Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những ngày lễ lớn ở Mỹ

Văn hoá ở một đất nước một phần được thể hiện qua những ngày lễ lớn trong năm. Nước Mỹ có rất nhiều lễ hội lớn và nếu bạn quan tâm đến văn hóa Mỹ, muốn hiểu nhiều hơn về đất nước ở bên kia bán cầu thì hãy cùng tìm hiểu văn hoá Mỹ qua những ngày lễ lớn trong bài viết sau đây.
Ngày đầu năm mới 1/1
Ngày 1/1 là ngày lễ lớn mang ý nghĩa chào mừng ngày đầu của năm mới ở Mỹ. Trong ngày lễ đặc biệt này, người dân sẽ không ăn mà thay vào đó là uống. Họ có thể ngồi tụ tập cùng nhau trong các quán rượu hay quây quần trong nhà trước màn hình cùng nâng ly, theo dõi đồng hồ đếm ngược tới thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Ở New York, họ đổ xô chen chúc tới quảng trường Thời Đại (Time Squares), ngắm quả cầu pha lê và hoa giấy trong ánh sáng rực rỡ của pháo hoa.
Những ngày lễ lớn ở Mỹ
Sinh nhật Martin Luther King (15/1)
Đây là ngày sinh nhật của mục sư King nổi tiếng. Ông là một nhà hoạt động nhân quyền ở Mỹ và đã được nhận giải Nobel Hòa Bình cho sự nỗ lực đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho những người da đen ở Mỹ. Ông là người đưa ra năm bộ luật dân quyền quan trọng chấm dứt phân biệt tại những nơi công cộng và cấm phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính hay nguồn gốc quốc gia. Luật này được Tổng thống Lyndon Johnson ký ban hành.
Quốc hội Hoa Kỳ chỉ định ngày lễ Martin Luther King, Jr. là một ngày quốc lễ vào năm 1994, với mục đích khuyến khích dân chúng Mỹ tham gia vào các dự án cộng đồng.
Những ngày lễ lớn ở Mỹ
Ngày lễ độc lập (4/7)
Tại Hoa Kỳ, Ngày Độc Lập, còn gọi là 4 tháng 7, cũng giống như ngày mùng 2/9 của Việt Nam ta, đây là một ngày trọng đại của cả nước, ngày lễ để kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập được ký năm 1776. Trong ngày lễ sẽ có những cuộc diễu hành, liên hoan ngoài trời, và nhiều buổi lễ công cộng. Người dân Mỹ, từ già trẻ, gái trai đều thể hiện lòng yêu nước và tổ quốc mình. Họ còn mặc những chiếc áo in hình Quốc Kỳ thiêng liêng, tay cầm cờ đi khắp các phố. Cũng vào ngày này, các gia đình thường làm cuộc liên hoan ngoài trời. Các cuộc diễu hành được diễn ra sáng ngày 4, vào buổi tối thường có màn trình diễn pháo hoa tại quảng trường. Trong dịp lễ thì nhiều gia đình treo cờ Hoa Kỳ ở trước nhà để mừng.
Ngày lễ lao động (thứ 2 đầu tiên của tháng 9)
Không giống với các nước, ngày lễ Lao Động là vào ngày 01 tháng 5, tại Hoa Kỳ ngày lễ lao động lại ấn định vào ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng Chín. Người dân Mỹ cũng được nghỉ 1 ngày để chào đón ngày lễ này. Lễ Lao Động, nhằm mục đích vinh danh những đóng góp của giới lao động cho đất nước.
Ngày Columbus (ngày thứ 2 của tuần thứ 2 tháng 10)
Christopher Columbus được coi là người tìm ra Châu Mỹ và mở đường cho các cuộc di cư của người châu Âu sang châu Mỹ. Chính bởi vậy đây được coi là ngày trọng đại ở Hoa Kỳ. Mặc dù có những ý kiến về người tìm ra châu Mỹ, nhưng Columbus vẫn được lấy tên danh dự cho ngày kỉ niệm đặc biệt này.
Halloween (31/10)
Ngày 31/10 dương lịch là ngày Halloween hay còn gọi là lễ hội ma quỷ. Đây là một lễ hội dành cho trẻ em và thiếu niên, bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm và trò chơi “Trick Or Treat”. “Trick” với nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm, “Treat” là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi.
Hằng năm cứ vào ngày này là trẻ em Mỹ lại mặc những bộ quần áo kỳ dị nhất, độc đáo nhất với bánh kẹo, đèn bí ngô và các biểu tượng ma quỷ để vui chơi. Theo tập tục, các em nhỏ sẽ tới từng gia đình, gõ cửa và nói “trick or treat”. Thông thường những người láng giềng luôn luôn tiếp đón những đứa trẻ bằng kẹo và trái cây.
Tuy nhiên khi về tới Việt Nam ngày lễ này trở thành ngày hội hóa trang chính vì thế rất nhiều người sẽ bị nhầm lẫn và không biết tới những tập tục trong ngày lễ này.
Ngày cựu chiến binh (11/11)
Nước Mỹ là nước đã từng tham chiến rất nhiều cuộc chiến tranh như chiến tranh thế giới lần 1,2, chiến tranh Trung Quốc, Việt nam, Irac… Trong các trận chiến, có rất nhiều người hi sinh cũng như bị thương, chính vì thế những chiến binh còn sống sót trở về luôn được sự quan tâm đặc biệt bởi công lao của họ. Và ngày 11/11 được chọn làm ngày tôn vinh các cựu chiến binh đó.
Lễ tạ ơn (thứ 5 tuần lễ thứ 4 tháng 11)
Lễ tạ ơn diễn ra vào tháng 11, trước lễ Giáng Sinh một tháng, thông thường được tổ chức vào ngày thứ năm của tuần lễ thứ tư trong tháng 11. Ngày lễ này được đánh giá là quan trọng vào dạng bậc nhất nước Mỹ. Ngày lễ Tạ Ơn là ngày để tỏ lòng thành kính với Thiên Chúa và họ thường tới nhà thờ cầu nguyện cầu mong mọi điều tốt lành Chúa tiếp tục sẽ ban đến. Vào ngày này, người Mỹ sẽ dậy thật sớm tới nhà thờ sau đó chuẩn bị một bữa tiệc gà tây nướng thật lớn để gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau.
Lễ xá tội gà tây
Theo như tập tục tại Mỹ, vào ngày lễ tạ ơn, gà tây là món ăn đặc trưng không thể thiếu. Tuy nhiên vào năm 1863, ông Abraham Lincoln được cho là vị tổng thống đầu tiên “xá tội” gà tây, khi thả con gà dành cho Lễ Tạ ơn và để con trai ông nuôi nó.
Năm 1963, Tổng thống Kennedy cũng đã thả chú gà tây “phục vụ” trong Lễ tạ ơn của Nhà Trắng trở về trang trại. Kể từ đó, những đời tổng thống Hoa Kỳ sau này đều thả gà tây ra các vườn thú thay vì ăn thịt chúng. Và lễ xá tội trở thành một sự kiện chính thức vào năm 1989, khi Tổng thống George H.W. Bush tuyên bố con gà tây năm đó đã được “tổng thống xá tội” và một truyền thống độc đáo đã ra đời.
Black Friday (Ngày thứ sáu đen)
Black Friday là ngày thứ sáu ngay sau Lễ Tạ Ơn. Vào ngày thứ sáu sau Lễ Tạ Ơn năm 1965 ở Philadelphia, tình trạng kẹt xe xảy ra khi hàng trăm nghìn người Mỹ chen chúc nhau, đi mua sắm để sửa soạn chuẩn bị cho Lễ Noel sắp đến. Ngay lập tức, giới kinh doanh Hoa Kỳ cho quảng cáo đồng loạt khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng.
Ngày này là ngày đại hạ giá lớn nhất trong năm. Giá hạ, hàng bán giới hạn, nên người đứng xếp hàng mua rất đông. Đi mua sắm ngày này, ngoài được giá hạ, người mua còn có được cảm giác nô nức, rất phấn khởi.
Lễ Giáng Sinh (25/12)
Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, hay Noel, Christmas  là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Jesus sinh ra đời, theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo. Có thể nói, Giáng sinh chính là ngày lễ lớn nhất, được trông ngóng nhiều nhất trong tất cả các ngày lễ ở Mỹ.
Ngày lễ được tổ chức chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24 tháng 12. Trong ngày lễ này, mọi nhà đều sắm sửa trang trí những cây thông, hang đá, và những bài hát Giáng Sinh được mở khắp nơi trước ngày lễ khoảng 1 tháng trên khắp các nẻo đường của nước Mỹ và các nước khác trên Thế Giới.

Những dấu ấn lịch sử của trường nữ sinh đầu tiên và duy nhất tại Hà Nội

Trường Nữ sinh đầu tiên và duy nhất ở xứ Bắc kỳ năm xưa, nay là Trường THCS Trưng Vương Hà Nội, là một trong số ít những ngôi trường...

Nghề xẻ gỗ, cắt tóc của người Việt xưa

Ngoài những nghề truyền thống như sĩ, nông, công, thương, sách "Nhiếp ảnh hiện thực và Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20" còn ghi lại hình...

Những hình ảnh về Quảng Ninh năm 1994 – 1995

Vịnh Hạ Long kỳ vĩ, nhà thờ Trà Cổ thâm trầm, cuộc mưu sinh ở Cẩm Phả, Móng Cái… là những hình ảnh “chất lừ” về Quảng Ninh năm 1994-1995...

Phát âm sai phương ngữ

Gần đây, chúng tôi có nhận được câu hỏi từ một độc giả, nội dung đại khái như sau: “Người miền Nam nói từ “vào” là “dào”, vậy học sinh...

Người xưa dùng những vật gì lót vào áo quan?

Trong các ngôi mộ cổ khai quật được, ngoài các đồ trang sức của người chết, phía trong áo quan thường có lót lá chuối, giấy bản, chè búp, bỏng...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương sáu: Chấm thi

Mục đích của thi Ðình là khảo sát lại một lần những người đã đỗ Trúng cách thi Hội rồi theo kết quả mà sắp đặt người đỗ Tiến sĩ...

Nước Mắm và món chấm

Người Miền Nam ăn uống khẩu vị đặc biệt là “chua, ngọt và mặn”. Chua và mặn đã tạo nên nhiều món ngon độc đáo tiêu biểu miệt vườn. Chính...

5 ngôi biệt thự hoành tráng của vua Bảo Đại ở Nha Trang

5 tòa biệt thự tuyệt đẹp ở khu di tích lầu Bảo Đại là nơi vị vua cuối cùng của Việt Nam cùng hoàng hậu Nam Phương ‘đón gió’, ‘ngắm...

Hủ tíu sáu có – Câu chuyện nhân văn sâu sắc thấm đẫm tình người

Tôi hαy đi xe ôm một αnh này, tôi đoán nó tɾạc tuổi tôi vì tɾông nó lαm lũ già cả, nhưng nó nói em nhỏ hơn αnh chắc luôn,...

Nhớ về Saigon Departo

Trên báo Xuân Chính Luận năm 1969, bài phóng sự của H. Thủy Ba bộ mặt của Tết Sài Gòn có nêu: "Đi đến đường Tự Do mà không ghé...

Ngô Thì Nhậm – Khuôn mặt trí thức lớn thời Tây Sơn

Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh luận, một người có “vấn đề”. Gây tranh luận chẳng những do...

Tại sao gọi nước Nhật là Phù Tang

Tại sao lại gọi nước Nhật là Phù Tang? Phù Tang nguyên là tên một loại cây mà Thuyết văn giải tự của Hứa Thận giảng là “cây huyền thoại”,...

Exit mobile version