Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Shodo là gì?

Shodo là gì, đây là một từ mà nhiều bạn đang thắc mắc gần đây nó có ý nghĩa gì. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của Shodo xem từ ngữ này có ý nghĩa gì nhé.

Shodo là nghệ thuật gì?

Shodo hay còn gọi là Shodō (書道 – thư đạo). Đây là từ chỉ nghệ thuật viết chữ đẹp, được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ rất sớm. Tuy nhiên đến năm 749 thì thư pháp Nhật Bản mới có được phong cách riêng của mình.

Theo các chuyên gia thư pháp Nhật Bản, chữ Hán từ Trung Quốc được truyền vào Nhật Bản khoảng 2000 năm về trước và được sử dụng phổ biến tại Nhật Bản vào thế kỷ thứ 5. Sau đó, người Nhật đã sáng tạo ra kiểu chữ của mình dựa trên cơ sở chữ Hán, bao gồm chữ Hiragana và Katakana, thư pháp Nhật Bản được hình thành từ hai kiểu chữ Hán và Hiragana với Katakana ở trên.

Hiện nay, có 7 bộ môn thư pháp từ truyền thống đến hiện đại như

Thư pháp chữ Hán: Tạo nên dựa vào văn xuôi, thơ viết bằng chữ Hán

Thư pháp chữ Kana: Được tạo ra thông qua việc phát triển và cải biên bài hát Waka và thơ Haiku để viết nên những từ ngữ đẹp của Nhật Bản.

Thư pháp thơ văn cận đại: Lấy văn và thơ hiện đại làm đề tài, điều hòa giữa chữ Kana và chữ Hán để tạo ra bộ môn thư pháp này.

Thư pháp viết chữ lớn: Số lượng chữ ít, chỉ từ 1 đến 2 chữ nhưng kích thước chữ lớn. Được tạo ra từ việc định hướng tạo hình và trui rèn về đường nét và sáng tạo về màu đen.

Thư pháp Triện khắc (chữ in bằng khuôn khắc đá): Chữ in bằng khuôn hình vuông 3 phân, người ta khắc trên đá những chữ viết cổ đại của Trung Quốc và những bản thư pháp sau đó in lên giấy trắng.

Thư pháp Khắc Tự: Là chữ viết được khắc lên bản gỗ, được tô bằng nhiều màu sắc. Đây đang là bộ môn thư pháp gây nhiều chú ý.

Thư pháp ZenEi: Chịu ảnh hưởng từ hai trường phái là Hội họa trừu tượng phương Tây và triết học phương Đông. Người viết có thể thể hiện tác phẩm thư pháp của mình bằng những hình ảnh mang tính trừu tượng, không chỉ riêng chữ viết.

Shodo trong mô hình nhân vật

Ngoài ý nghĩa thư pháp ở trên thì Shodo còn là từ chỉ mô hình của những nhân vật hoạt hình anime như Dragon Ball, Pokemon, Kamen Rider…

Đây là những mô hình nhân vật có thể cử động được và chúng thường làm từ những chất liệu như cao su, nhựa…

Hà Nội trong tôi

Tôi gọi Hà Nội là thành phố đến từ kiếp trước của mình, bởi chỉ có thể gắn bó với nhau từ hàng nghìn, hàng vạn năm trước rồi thì...

Bách Việt và cơ sở thống nhất của cộng đồng Bách Việt

Dân tộc Việt ngày nay, là dân tộc duy nhất trong vùng Đông Á còn giữ được tên gọi Việt trong tên dân tộc và đất nước của mình, nhưng...

Sài Gòn thời giãn cách qua tranh

Khu Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn thưa vắng, hồ Con Rùa bị chăng dây... được phác họa qua các tác phẩm của Lê Sa Long. Ảnh minh họa Họa...

Xem phong thủy cho nhà ở của mình

1, Cách kiểm tra “ám tiến sát” Cụ thể, cách thực hiện như sau, bạn hãy đứng trước cửa nhà của mình, nhìn ra ngoài và xem xem có công...

Nghiên cứu về lễ tế giao

Tế tự không chỉ là nghi thức đối với Trời, mà còn là sự đối đãi với dân. Trong bối cảnh các nước châu Á, tế tự được coi là...

Loạt ảnh đẹp về Sài Gòn năm 1967

Loạt ảnh đẹp về Sài Gòn năm 1967 của Nguyễn Thành Tài, phóng viên hãng thông tấn UPI trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Cảnh nhộn nhịp tại khu...

Tiền thưởng đời vua Minh Mệnh (1820-1840)

Đời vua Minh Mệnh cũng đúc các loại thoi bạc, mặt tiền đúc bốn chữ Minh Mệnh niên tạo (Tạo tác trong niên hiệu Minh Mệnh), lưng tiền đúc nổi...

Hoài Bắc Phạm Đình Chương – Một thời đã qua

Phạm Ðình Chương dùng âm giai Tây phương mà vẫn giữ được nét dân tộc qua những nốt láy mềm mại, những chuyển cung đặc biệt Việt Nam (điển hình...

Thi “kiến” đồng tâm hay thi “khiếm” đồng tâm?

Tết Bính Tý (1996), tôi có đọc bài “Ngày Tết bàn chuyện rượu và thơ” của tác giả Bùi Đẹp đăng trên tạp chí Cẩm Thành số 7 do ngành...

Những điều luật giáo hóa thời nhà Lê

Trong lịch sử Việt Nam, triều đại nhà Lê (1533-1789) trị vì một thời gian khá dài, kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi tướng Nguyễn Kim lập tông...

Lịch sử Âm nhạc thời Hùng Vương

PHÀM LỆ Những tài liệu chữ Hán Trung Quốc ngoài Phật giáo sử dụng trong sách này, chúng tôi dựa vào bản in của Tứ bộ bị yếu. Những sách nào...

Tục xăm mình của tộc Việt

Tục xăm mình là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của tộc Việt và của người Việt trong các ghi chép lịch sử của cả Việt Nam và...

Exit mobile version