầu trời và bất cứ khi nào bắt kịp, nó cắn một miếng. Nhưng vì Rahu không có cơ thể nên khi nó nuốt Mặt Trời và Mặt Trăng, không lâu sau chúng sẽ trở lại.

Tranh vẽ Rahu đuổi theo Mặt Trời.

Dục vọng 

Thần thoại Đức có một Mặt Trăng nam lạnh lùng và lười biếng, anh phớt lờ Mặt Trời nữ cuồng nhiệt và bốc lửa hầu hết thời gian, ngoại trừ một vài cuộc chơi tình ái trong nhật thực. Sau đó, họ lại cãi cọ và Mặt Trời tiếp tục tỏa sáng trở lại. Ở phía Tây Châu Phi, nó lại trở thành điểm hẹn hò lén lút giữa Mặt Trời nam và Mặt Trăng nữ khi cặp vợ chồng này “tắt đèn” trong những lần nhật thực.

Ăn uống

Bởi vì Mặt Trời biến mất như một chiếc bánh quy bị nhai ngấu nghiến, rất nhiều thần thoại đã ra đời. Thần thoại Bắc Âu cho rằng một con sói đã nuốt chửng Mặt Trời. Ở những nơi khác thì là là loài chó, rồng, chim và rắn từ thế giới ngầm. Thường thì những con quái thú này sẽ nhả Mặt Trời ra bởi vì quá nóng và do đó nhật thực kết thúc.

Hình ảnh những con quái thú nuốt mặt trời trong một số nền văn hoá.

Phẫn nộ 

Người da đỏ Pomo nói về một con gấu đang đi thì va phải mặt trời. Hai bên đã chiến đấu với nhau và con gấu, trong cơn thịnh nộ, đã cắn Mặt Trời và tiếp tục ăn cho đến khi Mặt Trăng đến giải cứu.

Dối trá 

Người Andean cho rằng Mặt Trăng thường thì thầm vào tai Mặt Trời những lời nói dối – hình lưỡi liềm trong nhật thực. Vì vậy, họ sẽ đánh trống và làm cho những con chó hú lên để cảnh báo cho Mặt Trời rằng Mặt Trăng là kẻ nói dối và những điều Mặt Trăng nói về người Trái đất đều là sai lầm.

Chiến đấu  

Nhật thực đã dừng cuộc chiến giữa người Lydian và Medes hơn 2.500 năm trước, theo ghi chép của nhà sử học Hy Lạp đầu tiên Herodotus. Những người lính ở cả hai phe đã rất sợ hãi và họ đã quyết định làm hoà qua cuộc hôn nhân giữa công chúa Lydian và hoàng tử Medes.

Nguồn bài: Los Angeles Times

Biểu diễn thời trang hàng nội hóa 1960

Đây là những hình ảnh cảm động và có thể khiến ta ngạc nhiên. Năm 1960, vào cuối tháng 10 có ba buổi biểu diễn thời trang nhỏ do Trung...

Tìm hiểu hai chữ “cù là”

Bên cạnh các loại dầu gió chủ trị cảm mạo, dầu cù là cũng được dân chúng khắp nơi sử dụng một cách phổ biến, nhất là dùng để bôi...

Quan hệ giữa sáng và xán trong xán lạn

Hai chữ “xán lạn” nghe rất êm tai nhưng thấy không dính dáng gì đến chữ “sáng”, mà lại cũng có nghĩa là sáng sủa, rực rỡ, v.v.. Vậy nó...

Cao lầu là nhà hàng hay món ăn?

Xin ông cho biết cao lầu là món ăn hay nhà hàng, hay cả hai. Nếu là cả hai thì đó là do đồng âm ngẫu nhiên hay có quan...

Cam Ranh – Vịnh biển chiến lược đặc biệt của Việt Nam

Bên cạnh vị trí chiến lược về quân sự và hàng hải quốc tế, vịnh Cam Ranh còn có tiềm năng trở thành một khu du lịch biển tầm cỡ...

Các nước Ngô, Việt và văn hóa tộc Việt

Ngô, tên đầy đủ là Câu Ngô; Việt, tên đầy đủ là Ư Việt, là hai nước của người Bách Việt nổi tiếng nhất thời Xuân Thu-Chiến Quốc. Xưa, người...

Hủ tiếu Mỹ Tho – 50 Năm Danh Hiệu

Hủ tiếu là món ăn gốc của người Triều Châu, mang vào Ðàng Trong được người mình Việt hóa. Hủ tiếu là món ăn bao gồm nước súp, thịt và...

Người có tài mà không có đức thì giống như nhà không có chủ

Cổ nhân luôn luôn lấy tiêu chuẩn chọn người gồm nhiều mặt cả đức lẫn tài, và không bao giờ xếp đức với tài ngang nhau. Họ vô cùng coi...

Kỷ niệm về Viện Đại học Đà Lạt

Cuối năm 1967, tôi vào học tại Viện Đại học Đà Lạt, sau khi đã hoàn tất năm Dự bị Văn khoa (nhiệm ý Triết học) tại Sài Gòn.Viện Đại...

Vì sao “The Shawshank Redemption” (1994) vẫn là một thước phim kinh điển cho đến tận ngày nay?

Tại sao chúng ta không thể ngoảnh mặt với bộ phim này khi nó cứ mãi xuất hiện bên cạnh những bộ TV series mà bạn vẫn hay xem trên...

Nguyên nhân tục đốt vàng mã.

Ở đời, cái gì cũng phải có nguyên nhân mới có kết quả, tục đốt vàng mã cũng vậy. Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng: tục chôn...

Sến chưa chắc là bolero, bolero nào phải sến

Buồn lòng khi bây giờ (chưa lâu lắm) mà mọi người đã quên mất ngày trước nhạc cũ bị dán mác nhạc vàng một cách khinh miệt như thế nào!...

Exit mobile version