Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tác giả bộ quốc sử đầu tiên của đất nước

Lê Văn Hưu là nhà sử học nổi tiếng thời Trần. Ông là tác giả bộ “Đại Việt sử ký” – bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam.

Lê Văn Hưu: Tác giả bộ quốc sử đầu tiên của đất nước
Lê Văn Hưu. (Bìa sách NXB Kim Đồng)

Thuở nhỏ thể hiện tư chất thông minh

Lê Văn Hưu là người làng Thần Hậu, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Xã Thiệu Trung xưa kia vốn là đất của cụ tổ khai sáng dòng họ Lê, là quan trấn quốc bộc xạ Lê Lương thời Đinh Tiên Hoàng. Lê Văn Hưu là cụ tổ đời thứ 7 của dòng họ này.

Theo cuốn Lê Thị gia phả thì Lê Văn Hưu sinh năm Canh Dần 1230, thuở nhỏ là người khôi ngô, tuấn tú, tư chất thông minh. Có một giai thoại về Lê Văn Hưu như thế này:

Một hôm đi ngang qua lò rèn, thấy người thợ đang rèn những cái dùi sắt, cậu bé Lê Văn Hưu muốn xin một cái về để làm dùi đóng sách. Người thợ rèn thấy cậu bé mới tí tuổi đầu đã chăm lo việc học hành, bèn ra một vế đối để thử tài như sau:

“Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi vở.”

Lê Văn Hưu liền đối lại rằng:

“Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên.”

Người thợ rèn ngạc nhiên khen ngợi mãi rồi tìm một cái dùi đẹp nhất tặng cho cậu bé.

Dùi mài kinh sử. (Tranh minh họa – Tranh của họa sĩ Đức Hòa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả)

Tất nhiên, câu chuyện vui về Lê Văn Hưu trên đây chỉ là giai thoại, vì thời đó nước ta dùng chữ Hán, chữ Nôm, chứ không dùng chữ latin như hiện tại, các thanh điệu và từ láy cũng khác, nên vẫn cần phải kiểm chứng bằng bản tiếng Hán (nếu có) mới có thể khẳng định.

Thầy của các hoàng tử

Năm Đinh Mùi 1247 thời vua Trần Thái Tông, triều đình tổ chức khoa thi, đây là khoa thi lần đầu tiên có danh hiệu tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa).

Năm ấy nước ta có được vị trạng nguyên Nguyễn Hiền 12 tuổi, nhỏ tuổi và nổi tiếng với nhiều giai thoại còn lưu truyền đến tận ngày nay. Đồng thời, Lê Văn Hưu 18 tuổi cũng đỗ bảng nhãn, tức chỉ sau trạng Hiền.

Sau khi thi đỗ, Lê Văn Hưu được giữ chức Kiểm pháp quan, Đinh bộ thượng thư, rồi sau được thăng làm Hàn lâm học sĩ kiêm Giám tu ở Quốc sử viện.

Ông được vua Trần Thái Tông tin tưởng cho làm thầy dạy trực tiếp cho hoàng thân quốc thích, trong đó có con trai vua là Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải. Sau này Trần Quang Khải trở thành tể tướng đầu triều các đời vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông.

Tác giả bộ quốc sử đầu tiên

Trong thời gian làm việc ở Quốc sử viện, theo lệnh vua Trần Thái Tông, Lê Văn Hưu biên soạn “Đại Việt sử ký”, được xem là bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam.

“Đại Việt sử ký” gồm 30 quyển được hoàn thành vào năm 1272, ghi lại những sự kiện quan trọng chủ yếu suốt 15 thế kỷ của đất nước, từ thời đại Triệu Đà tới thời Lý Chiêu Hoàng. Sau khi hoàn tất ông được nhà vua khen ngợi và phong thưởng.

Sau khi quân Minh xâm chiếm Đại Ngu (tên nước thời nhà Hồ) đã đem cuốn “Đại Việt sử ký” sang Trung Quốc. Đến thời nhà Lê, sử gia Ngô Sĩ Liên căn cứ vào bộ “Đại Việt sử ký” cùng các cuốn sử khác để viết thành “Đại Việt sử ký toàn thư”, còn cuốn “Đại Việt sử ký” đến nay đã thất lạc.

Trong “Đại Việt sử ký ngoại kỉ toàn thư” Ngô Sĩ Liên đã đánh giá Lê Văn Hưu như sau:

“Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa, thế là được rồi.”

Trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên hiện đang lưu hành vẫn còn có 29 đoạn ghi rõ là lời bình của Lê Văn Hưu với mấy chữ ” Lê Văn Hưu viết”. (Ảnh từ quehuongonline.vn)

Sách “An Nam Chí Lược” của Lê Tắc có đoạn đánh giá về Lê Văn Hưu như sau:

“Lê Văn Hưu vừa có tài, vừa có hạnh, làm thầy Chiêu Minh Vương, đổi làm Kiểm Pháp Quan, sửa sách Việt chí”

Lê Văn Hưu mất ngày 23 tháng 3 năm Nhâm Tuất (tức 9 tháng 4 năm 1322), thọ 92 tuổi. Mộ ông được an táng ở cánh đồng Mả Giòm, thuộc địa phận xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay mộ vẫn còn tấm bia được dựng từ thời vua Tự Đức ghi lại tiểu sử và công lao của ông.

Trần Hưng

Còn nhớ ghẻ ngứa năm nào?

Cơn dịch ghẻ ngứa trở thành một hiện tượng kỳ lạ chưa từng thấy trong lịch sử Sài Gòn. Anh ngứa, em ngứa, bố mẹ cùng ngứa, bạn bè cùng...

Giỡn Chơi Cùng Chữ Nghĩa

Bàn Về Nói Lái Laughter is the sun that drives winter from the human face. — Victor Hugo * Dẫn nhập: Miền Nam lúc trước, các cô gái quê thường ngồi...

100 chân lý bất biến của cuộc đời

Trong cuộc sống, có những chân lý tưởng chừng đơn giản, nhưng không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu rồi nhưng không phải ai cũng thực hành theo được. Giá...

Tại sao lại nói “nghèo rớt mồng tơi”? Mồng tơi có phải là loại dây leo để nấu canh hay không?

Tại sao lại nói “nghèo rớt mồng tơi”? Vâng, mồng tơi ở đây đúng là một loại dây leo mà người ta dùng để nấu canh, tên khoa học là...

Sài Gòn 1967 dưới góc nhìn người Mỹ

Dưới góc nhìn của Bill Mullin – một nhân viên chính phủ Mỹ, Sài Gòn năm 1967 hiện lên như một thành phố sinh động và đầy sắc màu.  Bên...

Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến của Việt Nam

Án sát: Tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), đặt chức Án sát ở 12 Thừa tuyên và đặt bát y (tức Đô ty, Thừa ty, Hiến ty) ở Quảng...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 2 – Học chế – Học vụ

Tổ chức Khoa cử cũng như giáo dục của ta, trên đại cương, đều theo khuôn mẫu của Trung quốc. I - TỔ CHỨC GIÁO DỤC VÀ HỌC THUẬT Ở...

Thượng/ Thướng và Hạ/ Há

Thơ Đường hay có những câu như:  “Cố nhân Tây từ Hoàng hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu...” hay “Dục cùng thiên lý mục Cánh thướng nhất...

Giải mã trọn bộ các hình tượng trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn

Các hình khắc trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn được coi là một cuộc triển lãm những tác phẩm mỹ thuật tuyệt vời, mang tính biểu tượng cho sự giàu đẹp...

Nhà thờ Đức Bà – nhà thờ cổ nổi tiếng nhất Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà là một công trình tiêu biểu của Sài Gòn và là địa điểm mà bất cứ du khách nào cũng ghé thăm khi đặt chân đến...

Mùa xuân, suy ngẫm về ‘Phúc, Lộc, Thọ’

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi người ước nguyện cho nhau luôn được “Phúc, Lộc, Thọ”. Người nào được toại nguyện cả ba điều ước và mong muốn ấy...

Hoàng tử Miến Điện ở Sài Gòn Xưa

Rất ít người Việt để ý đến một sự kiện ở Sài Gòn có liên quan đến lịch sử Miến Điện (Myanmar) ở giai đoạn vào cuối thế kỷ 19...

Exit mobile version