Với quan điểm đi du lịch để trải nghiệm, nhiều người thường lựa chọn du lịch theo tour trọn gói để “đỡ phải nghĩ nhiều”. Nhưng nếu đi theo tour, chi phí có thể đắt hơn đi tự túc, hay thậm chí là lãng phí tiền bạc và thời gian đối với những hoạt động không theo ý muốn. Vậy làm thế nào để lập kế hoạch tài chính hợp lý cho một chuyến du lịch?

Lên kế hoạch tài chính cho chuyến du lịch hoàn hảo - 1

1. Nắm chắc những chi phí chủ chốt “bất di bất dịch” trong chuyến đi

Đầu tiên, hãy liệt kê những chi phí cố định lớn nhất:

– Tiền phòng, chi phí cư trú: Thay vì gắn bó với khách sạn, bạn có thể thử một xu hướng mới: homestay/hostel. Một trong những ưu điểm vượt trội mà homestay/ hostel đem lại là giá rẻ hơn so với thuê phòng khách sạn. Hãy tham khảo một số App đặt phòng trực tuyến như: Agoda, Airbnb, Traveloka, Booking.com… để vừa có thể xem trước giá cả, lại vừa thấy rõ được hình ảnh căn nhà, thông tin địa điểm, cơ sở vật chất và có những sự chuẩn bị thật kỹ càng.

 Vé máy bay: Chi phí cho vé máy bay thường chiếm phần lớn ngân sách của cả chuyến đi. Đừng chờ đợi đến sát ngày để mua bởi giá vé có thể bị đẩy lên rất cao gấp 2-3 lần khi vào mùa du lịch. Hãy tham khảo các cách săn vé máy bay giá rẻ theo khung giờ tại các trang săn vé du lịch. Ví dụ như Traveloka, Bestprice, Booking.com hoặc trên Website của đại lý bán vé máy bay…

– Bảo hiểm du lịch: Khi xin Visa Schengen để đi du lịch Châu Âu, bạn cần phải có bảo hiểm du lịch. Vì vậy, hãy tham khảo chính sách của các công ty bảo hiểm từ sớm trước khi xin visa. Nếu khéo chọn, bạn hoàn toàn có thể được hỗ trợ hoàn 100% số tiền mua bảo hiểm đã bỏ ra trong trường hợp không xin được visa.

2. Ước lượng, cân nhắc giữa các khoản chi phí có thể thay đổi

Điểm then chốt khi đi du lịch tự túc là bạn cần dự tính những khoản chi phí có thể thay đổi, ví dụ như:

– Chi phí ăn uống: Hãy tham khảo một số trang đánh giá (reviews) về ẩm thực để tìm hiểu thêm mức giá đồ ăn trung bình tại các nước từ trước khi lên đường. Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng đánh giá đồ ăn được nhiều người sử dụng như FoodPanda hay Zomato.

– Chi phí đi lại: Ở mỗi nước sẽ có một hệ thống giao thông khác nhau nên bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về lịch trình, thời tiết để quyết định di chuyển một cách phù hợp nhất. Các ứng dụng du lịch thông minh như KKDay, Klook… sẽ là những trợ thủ đắc lực khi vừa cung cấp thông tin, vừa có nhiều ưu đãi để bạn có thể chuẩn bị sẵn các loại vé, thẻ đi lại.

Lên kế hoạch tài chính cho chuyến du lịch hoàn hảo - 2

Tàu siêu tốc shinkansen (Nguồn: Kklook)

– Chi phí mua cân nặng hành lý: bạn nên kiểm tra kỹ quy định của các hãng hàng không để tránh phải mua thêm cân. Cụ thể trong năm 2019, một số hãng như Vietnam Airlines hay Jetstar Pacific đều có thay đổi về quy định hành lý ký gửi.

 Và các chi phí khác như: Chi phí sử dụng Internet, chi phí mua sim, chi phí sử dụng dịch vụ vui chơi giải trí… Dù danh sách chi phí “dài dằng dặc” nhưng hãy cố gắng liệt kê hết ra giấy, sổ ghi nhớ hay công cụ ghi chú trên laptop để ước tính chi phí du lịch sát nhất với chi phí thực tế nhé.

3. Giới hạn số tiền cho chi phí phát sinh là cực kỳ cần thiết

Một số chi phí đáng kể có thể phát sinh như:

– Chi phí y tế: Nếu chẳng may gặp phải sự cố về sức khoẻ, bạn sẽ tốn một khoản chi phí cực lớn. Theo nguồn từ Infonet, tại Mỹ, đau bụng nằm viện một ngày có thể nhận hóa đơn lên đến 55.000 USD, bị gãy chân và phải băng bó phải mất đến 66.000 USD.

– Chi phí thất lạc hành lý: Nếu thất lạc hành lý, bạn có thể sẽ tốn một khoản chi phí kha khá để xử lý các hệ quả kèm theo. Để tránh tình trạng này, bạn có thể đánh dấu ký hiệu riêng trên vali: dán nhãn, buộc ruy băng trên tay cầm để dễ nhận biết.

Thật khó có thể lường trước những sự cố này trước mỗi chuyến đi. Nên để không phải một mình bối rối xử lý khi sự cố chẳng may xảy đến, bạn có thể cân nhắc có thêm người bạn đồng hành là bảo hiểm du lịch.

Gần đây, một thương hiệu bảo hiểm du lịch mới đến từ đất nước mặt trời mọc với cái tên MSIG Travel Easy đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ những người đam mê du lịch. Không chỉ bởi đây là một công ty bảo hiểm duy nhất tại thị trường Việt Nam có 100% vốn đầu tư Nhật Bản, mà còn bởi phong cách làm việc tận tình, chu đáo, chuyên nghiệp đậm chất Nhật. Phí bảo hiểm cũng rất “phải chăng”. Tính ra, mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra một khoản tiền tương đương với một phần bữa sáng là có thể an tâm suốt hành trình. Với quyền lợi bảo hiểm cao có thể lên tới cả tỷ đồng, có thể coi đây là một khoản “đầu tư” nho nhỏ mà rất ý nghĩa và thiết thực.