Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đã lên xe đừng hút thuốc, dù là xe của mình

Hút thuốc lá không chỉ tác động đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng đến người khác. Vì vậy, là người lịch sự và hiểu biết thì hãy nhớ đã lên xe thì đừng bao giờ hút thuốc,dù là xe của mình.

Một người hút, nhiều người hưởng “bệnh”
Tác hại của thuốc lá thì chắc chắn ai cũng hiểu rõ. Những hình ảnh minh họa trên mỗi bao thuốc là bằng chứng rõ rệt nhất. Đây có thể xem là một sản phẩm phá hoại sức khỏe hàng tỷ người những vẫn được sản xuất một cách hợp pháp.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có hơn 7000 chất độc hại trong khói thuốc lá. Trong đó, nicotin là chất kích thích cho các khối u phát triển. Nếu hút thuốc lá trong một thời gian dài với số lượng quá nhiều, dần dần người hút sẽ gặp vấn đề về hô hấp, phổi và máu. Chưa kể còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nhẹ thì yếu sinh lý, nặng thì vô sinh, ung thư.

Rồi ảnh hưởng đến người ngồi bên trong, gây khó chịu cho người đi cùng. Thậm chí khoa học đã chứng minh hít khói thuốc lá do người khác hút còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với việc hút thuốc trực tiếp. Bởi vì lượng khói thuốc lá của người hút thải ra lớn hơn 5 lần lượng khói hít vào.
Đặc biệt, không gian bên trong xe nhỏ và kín khiến cho khói thuốc tồn tại lâu hơn. Và những người ngồi trên xe sẽ phải hít vào lượng lớn khói thuốc một cách bất đắc dĩ. Chưa kể, đối với một số người dị ứng với thuốc lá, tâm lý sẽ vô cùng khó chịu hoặc bực bội.
Ngoài ra, khi trên xe có phụ nữ mang thai và trẻ em thì tác hại còn lớn hơn nữa. Lúc này, sức đề kháng của chúng còn quá yếu, các bộ phận trong cơ thể chưa hoàn thiện. Khi hít phải những chất độc này có thể khiến chúng mắc phải các bệnh về hô hấp. Chưa kể, việc này còn tác động đến nhận thức của đứa trẻ, vô tình khiến chúng có nhận thức không tốt về cách ứng xử của con người.

Phụ nữ có thai càng nguy hiểm hơn khi hít quá nhiều khói thuốc. Thai nhi khi sinh ra có thể mắc các bệnh về còi xương, phế quản, phổi…Tệ hơn, sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi, làm biến dạng và gây ra các dị tật không đáng có.
Bên cạnh tác động đến sức khỏe thì hút thuốc lá còn khiến chiếc xe rất dễ ám mùi và hư hỏng các chi tiết bên trong xe. Tàn thuốc rơi xuống ghế, không cháy mới là lạ. Rồi ảnh hưởng đến điều hòa, lâu dần làm giảm hiệu suất của nó…Chính vì vậy, cánh tài xế, nhất là các xe dịch vụ, họ rất ghét khi gặp khách hàng hút thuốc lá.

Đừng bao biện do quá “ghiền”
Mặc dù phá hoại sức khỏe là thế, nhưng thường người ta hay chủ quan vì các bệnh tật liên quan đến thuốc lá không phải bộc phát tức thời. Mà nó phải trải qua một thời gian tích tụ mới bùng phát. Đến khi phát hiện ra thì không có thuốc nào trị khỏi những lá phổi đã quá đát hay những tế bào đã bị ung thư.
Rồi lắm ông tài xế cho rằng thuốc lá như cà phê, nó giúp tỉnh táo và tập trung hơn khi cầm vô lăng. Nhất là những chặng đường dài, nó là cách xua đuổi sự nhàm chán một cách hiệu quả nhất. Lâu dần “bị nghiện” và hình thành một thói quen ở  hầu hết các tài xế.

Tuy nhiên, đừng bao biện cho hành động này của mình. Bản thân tự lừa dối khi biết đích xác hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nhưng vẫn hút. Đừng bảo đó là thói quen, khi bạn chưa hút thuốc thì bạn tập dần mới biết. Nên việc bỏ đi thói quen cũng là điều quá sức bình thường. Chỉ là muốn hay không, hoặc do bản thân quá yếu đuối mà thôi.
Nếu cho rằng đó là cách giải quyết nhàm chán thì xin thưa còn vô số cách khác thay thế. Bạn có thể trò chuyện với hành khách đi cùng hay mở những bản nhạc yêu thích và ngâm nga theo nó. Nếu chán quá nữa thì lúc đó hãy dừng xe nghỉ ngơi và ngắm cảnh vật bên đường.

Trường hợp cuối cùng, nếu quá “ghiền” hay đang tập bỏ dần, xin hãy xuống xe rồi hút thuốc. Chẳng ai phiền khi bạn hành động như vậy cả. Thậm chí họ còn tán thưởng cho ý thức tôn trọng của bạn đối với họ. Vừa bảo vệ hành khách, vừa bảo vệ chiếc xe của bạn.
Vì vậy, hãy nhớ đã lên xe đừng hút thuốc, dù là xe của mình. Nếu bản thân còn không tôn trọng chính mình thì làm sao tôn trọng những người khác.

Chiềng trong “Chiềng làng chiềng chạ” không giống “Chiềng” trong “Chiềng mường”

Chữ “chiềng” trong câu Kiều thứ 773 đã được nhiều nhà chú giải cho là do tiếng “trình” mà ra. Vậy đây là một cách phiên âm gượng để cho...

Thần dược trị bá bệnh của một thời

Sau 1975, dầu Nhị Thiên Đường ngừng hoạt động. Dòng họ Vi ra định cư nước ngoài và nhãn hiệu Nhị Thiên Đường tuy không còn sản xuất ở Việt...

Câu ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ rốt cuộc có ý nghĩa như thế nào?

“Nam Mô A Di Đà Phật” là câu niệm Phật hiệu phổ biến nhất, được nhiều người sử dụng nhất, xuất hiện khắp nơi trong cuộc sống, phim ảnh, truyền...

Trường Thi Bình Ðịnh

Từ thời Gia Long (嘉 隆) đến Thiệu Trị (紹 治), sĩ tử các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận được phân phối ứng thí như sau: Các tỉnh...

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nằm ở phía Đông Bắc hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, là đầu nối các phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Gai, Đinh Tiên...

Câu chuyện sáng tác của những nhạc sĩ nổi tiếng

Bài viết này sưu tập những ý kiến của chính các nhạc sĩ nổi tiếng lúc sinh thời, kể về chuyện sáng tác của họ khi soạn ra những bài...

Bộ ảnh sống động về Sài Gòn năm 1965

Loạt ảnh sinh động về Sài Gòn năm 1965 được thực hiện bởi Thomas Matthews, một cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ thời chiến tranh Việt...

Công cụ di chuyển của người Việt ngày trước

Bắt đầu từ thời phong kiến triều Nguyễn (1802-1945) vua chúa mỗi lần xuất cung đều dùng kiệu để đi lại. Sách Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ, do...

Những tên phố cổ Hà Nội ít người hiểu nghĩa

Không nhiều người trẻ ngày nay có thể hiểu Lò Sũ nghĩa là gì, Hàng Chĩnh, Hàng Đẫy bán gì. Hà Nội có trên 40 tên phố bắt đầu bằng...

Tùng Lâm từ ca sĩ trở thành ‘quái kiệt’ của Sài Gòn trước 1975

Trong làng hài của Sài Gòn trước 1975, có một người không cần diễn, chỉ cần bước ra sân khấu là khán giả đã cười rần rần, đó là Tùng...

Mày ngài và mày tằm

Nhân Dân báo số vừa rồi có bài của cô Mộng Tuyết bắt bẻ hai chữ “mày ngài” của báo Tri tân [a] mà tôi kéo dài ra thành câu...

Chữ Hán truyền vào Việt Nam từ bao giờ và bằng cách nào?

Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán...

Exit mobile version