Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Quốc hiệu Xích Quỷ của nước ta có nghĩa là gì?

Quốc hiệu đầu tiên của nước ta là Xích Quỷ, xuất hiện khi vua Kinh Dương Vương cai trị nước ta trong buổi đầu của lịch sử. Theo các nhà khoa học hiện nay, đây là quốc hiệu xuất hiện trong huyền sử.

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, quốc hiệu đầu tiên của nước ta là Xích Quỷ. Quốc hiệu này xuất hiện khi vua Kinh Dương Vương cai trị nước ta trong buổi đầu của lịch sử. Theo các nhà khoa học hiện nay, đây là quốc hiệu xuất hiện trong huyền sử. Theo từ điển Hán Việt, Xích Quỷ là ngôi sao sắc đỏ có màu sặc sỡ nhất trong “nhị thập bát tú” trên bầu trời.

Kinh Dương Vương có tên húy Lộc Tục, được xem là thủy tổ của người Việt. Kinh Dương Vương đã cai trị nước Xích Quỷ có lãnh thổ rất rộng lớn, vua là người hình thành nước sơ khai đầu tiên của người Việt.

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, Kinh Dương Vương nhường ngôi cho con trai đầu là Lạc Long Quân (Sùng Lãm).

Hiện nay, lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương tọa lạc tại làng Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Lễ hội Kinh Dương Vương diễn ra từ ngày 14 đến 19 tháng giêng, trong đó chính hội là ngày 18 tháng giêng. Trong ngày này, các bô lão và nhân dân làng Á Lữ tiến hành lễ rước thủy tổ Kinh Dương Vương, đại đế Lạc Long Quân và hoàng hậu Âu Cơ từ lăng về lại đền thờ, tiến hành lễ tế cầu nhân khang vật thịnh mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Tên Kinh Dương Vương được dùng đặt cho một số cung đường ở nhiều địa phương nước ta, trong đó có thủ đô Hà Nội, TP.HCM, thành phố Đà Nẵng.

Sau Xích Quỷ, quốc hiệu tiếp theo của nước ta là Văn Lang dưới thời các vua Hùng. Văn Lang đóng đô ở Phong Châu.

Xích Quỷ trong huyền sử Việt Nam, là một quốc gia cổ đại của cư dân Bách Việt, được xem là quốc hiệu đầu tiên của nước Việt vào đầu thời đại Hồng Bàng. Từ Hán Việt, Xích nghĩa là màu đỏ; từ Quỷ có nghĩa là ma quỷ. Xích Quỷ là tên một ngôi sao có sắc đỏ rực rỡ nhất trong Nhị thập bát tú trên bầu trời. Tục truyền là quốc hiệu của đất nước, được xem là cội nguồn của Việt Nam, vào thời Kinh Dương Vương.

Trong cuốn “Ngọc Phả truyền thư” của từ đường họ Nguyễn có giải thích rằng chữ “Xích” là màu đỏ ngụ ý phương nam, từ “Qủy” là từ chữ Vương của người Bách Việt, 3 chữ Vương ghép lại thành chữ “Quỷ”. Đế Thừa là cháu hai đời của Thần Nông (Viêm Đế) có ba con trai: Đế Minh, Đế Nghi, Đế Long. Ba người con của Đế Thừa đều làm Vương ở 3 phương. Theo “Ngọc Phả truyền thư” thì Kinh Dương Dương là con trai của Đế Minh (tức Đế vùng phương nam) thấy ba Vương đều là Đế ở ba nơi, nên ghép ba chữ “Vương” này tạo thành chữ “Quỷ”. Tên “Xích Quỷ” nêu rõ Vương ở phương nam, ngụ ý nước nam đã có chủ.

Trong lịch sử Trung Quốc, Xích Quỷ chính là khởi nguồn của Người Tráng (người Choang) và nước Việt, nước Sở thời Xuân Thu, chưa xác thực có liên quan gì đến nước Văn Lang – Đại Việt hay không. Thục Chế, Thục Phán của nước Nam Cương cũng bắt nguồn từ đây

Việt Nam hiện nay có bao nhiêu dân tộc?

Việt Nam hiện nay có bao nhiêu dân tộc? Ngày 2 tháng 3 năm 1979, Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê Hoàng Trình đã ký quyết định ban hành...

Về chiếc khèn trong văn hóa Việt

Chúng ta thường đặt câu hỏi về nguồn gốc của nhạc cụ mà được gọi là khèn bè. Có nhiều nhà khoa học cho rằng nhạc cụ nầy đến từ...

Tại sao nạ dòng không lấy được trai tơ?

Không phải tác giả đặt câu hỏi để giải đáp, mà chính tác giả thắc mắc mong được giải đáp vì sao có sự bất công đó? Ngày xưa những...

Yêu nên tốt, ghét nên xấu

Cái thói thường: yêu thì nên tốt, ghét thì nên xấu, khen chanh thì chanh ngọt, chê hồng thì hồng chua. Trong bụng đã thế, thì cư xử chắc cũng...

Lịch Sử Tàu Thủy

Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi các cơn gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ...

Từ nguyên của “tiệc” trong thết tiệc

Trên Năng lượng mới số 324, tôi đã được đọc bài “Thiết đãi hay thết đãi?”. Nhưng để cho “cùng kỳ lý”, tôi xin hỏi thêm: Trong cụm từ “thết...

Nguồn gốc nghệ thuật ca trù và hát Cô đầu – hát cô đầu trong văn chương và âm nhạc

1. Quá trình hình thành và phát triển của ca trù Ca trù thực chất là một từ chữ Nôm là loại hình diễn xướng bằng âm nhạc thính phòng...

Đình làng xưa – Biểu tượng của làng quê

Đã từ rất lâu rồi, khi nói đến văn hoá làng, nói đến nông thôn Việt Nam, người ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm...

Chữ “Tự” trong ngôi chùa

Chữ Tự trong tên của các chùa. Tự (寺) là tiếng Hán, theo tự điển giải nghĩa là chùa.  Ngày nay chữ này được dùng đứng sau, làm thành tố chính để...

Hoàng cung thời xưa giữ ấm giữa mùa đông như thế nào?

Vào thời nhà Thanh, trong vòng một năm, Bắc Kinh có tới hơn 150 ngày chìm trong thời tiết giá lạnh, thời điểm lạnh nhất có thể xuống tới âm...

Người Minh Hương ở Sài Gòn

Thiên phục khả phong (Hoành phi trong đình Minh hương Gia Thạnh) Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 1/10 – Giang hồ đại chiến

Giang Hồ Đại Chiến Hơn 50 năm trước - quãng đầu thập niên 1960 - Trương Văn Cam, tức Năm Cam, còn đứng gác cửa và lắc tài xỉu cho...

Exit mobile version