Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Trưng Trắc và Trưng Nhị và Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Thức tỉnh tinh thần dân tộc

Lịch sử và truyền thuyết kể rằng hai chị em vốn dòng dõi họ HÙNG – Một trong dòng họ làm Vua tổ của dân tộc Việt Nam nay thuộc MÊ LINH tỉnh PHÚ THỌ. Mẹ Hai Bà Trưng, Bà MAN THIỆN sớm góa bụa song đã nuôi dạy con cái theo tinh thần thượng võ và yêu nước. Chồng Trưng Trắc là THI SÁCH, con trai một Lạc tướng huyện CHU DIỄN bị giặc ngoại xâm giết hại.

Trước cảnh nước mất nhà tan TRƯNG TRẮC cùng em TRƯNG NHỊ quyết tâm tiến hành khởi nghĩa NỢ NƯỚC, THÙ NHÀ. Tháng 3 năm 40, HAI BÀ TRƯNG lập đàn thờ trên cửa sông HÁT truyền lệnh khởi nghĩa. Nhân dân các quận CỬU CHÂN, NHẬT NAM, HỢP PHỐ cùng nổi dậy hưởng ứng cuộc đấu tranh chống kẻ thù. Hai Bà lập nên VƯƠNG TRIỀU mới, đóng đô ở MÊ LINH. Xưng hiệu là TRƯNG VƯƠNG

Hai năm sau, MÃ VIỆN, tướng nhà Hán, mang hai vạn quân sang xâm lược nước ta. Do lực lượng yếu, Hai Bà lui về CẨM KHÊ và cầm cự với quân giặc hơn một năm trời. Cuối cùng, bị thất bại, Hai bà chạy về HÁT MÔN gieo mình xuống sông HÁT GIANG tự vẫn (năm 43).

Hai Bà đã giành quyền tự chủ đất nước mặc dù ngắn ngủi (từ năm 40 đến 43) song Hai Bà đã khắc ghi vào lịch sử và tâm thức người dân Việt Nam tấm gương ANH HÙNG VÀ TRUNG NGHĨA làm vẻ vang cho nữ giới và dân tộc.

Qua hàng ngàn năm lịch sử dân tộc Việt Nam, Hai Bà được mọi thời đại đánh giá là tấm gương anh hùng liệt nữ, niềm hãnh diện của phụ nữ và đất nước. Ðến nay Hai Bà vẫn được bao phong đời đời, lửa hương không dứt tại các đền thờ Hai Bà, tại các di tích khởi nghĩa và liên quan đến cuộc đời Hai Bà như Hát Môn, Hạ Lôi, Ðồng Nhân.

Suốt gần 2000 năm qua tấm gương của Hai Bà được truyền tụng . Ngày trước, trường TRƯNG VƯƠNG Sài Gòn, mỗi năm đều tổ chức kỷ niệm hai Bà. Bầu hai cô nữ sinh HOA KHÔI TRƯỜNG, CỠI VOI đi khắp thành phố. Hai Bà đã trở thành hình tượng lịch sử, văn hóa sau khi chết.

Có truyền thuyết nói Hai Bà lên núi Thường Sơn, hóa thân ở đó. Có bản nói sau khi thất trận, để khỏi rơi vào tay giặc Hai Bà nhảy xuống sông Hát tự vẫn hoá thành 2 tảng đá trắng trôi về bãi Ðồng Nhân (Nay là phường Ðồng Nhân, Quận Hai Bà Trưng – Khu phố lớn mang tên Hai Bà, Hà Nội) đêm đêm thường phát sáng rực rỡ.

Vùng Hát Môn – nơi phát tích khởi nghĩa có truyền thuyết cho rằng, khi Hai Bà rút quân về cửa Hát, trước lúc gieo mình xuống sông để giữ trọn khí tiết, mỗi Bà ăn một quả muỗm và nhả hạt mọc lên hai cây muỗm trước cửa đền Hát Môn ngày nay. Dân quen gọi là cây muỗm Hai Bà.

Trong lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam, Hai Bà Trưng đã được truyền thuyết dân gian tiếp nối qua nhiều đời và là một chân lý chói ngời trong đời sống tâm linh người Việt.

Khi nói đến phụ nữ Việt Nam nêu gương sáng và là niềm tự hào của đất nước, người Việt Nam không quên nhắc đến HAI BÀ TRƯNG.

Hai Bà Trưng là tên gọi tắt, suy tôn hai nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Đó là hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa lớn vào loại sớm nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như trong lịch sử nhân loại, chống xâm lược, nô dịch. Họ trở thành những nữ hoàng đầu tiên, cai quản quốc gia, dân tộc, sau khi đất nước được giải phóng, hồi đầu thế kỷ thứ nhất sau công nguyên.

Sử cũ đều chép Hai Bà là dòng dõi lạc tướng (người đứng đầu bộ lạc) Mê Linh (miền đất rộng, giữa Ba Vì và Tam Đảo) thời Hùng Vương. Truyền thuyết nói Hai Bà là con gái bà Man Thiện, cũng là một phụ nữ đảm lược, quê hương ở vùng Ba Vì. Ngọc phả ở các làng Hạ Lôi và Hát Môn – những nơi có đền thờ chính của Hai Bà – đều chép Hai Bà là chị em sinh đôi và sinh vào ngày mồng một tháng tám năm Giáp Tuất (năm 14 sau công nguyên). Các sử cũ cũng chép ràng Trưng Trắc có chồng là Thi Sách, dòng dõi lạc tướng Chu Diên (miền đất dọc sông Đáy). Đây là kết quả của một cuộc “hôn nhân chính trị”, nhân đấy mà liên kết được lực lượng của hai miền đất quan trọng nhất của non sông thời bấy giờ.

Lực lượng liên kết ấy là hạt nhân của một cuộc khởi nghĩa đồng loạt, rộng lớn, mãnh liệt, nổ ra vào mùa xuân năm Canh Tý (năm 40 sau Công Nguyên) nhân việc Thái thú (quan cai trị nhà Hán) ở Giao Chỉ (miền đồng bằng Bắc Bộ) là Tô Định giết hại Thi Sách. Nhưng nguyên nhân cơ bản của cuộc khởi nghĩa là vì tinh thần yêu nước, giải phóng và khôi phục nền độc lập cho đất nước, chống áp bức, thống trị và nô dịch, đồng hóa của nhà Hán (Trung Quốc) Vào một sáng mùa xuân năm 40, tại đất Mê Linh, Hai Bà Trưng đã làm lễ tế cờ khởi nghĩa. Trong tiếng trống đồng trầm hùng, âm vang lời thề của Hai Bà trước giờ xuất binh:

Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này.

“Trưng Trắc là người can đảm, hùng dũng” (lời thừa nhận của bộ chính sử chép về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào loại cổ nhất của Trung Quốc) đã cùng em gái đứng đầu cuộc khởi nghĩa liên kết được sức mạnh toàn dân (trong đó có đông đảo phụ nữ, như các nữ tướng: Thánh Thiên, Lê Chân, Bát Nàn, Thiều Hoa…) và toàn quốc (không chỉ gồm Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là miền đất Việt Nam ngày nay, từ nam Trung Bộ trở ra, mà cả đất Hợp Phố bây giờ là nam Quảng Đông – Trung Quốc).

Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã quét sạch giặc thù khỏi bờ cõi và được tôn làm vua, đứng đầu đất nước độc lập trong thời gian ba năm.

Sau đó, nhà Hán sai lão danh tướng Phục Ba tướng quân Mã Viện cầm đầu đại quân sang tái xâm lược, Hai Bà Trưng đã dũng cảm đương đầu cùng quân giặc, tổ chức kháng chiến đánh những trận lớn từ Tây Vu, Lãng Bạc đến Cấm Khê và cuối cùng đã hy sinh anh dũng vào mùa hè năm Quý Mão (năm 43 sau công nguyên), để lại tấm gương oanh liệt nghìn thu. Hiện nay ở nhiều địa phương trong cả nước có đền thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của Hai Bà.

Sân bay Phù Cát thời chiến tranh Việt Nam ra sao?

Cảng hàng không Phù Cát (trước 1975 gọi là Sân bay Gò Quánh) được Không quân Mỹ xây dựng vào năm 1967. Với đường cất hạ cánh dài 3.048m rộng...

Mưa Huế

Mỗi lần Hà Nội đổ mưa, chị lại nhớ về Huế. Mưa Hà Nội khác mưa Huế lắm. Mưa Huế là thứ mưa thất thường, mưa dầm dề, mưa không...

Bàn chuyện PHỞ ở Sài Gòn

Rất lạ là đất hủ tíu Sài Gòn lại có nhiều quán phở nổi tiếng. Có quán nổi tiếng vì trước 1975, có lần Chủ tịch UB hành pháp trung...

Sài Gòn năm 1991 qua ống kính Jacques Langevin

Bên trong cửa hàng đồng hồ – điện máy, cô gái lái Honda Lead SS màu đỏ, các thanh niên tụ họp với xe đạp… là loạt ảnh thú vị...

Sài Gòn “tám” chuyện Nhất mực, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm

Người Sài Gòn có thú vui uống cà phê ngoài phố, cà phê “quán cóc”, cà phê hẻm và “tám” đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, ví dụ như...

Âu Lạc và Giao Chỉ – một số vấn đề ngữ âm học lịch sử

Văn tự Hoa Hạ được xem xét hệ thống từ văn giáp cốt (khắc chữ trên xương) đời Ân Thương. Trước đó, trên gốm màu thời đại đá mới Ngưỡng...

Những chiếc khăn vấn của người Việt

Nét đặc trưng của An Nam thời Nguyễn chính là những chiếc khăn vấn, theo nhiều nhận định thì chỉ xuất hiện vào thời kỳ nhà Nguyễn kiểm soát toàn lãnh...

Khu mộ cổ tuyệt đẹp trên đất Bình Dương

Trên ngọn đồi thấp thuộc phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương có một khu lăng mộ cổ quy mô lớn, được gọi là mộ ông Lân…...

Vua Hàm Nghi được đối đãi như thế nào ở nơi lưu đày Algérie?

Người tù bị lưu đày biệt xứ, vua Hàm Nghi, đã đến nước Algérie vào đầu năm 1889 và được viên toàn quyền Pháp tại xứ này cho trú ngụ...

Những tác phẩm đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ trong thế kỷ XIX

Tác giả của những tác phẩm văn học sử dụng chữ quốc ngữ đầu tiên là các ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) và Trương Minh Ký...

Xướng ca vô loài

Sách vở thường nói rằng xã hội Việt Nam ngày xưa có "Sĩ, nông, công, thương". Như vậy là còn thiếu. Người ta đã cố ý không kể một hạng người...

Tập sách bằng vàng ròng của nhà Nguyễn

Kim sách triều Nguyễn là một loại thư tịch cổ đặc biệt được làm bằng vàng, bạc hoặc bạc mạ vàng để ghi lại các sự việc diễn ra trong...

Exit mobile version