Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Quy Luật Về Dấu Hỏi Ngã

Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài quy luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta.

Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba quy luật căn bản: Luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các quy luật ngoại lệ.

A. Luật Bằng Trắc

Quy luật bằng trắc phải được hiểu theo ba quy ước sau.

1. Luật lập láy

Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả.

Thí dụ: Vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽvẻ vang

2. Luật trắc

Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi).

Thí dụ:

Hớn hở: Chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.

Vui vẻ: Chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.

Hỏi han: Chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.

Vớ vẩn: Chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.

Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang,…

3. Luật bằng

Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).

Thí dụ:

Sẵn sàng: Chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.

Ngỡ ngàng: Chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.

Mạnh mẽ: Chữ mạnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.

Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,…

B. Chữ Hán Việt

Văn chương Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ,… tất cả đều do chữ Hán mà ra.

Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã được qui định như sau:

Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, các chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi.

Thí dụ:

Dĩ vãng: Hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.

Vĩ đại: Vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.

Ngẫu nhiên: Chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng quy luật Hán Việt nói trên.

Lẽ phải: Lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.

Tư tưởng: Chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.

Tương tự như: Lữ hành, vĩnh viễn,…

Để có thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này:

“Dân Là Vận Mệnh Nước”

để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng quy luật Hán tự nói trên.

C. Các Quy Ước Khác

1. Trạng từ (adverb)

Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã.

Thí dụ:

Thôi thế cũng được. Trạng từ cũng viết với dấu ngã.

Xin anh đừng trách em nữa. Trạng từ nữa viết với dấu ngã.

Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ đã viết với dấu ngã.

2. Tên họ cá nhân và quốc gia

Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu ngã.

Thí dụ:

Đỗ Đình Tuân, Lữ Đình Thông, Nguyễn Ngọc Yến…

Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.

Nước Mỹ, A Phú Hãn,…

Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.

3. Thừa trừ

Một quy ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật lập láy và bằng trắc nói trên.

Thí dụ:

Anh bỏ em đi lẻ một mình. Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi.

Anh này trông thật khỏe mạnh, chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra, khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.

D. Kết Luận

Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng như các việc trọng đại. Không gì khó chịu cho bằng khi đọc một cuốn truyện hay nhưng dấu hỏi ngã không được chỉnh tề.

Một ký giả người miền Nam trong câu chuyện thân mật tại một quán phở thuộc vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã thành thật công nhận điều thiếu sót và tầm quan trọng của dấu hỏi ngã trong văn chương Việt Nam. Và cũng chính vị ký giả lão thành nói trên đã khuyến khích chúng tôi viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.

Các chi tiết trên mái công trình kiến trúc phương Đông

1. Tích (脊): là đường bờ mái, các mặt của mái giao nhau tạo thành đường thẳng (hoặc cong) gọi là “tích”.  Có ba loại tích: Chính tích (正脊): Bờ...

Tô Vũ chăn dê – Và chuyện Dương, Dê, Cừu trên gốm sứ

Dê chữ Hán viết là 羊 (dương), nhưng chữ 羊 cũng có nghĩa là cừu. Dê và cừu là hai loài khác nhau nhưng không hiểu vì sao đều được...

Thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt cùng với các ngành nghề nguyên thủy

Thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt xuất hiện góp phần tạo ra sự đột phát về năng suất lao động, đưa loài người đến gần hơn ngưỡng cửa...

Nhà sàn – nét độc đáo trong văn hóa người Việt

Từ xa xưa, người Việt Nam đã xây dựng những ngôi nhà sàn tương tự như những ngôi nhà đang sử dụng ngày nay. Nhà sàn có thiết kế phù...

Âm gian cai quản nhân gian, làm việc gì cũng nên thận trọng

Mọi việc chúng ta làm đều có trời đất chứng giám. Cho dù bạn không thấy được hậu quả của những việc mình làm, thì vẫn có Thần đang giám...

Bộ ảnh về thời trang, cuộc sống người Nam bộ đầu thế kỷ 20

[caption id="" align="aligncenter" width="1140"] Hát rong trên đường phố.[/caption] [caption id="" align="aligncenter" width="1140"] Gánh hát giữa phiên chợ quê.[/caption] [caption id="" align="aligncenter" width="1140"] Gian hàng lưu động bán trái cây,...

Không hề có chuyện Cao Bá Quát sửa lỗi phạm húy trong bài thi của thí sinh

Từ trước đến nay, khi đề cập đến sự kiện Cao Bá Quát (1809-1855) sửa bài thi cho thí sinh trong khoa thi Hương năm 1841 tại trường thi Thừa...

Thời Việt Nam Cộng Hòa Chính sách nông thôn

(Bài này là tư liệu của tác giả dùng để giảng dạy tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975) Năm 1971, chúng tôi cùng với các...

Cầu ngói Thanh Toàn – nét đẹp cổ xưa ở miền quê xứ Huế

Không chỉ đẹp về kiến trúc, giá trị của cầu ngói Thanh Toàn còn được tôn lên nhờ nằm ở vùng quê có phong cảnh thơ mộng và giàu truyền...

Mất bao lâu để rác thải nhựa có thể phân hủy?

Chúng ta thường nghĩ các loại rác thải sau khi bị vứt đi sẽ vào các khu xử lý rác, thiệt ra thì một phần lớn chúng sẽ đến những...

Ảnh tư liệu quý về trường học ở xứ Nam Kỳ một thế kỷ trước

Cùng xem loạt ảnh tư liệu hiếm có về hàng chục trường học ở miền Nam một thế kỷ trước, được in trong ấn phẩm Các trường học ở Nam...

“Nông cổ mín đàm” tờ báo về kinh tế đầu tiên ở Việt Nam

Nông Cổ Mín Đàm là tờ báo tiếng Việt thứ tư ra đời tại Sài Gòn (sau Gia Định Báo 1865; Thông Loại Khóa Trinh 1888; Phan Yên Báo 1898)....

Exit mobile version