Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nuốt hạt chống ẩm có nguy hiểm không?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn lỡ nuốt hạt chống ẩm (silica gel) vốn được cảnh báo là “không được ăn”?

Theo Howstuffworks, những gì bạn lỡ nuốt nhằm từ gói chống ẩm có thể là silica gel hoặc một số chất hút ẩm khác – đây là những hợp chất có khả năng hấp thụ và giữ nước. Những gói nhỏ này được tìm thấy trong tất cả các loại sản phẩm để giúp bảo đảm chất lượng.

Hàng hóa vận chuyển có thể bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khí hậu và nhiệt độ. Độ ẩm tăng có thể làm hỏng một phần hoặc toàn bộ sản phẩm. Ví dụ, nếu một chai vitamin chứa hơi ẩm và được làm lạnh nhanh chóng, độ ẩm ngưng tụ sẽ làm hỏng các viên thuốc. Bạn sẽ tìm thấy các gói silica gel nhỏ trong bất cứ hộp đựng sản phẩm nào có nguy cơ hư hỏng vì độ ẩm.


Công việc duy nhất của các chất hút ẩm nhỏ này là hấp thụ độ ẩm.

Silica gel có thể hấp thụ độ ẩm khoảng 40% trọng lượng của nó và có thể làm độ ẩm tương đối trong hộp đựng giảm 40%. Sau khi gel được bão hòa, bạn có thể loại bỏ độ ẩm và tái sử dụng silica gel bằng cách làm nóng nó trên 300 độ F ( khoảng 150 độ C).

Silica gel gần như vô hại, và đó là lý do tại sao bạn tìm thấy nó trong các sản phẩm thực phẩm. Silica, thực chất là silicon dioxide (SiO2), là vật liệu tương tự được tìm thấy trong thạch anh. Dạng gel chứa hàng triệu lỗ nhỏ như chân lông có thể hấp thụ và giữ độ ẩm.

Silica gel đã xuất hiện từ những năm 1600, tuy nhiên, nó hầu như không được sử dụng, cho đến khi tính hút nước của nó được tận dụng để đưa mặt nạ phòng độc sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Silica gel có thể hấp thụ nhiều nước, khoảng 1/3 trọng lượng của nó mà không cần phải trải qua bất kỳ phản ứng hóa học hoặc thay đổi hình dạng nào. Ngay cả khi chúng đã bão hòa, các hạt vẫn ở trạng thái khô ráo khi ta chạm vào và có thể được tái sử dụng sau khi làm nóng ở nhiệt độ 121oC trong vòng 2 giờ. Đặc tính này giúp silica gel đặc biệt hữu ích trong việc kiểm soát hơi nước và độ ẩm, trong chiến tranh nó được dùng để bảo quản giúp thuốc, thiết bị quân sự và vật tư khô ráo.

Mặc dù Silica gel gần như vô hại nhưng sẽ là một trải nghiệm khá khó chịu khi cố gắng ăn các tinh thể silica. Công việc duy nhất của các chất hút ẩm nhỏ này là hấp thụ độ ẩm. Nếu bạn đổ một gói vào miệng, hơi ẩm sẽ bị đẩy ra khỏi hai bên và vòm miệng, nướu và lưỡi của bạn sẽ có cảm giác khô khốc như thiếu nước. Sau khi nhổ bỏ chất liệu này ra khỏi miệng, bạn có thể tiếp tục đối mặt với một số triệu chứng như: khô mắt, khô họng; Nếu nặng hơn, niêm mạc và khoang mũi cũng bị khô, dạ dày sẽ có cảm giác khó chịu.

Vậy cần bao nhiêu gói silica để hấp thụ tất cả nước từ cơ thể của một ai đó? Hãy lấy một người đàn ông nặng 95kg làm ví dụ. Chúng ta biết rằng 70 phần trăm cơ thể con người được tạo thành từ nước – 70 phần trăm của 95kg là khoảng 66,6kg. Chúng ta cũng biết rằng silica gel có thể hấp thụ độ ẩm tương đương khoảng 40% trọng lượng của nó. Như vậy, chúng ta cần 166,69 kg silica gel để hấp thụ 66,6kg nước. Vì một gói silica gel nặng 2,8 gram nên một người đàn ông nặng khoảng 95kg sẽ phải tiêu thụ 58.800 gói silica gel nếu muốn nó hút hết nước trong cơ thể mình.


Silica gel không hoàn toàn nguy hiểm, nhưng chúng cũng không hề an toàn

Vậy tại sao lại có cảnh báo “không được ăn” trên gói chống ẩm? Trên thực tế, silica gel không hoàn toàn nguy hiểm, nhưng chúng cũng không hề an toàn.

Vấn đề là các gói chống ẩm thường được thêm một chất phụ gia có tên gọi Coban Clorua II. Đây là một chất được thêm vào để dễ quan sát được dấu hiệu hấp thu độ ẩm của các hạt silica gel, giúp các hạt này có màu xanh lúc khô và chuyển sang màu hồng khi đã hút hơi ẩm. Coban Clorua II là một chất có thể gây hại cho con người và thậm chí bị nghi ngờ có thể gây ung thư.

Một lý do khác để không nên ăn một gói chống ẩm, đó là bạn không thể biết được silica gel đã tiếp xúc những thứ gì trong môi trường xung quanh nó, khi silica gel còn có thể hấp thụ cả những thứ bẩn thỉu khác trong quá trình sản xuất hoặc vận chuyển, thậm chí đôi lúc silica gel có thể hấp thu cả một ít thuốc diệt nấm hoặc thuốc trừ sâu.

Tóm lại, việc ăn một gói chống ẩm không phải là vấn đề quá nghiêm trọng có thể gây chết người tức khắc, nhưng rõ ràng việc ăn gói chống ẩm là một ý tưởng tồi và không nên thực hiện.

Câu ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ rốt cuộc có ý nghĩa như thế nào?

“Nam Mô A Di Đà Phật” là câu niệm Phật hiệu phổ biến nhất, được nhiều người sử dụng nhất, xuất hiện khắp nơi trong cuộc sống, phim ảnh, truyền...

Cách mạng Văn hóa

Cách mạng Văn hóa (Cultural Revolution), với tên gọi đầy đủ là Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, là một trong những chiến dịch tuyên truyền lớn nhất và...

Lang bạt và lang bạt kỳ hồ

Xin ông cho biết, trong tiếng Hán, hai tiếng “lang bạt” và câu “lang bạt kỳ hồ” có nghĩa giống như trong tiếng Việt không? Nghĩa của câu “lang bạt...

Chuyện ít biết về Sài Gòn xưa: 3 đại gia …

Lịch sử Chợ Lớn gắn liền với thương mại và cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 xuất hiện các nhân vật đặc biệt, để lại dấu ấn ít...

Ký ức về Ngô Đình Lệ Thủy – Hồng nhan yểu mệnh

Ngô Đình Lệ Thủy người con gái của ông Ngô Đình Nhu và số phận “hồng nhan yểu mệnh” 1.Niên khóa 1962-63 Tôi học năm cuối của chương trình Cử...

Cô gái đầu tiên mặc Áo Dài tân thời

Giữa thập niên 1930 tại Hà Nội, báo Ngày Nay, cơ quan ngôn luận chính thức của nhóm Tự Lực Văn Đoàn ra đời sau khi báo Phong Hóa bị...

Tuổi thơ xưa vui như hôi cá ao làng

Ngày nào cũng thế, như đã thành thường lệ, nghe vợ dọa nạt hai đứa con nào là học rồi ép ăn trong vòng quay xô bồ của cuộc sống;...

Tiền thưởng đời vua Tự Đức (1848-1883)

Đời vua Tự Đức có đúc loại thoi bạc hình khối hộp chữ nhật. Mặt tiền đúc nổi 4 chữ Tự Đức niên tạo - Tạo tác trong niên hiệu...

Điển tích Tầu trên xe mì

Có khi nào bạn ngồi ăn ở một xe mì hay hủ tíu của mấy người Hoa và để ý đến những hình ảnh đầy mầu sắc trên các tấm...

Tại sao lại gọi là Ngã tư Ga? Ngã tư Ga ở đâu?

Ngã tư Ga là 1 cái tên được người dân địa phương đặt cho có từ trước 1975,vì trước đây khu vực này có 1 đường ray xe lửa chạy...

Thời kỳ nào nước Việt “đêm không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi”?

“Trong vài năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm lại“. Sách “Đại Việt Sử ký...

Tục lệ Cúng Đất ở Huế

Mẹ già lút cút lui cui Mua gà cúng đất đất xui mẹ giàu (Ca dao Huế) Hiện nay trong nhiều gia đình ở Huế vẫn duy trì tục Cúng...

Exit mobile version