Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cấu tạo của một chiếc ô tô điện (Electric vehicle)

Các xe ô tô chạy hoàn toàn bằng điện (EV) đều được trang bị một hoặc nhiều motor điện thay thế cho động cơ đốt trong. Những chiếc xe này sử dụng một bộ nguồn ắc quy kéo để truyền năng lượng cho motor điện và phải được cắm ở các trạm sạc hoặc điện lưới.

Lưu bản nháp tự động

Bởi vì chạy bằng điện cho nên phương tiện không có khí thải và lược bỏ đi những bộ phận của hệ thống nhiên liệu lỏng thông thường như bình nhiên liệu, bơm nhiên liệu, đường ống nhiên liệu. Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu xem cấu tạo của một chiếc ô tô điện gồm những bộ phận nào nhé.

Lưu bản nháp tự động

Cả xe điện hạng nặng & hạng nhẹ đều có sẵn trên thị trường. Nó thường đắt hơn các loại xe thông thường và xe hybrid với kiểu dáng tương tự, mặc dù một vài chi phí có thể được tiết kiệm thông qua tiền nhiên liệu, thuế hoặc ưu đãi của nhà nước.

Cấu tạo của một chiếc xe điện

Lưu bản nháp tự động
Cấu tạo của một chiếc ô tô điện

1. Ắc quy phụ: Trong một chiếc xe truyền động điện, nguồn pin phụ cung cấp năng lượng cho các thiết bị trên xe hoạt động.

2. Cổng sạc: Cổng sạc cho phép phương tiện kết nối với nguồn điện bên ngoài để sạc ắc-quy

3. Bộ chuyển đổi DC/DC: Thiết bị này chuyển đổi nguồn DC áp cao từ ắc quy thành nguồn DC áp thấp cần thiết để các thiết bị trên xe hoạt động & sạc lại cho ắc quy phụ.

4. Động cơ điện/Motor điện: Sử dụng năng lượng từ bộ nguồn ắc qui, motor này dẫn động các bánh xe. Vài phương tiện còn sử dụng tổ hợp động cơ – máy phát (motor generators) thực hiện cả 2 chức năng truyền động và tái sinh/hồi phục năng lượng.

5. Onboard charger: Lấy nguồn điện AC được cung cấp qua cổng sạc và biến đổi chúng thành nguồn DC để sạc cho ắc quy. Bộ phận này theo dõi các thông số của ắc quy như điện áp, dòng, nhiệt độ và trạng thái sạc.

6. Bộ điều khiển điện tử công suất (Power electronics controller): Bộ phận này quản lý dòng năng lượng điện được cung cấp bởi ắc quy, điều khiển tốc độ của motor điện và momen xoắn mà nó tạo.

7. Hệ thống làm mát (Thermat System): Hệ thống này duy trì một phạm vi nhiệt độ hoạt động thích hợp của động cơ/motor điện & các bộ phận khác.

8. Bộ ắc quy kéo: Lưu trữ điện để cung cấp cho motor.

9. Truyền động (điện) – Transmission (electric):

Phạm vi hoạt động:

Ngày nay, xe điện thông thường có phạm vi hoạt động trong mỗi lần sạc ngắn hơn so với các phương tiện thông thường tương đương trong mỗi lần cung cấp đầy nhiên liệu.

Phân loại xe ô tô điện

Phân loại xe ô tô điện (Electric Vehicle-EV) hiện nay gồm: BEV (Battery Electric Vehicle), PHEV (Plug-in Hybrid Electric Vehicle) và HEV (Hybrid Electric Vehicle). Trong bài viết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về từng loại nhé!

Phân loại xe ô tô điện

1. Battery Electric Vehicle (BEV):

Battery Electric Vehicle (BEV) thường được gọi với cái tên EV (Electric Vehicle) là loại xe sử dụng hoàn toàn động cơ điện với bộ pin có thể nạp lại được và không dùng động cơ xăng. Xe BEV tích điện trong các bộ pin có dung lượng lớn và được dùng để chạy motor điện hay các bộ phận sử dụng điện khác. Xe BEV không thải ra khí gây ô nhiễm môi trường như động cơ truyền thống. Xe BEV được nạp điện bằng các nguồn bên ngoài. Bộ nạp này được phân loại dựa trên tốc độ nạp đầy pin trên mỗi xe BEV.

Có những mức phân loại bộ nạp sau đây: Level 1, Level 2, Level 3 (Nạp nhanh DC).

Một số xe BEV có thể nạp bằng bộ nạp DC: Tesla Model 3, BMW i3, Chevy Bolt, Nissan LEAF, Ford Focus Electric, … .

2. Plug-in Hybrid Electric Vehicle (PHEV):

Plug-in Hybrid Electric Vehicle hay PHEV có thể nạp lại pin bằng phanh tái sinh hoặc bằng cách cắm vào nguồn điện bên ngoài. Trong khi các xe hybrid bình thường có thể di chuyển 2-4 dặm trước khi động cơ xăng được sử dụng thì xe PHEV có thể đi quãng đường 10-40 dặm trước khi có sự hỗ trợ của động cơ xăng.

Một số mẫu xe PHEV: Ford C-Max Energi, Ford Fusion Energi, Mercedes C350e, Mini Cooper SE Countryman, Audi A3 E-tron, …

3. Hybrid Electric Vehicle (HEV):

Xe HEV được vận hành bởi cả động cơ điện và động cơ xăng truyền thống. Nguồn năng lượng điện được sản sinh ra bởi chính hệ thống phanh của xe để nạp lại pin. Hệ thống phanh này được gọi là phanh tái sinh, một quá trình mà trong đó motor điện giúp giảm tốc độ xe và chuyển một phần năng lượng thành nhiệt bằng hệ thống phanh.

Một số mẫu xe HEV: Toyota Prius Hybrid, Honda Civic Hybrid, Toyota Camry Hybrid, ….

Loại phương tiện Xe điện (EV) Xe Plug-in Hybrid (PHEV) Xe Hybrid (HV)
Nguồn năng lượng Chỉ điện Chính: điệnPhụ: Xăng hoặc diesel Chính: Xăng hoặc dieselPhụ: Điện
Cơ chế đẩy Mô-tơ điện Sự kết hợp của mô-tơ điện và động cơ đốt trong Sự kết hợp của mô-tơ điện và động cơ đốt trong
Khí thải CO2 Không
Địa điểm nạp nhiên liệu Trạm sạc Trạm xăng, bộ sạc Trạm xăng
Khoảng cách di chuyển Ngắn Dài Dài

Mầu sắc với truyền thống văn hóa dân tộc

ở mỗi dân tộc việc vận dụng mầu sắc có tập quán khác nhau. Thí dụ ở các nước phươgn Tây, mầu đen là mầu tang tóc, còn ở Việt...

Chữ ” xe cộ” có từ đâu ?

Đồng Ông Cộ Đồng bào ở tỉnh Gia Định từ xưa tới nay thường nghe nói đến tên “Đồng Ông Cộ” nhưng không hiểu rõ cụm từ này do ai đặt ra...

Nhận diện chân tướng các vị Tổ của người Việt cổ

NHẬN DIỆN CHÂN TƯỚNG ÔNG BÀN CỔ Trong bài Nhận Diện Danh Tính Vua Hùng Vương và Nhận Diện Chân Tướng Vua Thần Nông chúng tôi đã nói tới ông...

Chào em những ngày cuối đông

Này em, trời lạnh rồi đó. Buổi sáng thức dậy anh bỗng nhớ về em, nhiều hơn một chút. Chỉ còn vỏn vẹn mười lăm ngày nữa là kết thúc...

Ẩn Dụ, Cuộc Phiêu Lưu Của Chữ (Kỳ 1)

Chương 1: Ẩn dụ/qua dòng lịch sử Tu từ học, một môn học tưởng đã biến mất từ thế kỷ 19, bỗng sống lại vào nửa sau thế kỷ 20...

Về các chữ: Phiêu, Các, Của, Xẩm, Chèo

Chữ phiêu trong phiêu bạc không có nghĩa là thổi Giảng nghĩa chữ phiêu trong phiêu bạc, một tác giả đã viết: “Phiêu bạc 飃泊 là từ Hán - Việt. Chữ phiêu viết với bộ 風 (phong) có nghĩa là...

Sai Dùng Lâu Thành Đúng?

Lời vào bài: Nói chuyện chữ nghĩa là nói đến kho tàng văn học, mà văn học thì chỉ có khởi điểm, không thể có kết thúc. Do đó, người viết...

Đi tìm con cháu thuyền nhân Việt Nam 849 năm về trước

Ngày 17 tháng 9 năm 1957, Tổng Thống Ngô Đình Diệm công du Ðại Hàn (1). Năm sau, ngày 6 tháng 11 năm 1958, Tổng thống Ðại Hàn Dân quốc...

Lợn mẹ giết lợn con

Người quân tử không bao giờ lấy cái hình sắc khác nhau mà thành bụng yêu hay sinh bụng ghét, lại nhất là, không lấy cái tư tưởng thế lợi...

Nhớ về Nam Phương Hoàng Hậu – Hương thơm miền Nam

Vào ngày 20 tháng 3 năm 1934, người con gái đến từ phương Nam mang theo cả cái hương thơm miền Nam đã quyết định bước qua ngưỡng cửa hoàng...

Truyện chưởng trên báo Sài Gòn xưa

Nói đến báo chí Sài Gòn trước năm 1975, không thể bỏ qua tiểu thuyết kiếm hiệp, còn gọi truyện chưởng. Thể loại này từng làm mưa làm gió trên...

Tỳ Kheo nghĩa là gì?

Trên Kiến thức ngày nay, số 236, ông có nói về hai tiếng “tì khưu”. Tôi có đọc cuốn Tầm-nguyên từ điển của Lê Ngọc Trụ (1993) thì sách này...

Exit mobile version