Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

3 mẹo đơn giản giúp bạn tránh đạp nhầm chân ga trên xe số tự động

Ngày nay, rất nhiều vụ tai nạn xảy ra bắt nguồn từ nguyên nhân đạp nhầm chân phanh thành chân ga. Thậm chí không ít các vụ đạp nhầm chân ga đã gây ra những tai nạn liên hoàn ở  các khu vực đông người như bãi xe, khu chợ,…để lại những hậu quả kinh hoàng.

Kỹ năng lái xe còn yếu, tinh thần không tỉnh táo và các tình huống bất ngờ trên đường là những nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn chân ga. Các nhà chế tạo, các nhà sản xuất xe cũng nỗ lực không ít trong việc tìm ra những giải pháp cho thiết kế bàn đạp để hạn chế việc nhầm lẫn. Song có những nguyên tắc mà chúng ta cần phải tập trung khi lái xe để hạn chế vấn đề nhầm lẫn này.
Một vụ tai nạn nghiêm trọng do lỗi tài xế đạp nhầm chân phanh thành chân ga. Theo thống kê, hiện tượng đạp nhầm chân ga xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên, cánh nam giới cũng nên chú ý và áp dụng những mẹo quan trọng khi lái xe để không bị đạp nhầm chân ga. Có 3 nguyên tắc đơn giản, dễ áp dụng để tránh đạp nhầm chân ga như sau:

Chú ý tư thế ngồi

Đây là bước quan trọng đầu tiên để người lái cảm thấy thoải mái, chủ động trên ghế ngồi và dễ dàng xoay sở cho mọi tình huống khẩn cấp. Tư thế ngồi sai mà nhiều lái xe hay mắc phải là ngồi đổ người về phía trước. Thực tế ngồi như vậy rất nguy hiểm, vì nó không thoải mái và không thể thả lỏng chân, đầu gối,…. Đến khi phải đạp phanh thì chân không linh hoạt dẫn đến đạp không chính xác.

Lưu ý luôn chọn tư thế ngồi lái xe thoải mái, làm sao cho toàn bộ cơ thể được thoải mái nhất có thể, không bộ phận nào bị gò bó hay khó di chuyển.

Giữ gót chân cố định trên sàn

Một nguyên tắc để chân cần ghi nhớ là giữ gót chân của bàn chân phải cố định dưới sàn xe và thẳng hàng với bàn đạp phanh. Xem gót chân như một điểm tựa, một trụ xoay để xoay một cách nhanh chóng, chính xác nhất khi cần đạp chân phanh hoặc chân ga. Khi phải sử dụng bàn đạp, việc giữ gót chân cố định sẽ giúp vị trí của chân luôn đúng, luôn chuẩn, tránh nhầm lẫn và cổ chân sẽ dễ dàng điều chỉnh lực ga hoặc lực phanh. Tuyệt đối không nhấc gót chân ra khỏi vị trí sàn là nguyên tắc sống còn để tránh nguy cơ đạp nhầm chân ga và gây nguy hại đến người khác.

Một lưu ý khác nữa là khi không dùng đến chân ga, người lái phải lập tức di chuyển chân về vị trí phanh. Hoặc khi nhìn thấy chướng ngại vật, những tình huống có thể dừng xe từ phía trước thì phải từ từ di chuyển chân từ vị trí ga về vị trí phanh.

Trả số về N hoặc P khi dừng xe

Trả số về N và kéo phanh tay khi dừng xe tạm thời, trả số về P khi dừng xe lâu kết hợp kéo phanh tay để đảm bảo an toàn. Theo nhận định và quan sát của các chuyên gia, những trường hợp gây tai nạn liên hoàn đều do dừng xe nhưng không trả số về N hoặc P mà chỉ đạp phanh.
Sở dĩ như vậy vì nếu có sự cố bất ngờ xảy ra, người lái xe thường giật mình và có xu hướng đạp chân xuống sàn. Nếu không trả số về N và P, chân phanh sẽ mất kiểm soát do người lái hoảng loạn và chiếc xe lao như bay về phía trước. Ở những khu vực đông người, chiếc xe mất kiểm soát phanh sẽ gây ra tai nạn mà khó có thể nói trước hậu quả. Chỉ cần áp dụng theo 3 mẹo đơn giản trên đây, bạn đã có thể chủ động trong những tình huống khẩn cấp và tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Xe xưa trên lối cũ – Phần 2: Xe hơi cổ điển không xuất xứ từ Pháp ở Miền Nam trước 1975

Sau hiệp định Geneve 20/7/1954, miền Nam trở thành Việt Nam Cộng Hoà. Trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng Cộng Sản từ phương Bắc, Người Mỹ thay Pháp hỗ...

Tục Cắm khem

Bộ tranh dân gian Oger có một tấm vẽ hai người đàn bà. Một người bụng chửa, nằm ngửa, bị người kia đứng trên bụng. Tranh không có tên. Chẳng...

Đà Lạt thập niên 1990

Loạt ảnh khó quên về Đà Lạt thập niên 1990 được đăng tải trên trang Facebook của nhiếp ảnh gia Nhật Bản Doi Kuro. Bên trong một quán cà phê...

Chợ Bến Thành xưa tên thiệt là gì?

Không một bưu ảnh, bưu thiếp xưa nào lẫn các văn bản xưa của người Pháp ghi tên chợ Bến Thành trên cả ngôi chợ hiện nay lẫn ngôi chợ...

Sở, Ngô, Việt có phải tộc Việt không?

Các quốc gia Sở, Ngô, Việt, là các quốc gia nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, cũng đã có những giả thuyết cho rằng các quốc gia Sở, Ngô,...

Đừng để “nóng giận mất khôn”

Câu chuyện của vị kiếm sĩ Samurai Hàng năm đến kỳ, Nhà Vua cử người xuống các địa phương đi thu sưu, thuế. Vào một làng chài nọ có ông...

Tại sao Dân Saigon Xưa gọi người Ấn độ là anh Bảy Chà ?

Chữ “Bay” trong tiếng Hindu có nghĩa là Chào Sir phát âm nghe như Bảy , Dân Saigon nghe mấy ông “Chà và” chào nhau ….Bay ! bèn bắt chước...

Ảnh quý giá về ngôi đền ở Thanh Hóa một thế kỷ trước

Đền Phố Cát là một trong những ngôi đền cổ nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa. Vào thập niên 1920, nơi đây vẫn còn suối “cá thần” rất độc đáo....

Vì sao gọi bệnh viện là nhà thương?

Dân miền SAIGON chắc hẳn còn nhớ các tên nhà thương như nhà thương Chợ Rẩy, nhà thương Chợ Quán, Bình Dân, Nguyễn Văn Học, Từ Dũ, Hùng Vương hay...

Lịch sử ra đời của World Cup

Giải vô địch bóng đá thế giới (tiếng Anh: FIFA World Cup) là giải đấu bóng đá quốc tế do Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) tổ chức 4...

Khổng Tước Tự Thuật

Người Việt Nam gọi dòng họ chúng tôi là Công hay Khổng Tước theo Hán- Việt. Người Anh gọi chúng tôi là Peacock cho cả nam lẫn nữ mặc dù Peacock chỉ các nam...

Những sự thật bi thảm của nền giáo dục Hàn Quốc

Hiện nay có vài nghìn du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc. Nền giáo dục nói chung và cách dạy dỗ trẻ em của một nước tiên tiến như...

Exit mobile version