Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ông Vũ Kính và hai học trò nổi tiếng của làng Lương Xá

Làng Lương Xá, xã Phú Lương, huyện Lương Tài, Bắc Ninh là làng khoa bảng khi có 8 người đỗ Trạng nguyên và tiến sĩ, góp phần tô điểm cho vùng đất Kinh Bắc nổi tiếng khoa bảng. Làng vẫn bảo tồn được tấm bia đá có giá trị văn hóa rất lớn, khắc vào thời nhà Lê (1690) ghi lại truyền thống khoa bảng của làng. Đặc biệt họ có nhiều người đỗ đại khoa nhất làng là họ Vũ, trong đó không thể không kể đến ông Vũ Kính, người đã dạy dỗ nên hai học trò đỗ đại khoa nổi tiếng khác của làng cùng nhiều học trò đỗ đạt làm quan khác nhau.

Tranh dân gian: Trạng Nguyên vinh quy bái tổ.

Ông Vũ Kính đỗ đầu kỳ thi Đình

Đình nguyên Hoàng giáp Vũ Kính là người đỗ đại khoa thứ ba trong làng, dù trước ông trong làng có Đào Phùng Thái đỗ Hoàng giáp, Phương Kính Trung đỗ tiến sĩ, nhưng Vũ Kính là người khởi đầu trong dòng họ Vũ với 3 người đỗ đại khoa. Đồng thời ông Vũ Kính cũng dạy dỗ thần đông vang danh của làng.

Bản thân ông Vũ Kính tham dự khoa thi năm 1544 thời nhà Mạc và đỗ đầu, nhưng do khoa thi này không lấy Trạng nguyên nên ông đỗ Đình nguyên Hoàng giáp.

Ông làm quan đến chức Tả thị lang bộ Lễ, Chưởng hàn lâm viện sự, tước Hầu. Ông không chỉ có tài làm quan mà còn là thầy giỏi, học trò của ông có người là thần đồng đỗ đầu đại khoa, nhiều người đỗ cao và làm quan ở các bậc khác nhau.

Em trai của ông là Vũ Cẩn đậu tiến sĩ khoa thi năm 1556 thời nhà Mạc, sau được thăng lên chức Thượng thư, tước Xuân Giang hầu.

Thần đồng làng Lương Xá

Thần đồng vang danh nhất làng là Phạm Quang Tiến. Năm 2 tuổi cậu bé Tiến đã được mẹ dạy chữ. Trương truyền mẹ dạy gì ông thuộc nấy, không phải dạy đến lần thứ hai.

Đến tuổi đi học Phạm Quang Tiến được đưa đến học với thầy Vũ Kính. Để thử tài xem có giống lời đồn hay không, ông cho cậu bé Tiến đọc một trang sách rồi châm lửa đồi, bảo đọc lại, Quang Tiến đọc lại chẳng sai một chữ, vang danh khắp nơi.

Đến khoa thi năm 1565 thời nhà Mạc, Phạm Quang Tiến dự thi. Với khả năng vượt trội ông đã đỗ đầu khoa thi này, nhưng do Triều đình không lấy Trạng nguyên nên ông chỉ đỗ Đình nguyên Thám hoa.

Ông làm quan đên chức Đông các Đại học sĩ, được cử đi sứ nhà Minh, không may bị cảm và mất trên đường đi, được truy tặng chức Tả thị lang.

Trạng nguyên Vũ Giới

Vũ Kính có con trai là Vũ Giới, lớn lên trong làng khoa bảng, được cha kèm cặp từ nhỏ nên tỏ ra xuất sắc hơn hẳn các chúng bạn, chẳng mấy chốc đã thông tỏ kinh sách, lại đọc thêm cả đại học diễn nghĩa, tả truyện, chu lễ, cương mục, v.v.. đến hiểu được ý nghĩa thâm sâu.

Cùng đỗ khoa thi năm 1544 với Vũ Kính có ông Hoàng Sĩ Khải, đỗ tiến sĩ. Ông làm quan đến Thượng thư bộ Hộ kiêm Quốc Tử Giám Tế Tửu, tước Vịnh Kiều bá, sau thăng tước Vịnh Kiều hầu. Vì hai ông Vũ Kính và Hoàng Sĩ Khải là bạn cùng làng, lại đỗ cùng khoa thi nên rất thân thiết với nhau, cả hai cùng ước hẹn khi con cái lớn sẽ se tơ kết tóc cho chúng.

Đúng như ước hẹn, Vũ Giới kết duyên với con gái của ông Hoàng Sĩ Khải.

Sau khoa thi năm 1565, khoa thi mà thần đồng Phạm Quang Tiến đỗ Đình nguyên Thám hoa, thì triều đình ngừng tổ chức kỳ thi. Phải 12 năm sau đến năm 1577 mới có khoa thi. Vậy nên ông Vũ Giới dự thi khi đã 37 tuổi.

Khoa thi này Vũ Giới đỗ đầu tức Trạng nguyên, được phong làm Tham ty Hàn lâm viện Sự, sau được thăng lên làm Thượng thư Lại bộ.

Bia đá trong làng ghi chép về Vũ Giới như sau: “Vũ Giới: đỗ Trạng nguyên, Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, Đệ nhất danh, khoa thi Đinh Sửu, năm 37 tuổi, làm quan đến Hữu thị lang bộ Hộ, kiêm Hàn lâm thị giảng, Tham tri Hàn lâm viện sự, là con của Hoàng giáp Vũ Kính là cháu gọi Thượng thư Vũ Cẩn bằng chú ruột, là cháu ngoại thượng thư Lương Lộc hầu Nguyễn Thu, là con rể của Thượng thư Lạng Kiều hầu Hoàng Sĩ Khải, thọ 53 tuổi, hiệu là Hòa An tiên sinh, đạo học tôn sư”.

Làng Lương Xá có 8 người đỗ đại khoa. Dù chỉ có một Trạng nguyên, nhưng thực tế có đến 3 người đỗ đầu thi Đình, duy chỉ có khoa thi năm 1577 lấy Trạng nguyên là Vũ Giới, 2 người còn lại cũng đỗ đầu là Vũ Kính và Phạm Quang Tiến.

Một ngôi làng dù nhỏ bé nhưng có đến 8 người đỗ đại khoa, trong đó có 3 người đỗ đầu, quả là hiếm có. Vì thế mà làng Lương Xá là một làng khoa bảng nổi tiếng.

Báo chí Sài Gòn thời xưa

Có tài liệu nói rằng, từ thời Minh Mạng, Việt kiều ở Thái Lan đã in một tạp chí xuất bản không định kỳ để thông tin những việc trong...

Giải mã điềm báo Ù tai trái, Ù tai phải theo giờ

Cơ thể con người có khả năng phát sinh ra những dự báo về tương lai thông qua thần khí, tướng mạo bên ngoài. Trong số đó, ù tai là...

Lãng mạn là rất đa dạng?

Lãng mạn được ghép bởi hai chữ Hán: “lãng” (sóng nước) và “mạn” (đầy tràn). Hiểu theo nghĩa chiết tự, lãng mạn là sóng tràn bờ, chỉ một sự phóng...

Nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi “Việt”

Bạn và tôi là người Việt, chúng ta là con dân nước Việt. Cái tên “Việt” đã có từ lâu đời, ấy thế mà khi hỏi đến nguồn gốc và...

Vẻ đẹp hiện đại và thanh lịch của phụ nữ Sài Gòn xưa với mini jupe, đầm suông, váy xòe…

Nổi tiếng là những quý cô kiều diễm, phụ nữ Sài Gòn xưa vốn đã có một kiến thức thời trang và gu ăn mặc cực chất, luôn bắt kịp...

Chuyện về nghề thầy bói ở Sài Gòn trước 1975

Trước năm 1975 đội ngũ thầy bói hành nghề ở Sài Gòn rất đông đảo. Từ thầy bói gốc me, góc chợ, lăng, miếu, đình, chùa, khách sạn… cho tới...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 5 – Thi Khảo – Thi Hạch

Có học thì phải có thi mới biết được trình độ học trò. Thời nhà Nguyễn, ngoài thi Hương, thi Hội, còn tổ chức hai kỳ thi có tầm vóc...

Nhớ về trung tâm ca nhạc Giáng Ngọc thập niên 80

Thời gian từ 1975 đến những năm giữa của thập niên 1980, ở vùng Little Saigon chỉ có vài trung tâm ca nhạc như Thanh Lan, Làng Văn, Tú Quỳnh,...

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá

Cuộc gặp gỡ hy hữu giữa một nhóm nam và nữ ở thành phố biển Vũng Tàu đã làm nên tác phẩm độc đáo của một tác giả bí hiểm....

Vài nét về Nho giáo và Phật giáo Việt Nam (Kỳ 2)

II. Phật giáo nhập thế Phật giáo Việt Nam từ thời Lý Trần trở về sau chủ yếu là Thiền tông hoặc là kết hợp Thiền tông, Tịnh độ tông...

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897, một tháng sau được Cha Giuse Sớm rửa tội ngày 02-02-1897 tại họ đạo Cồn Phước, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã...

Lá thư dụ hàng kỳ quặc nhà Tống gửi vua Lê Đại Hành

Một tờ thủ dụ hàng ngộ nghĩnh, xáo trộn văn chương quân sự, lời lẽ ngoại giao với những luận bàn về y học… Tháng tám năm Canh Thìn (980)...

Exit mobile version