Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tưởng Giới Thạch – Tổng thống Trung Hoa Dân quốc

Tưởng Giới Thạch (1887-1975) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Trung Quốc, chủ tịch Quốc dân đảng trong năm thập niên, và là người đứng đầu chính phủ Trung Hoa Dân quốc từ năm 1928 đến 1949.[1]  

Tưởng Giới Thạch sinh ngày 31 tháng 10 năm 1887 ở Chiết Giang, một tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc. Cha ông là một lái buôn. Ông theo học trường đào tạo sĩ quan ở Nhật Bản năm 18 tuổi. Năm 1911, Tưởng trở về Trung Quốc để tham gia cuộc nổi dậy lật đổ Triều đại nhà Thanh và lập nên nền cộng hòa Trung Hoa. Tưởng trở thành một thành viên của Quốc dân đảng (QDĐ) do Tôn Trung Sơn thành lập.

Được Tôn Trung Sơn ủng hộ, Tưởng Giới Thạch được chỉ định làm hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố tại Quảng Châu năm 1924, và tại đây ông đã xây dựng nên quân đội Quốc dân. Sau cái chết của ông Tôn năm 1925, Tưởng trở thành lãnh đạo QDĐ. Ông dẫn đầu chiến dịch Bắc Phạt và thống nhất phần lớn lãnh thổ Trung Quốc dưới chính quyền QDĐ đóng tại thủ đô Nam Kinh. Năm 1928, ông chỉ huy quân đội đánh bại Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tưởng đã phác họa một chương trình cải cách khiêm tốn ở Trung Quốc, tuy nhiên các nguồn lực của chính phủ lúc bấy giờ đều được tập trung để đối phó với các đối thủ trong nước, bao gồm Đảng Cộng sản. Từ năm 1931, Tưởng cũng phải chống lại cuộc xâm lược của người Nhật tại Mãn Châu, đông bắc Trung Quốc.

Năm 1937, Nhật Bản tiến hành một cuộc xâm lược Trung Quốc trên diện rộng. Năm 1941, khi Hoa Kỳ tham chiến chống lại Nhật, Trung Quốc liền gia nhập phe Đồng minh. Trong khi vị thế trong nước của Tưởng bị suy giảm, thì tiếng nói của ông trên thế giới lớn dần, và vào tháng 11/1943, ông bay tới Cairo để gặp Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill. Phu nhân của Tưởng Giới Thạch, bà Tống Mỹ Linh, cũng đi cùng chồng và trở nên nổi tiếng ở phương tây với tên gọi Madame Tưởng.[2]

Năm 1946, cuộc nội chiến nổ ra giữa QDĐ và Đảng Cộng sản. Năm 1949, những người cộng sản chiến thắng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tưởng Giới Thạch và những người QDĐ còn sót lại bỏ chạy ra đảo Đài Loan. Ở đây Tưởng thiếp lập một chính quyền lưu vong và lãnh đạo trong 25 năm sau đó. Chính phủ này tiếp tục được nhiều nước công nhận là chính phủ chính thống của Trung Quốc, và Đài Loan vẫn là đại diện của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc cho đến khi Tưởng qua đời. Ông mất vào ngày 5 tháng 4 năm 1975.

——————————————-

[1] Tưởng Giới Thạch là Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa dân quốc được thành lập theo Hiến pháp năm 1948. – ND

[2] Tống Mỹ Linh đã đóng một vai trò quan trọng trong chính trị của Trung Hoa Dân quốc. Bà là người bảo trợ Ủy ban Chữ Thập đỏ quốc tế, Chủ tịch danh dự của Quỹ Viện trợ thống nhất Vương quốc Anh, Thành viên danh dự Hội Kỷ niệm Bản Tuyên ngôn nhân quyền. Vào cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, bà là một trong mười phụ nữ được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ và là người phụ nữ thứ hai được đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ. – ND

Nhạc sĩ Tuấn Lê – Tác giả bài hát Hờn Anh Giận Em nổi tiếng một thời

Thỉnh thoảng, trong những băng cassette trước 75, và ngay cả những album nhạc được thực hiện sau này, từ trong nước đến hải ngoại, vẫn thường có những ca...

Nhất ngôn cửu đỉnh – Cửu đỉnh là gì?

Mọi người ắt hẳn đều biết ý nghĩa của câu thành ngữ “Nhất ngôn cửu đỉnh”, ý chỉ rằng lời nói hết sức có trọng lượng. Vào thời cổ đại,...

Nghiên cứu về lễ tế giao

Tế tự không chỉ là nghi thức đối với Trời, mà còn là sự đối đãi với dân. Trong bối cảnh các nước châu Á, tế tự được coi là...

Loạt ảnh quý giá về Việt Nam năm 1926

Tử Cấm Thành Huế, hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, động Huyền Không Đà Nẵng… là một số nét chấm phá về Việt Nam năm 1926 trong loạt ảnh người Pháp...

Tiêu Tán Đường, Tiêu Tán Thòn là gì?

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ...

Những bức ảnh xưa cũ về thành phố Pleiku

Tỉnh Gia Lai không chỉ hấp dẫn bởi thiên nhiên hùng vĩ cùng bản sắc văn hóa núi rừng Tây Nguyên, mà còn có thành phố Pleiku. Thành phố này mang...

Vì sao quả chuối lại mọc cong?

Đã bao giờ bạn thắc vì sao quả chuối lại mọc cong hướng lên trời chứ không trĩu xuống hướng mặt đất chưa? Tất cả đều có lý do hết...

Chùm ảnh về những chiếc taxi ‘cóc’ đầu tiên ở Sài Gòn

Từ những cuối năm 1940, ở Sài Gòn - Chợ Lớn bắt đầu xuất hiện những chiến taxi đầu tiên. Đến những năm 50 của thế kỷ 20, taxi thịnh...

Người Hoa hơn gì người Việt

Trong khuôn khổ bài viết này, người Hoa được hiểu là người quốc tịch Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn – Sài Gòn. Không phải người Hoa đang ở Trung...

Lại chuyện cụ Gành và cu Ghềnh

Nhân chuyện “Gành - Ghềnh” trên Năng lượng Mới số 508, tôi xin hỏi bổ sung ý của ông An Chi về /anh/-/inh/-/ênh/, một hiện tượng khá thú vị về...

Lý Thường Kiệt Ứng dụng binh pháp như thế nào khi tập kích sang Trung Quốc

Dùng chính binh pháp của Trung Hoa để cầm quân tập kích bất ngờ nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã làm nên chiến công thơm danh muôn thuở. Người đầu...

Phong tục về Tang Ma

Tang lễ là những lễ nghi được đặt ra để bày tỏ lòng thương xót và kính thờ người chết. Người Việt Nam coi tang lễ cha mẹ là quan...

Exit mobile version