Hóa ra Tesla đã có sẵn giải pháp để xử lý vấn đề này cho Cybertruck, nhưng chưa rõ bao giờ nó mới trở thành hiện thực.
Nhưng với bằng sáng chế mới dành cho việc dùng “Xung laser để làm sạch bụi bẩn bám trên kính đặt trên các phương tiện và lắp trên các tấm pin mặt trời” của Tesla, hãng cho thấy mình đã có giải pháp để làm sạch bụi bẩn trên kính xe mà không cần đến cần gạt nước truyền thống.
Không có cần gạt nước, Tesla Cybertruck sẽ làm sạch kính chắn gió như thế nào?
Theo bằng sáng chế, một hệ thống như vậy có thể sử dụng camera để phát hiện bụi bẩn bám trên kính chắn gió, kính hai bên cửa sổ hoặc ống kính camera. Sau đó một tia laser sẽ chiếu vào bụi bẩn đó, loại bỏ nó khỏi kính chắn gió. Hình minh họa đi kèm với bằng sáng chế cho thấy chiếc Tesla Model S với các ống phát laser gắn trên mui xe, hoặc hông xe để làm sạch các camera phía trước và hai cạnh bên.
Hình vẽ mô tả bằng sáng chế về việc dùng laser để làm sạch kính chắn gió trên xe Tesla.
Tất nhiên, một bằng sáng chế cũng không có nghĩa công nghệ này sẽ xuất hiện trên đường. Để trở thành thực tế, trước tiên, bằng sáng chế đó phải chứng minh được sự đáng tin cậy, chi phí hợp lý và cải thiện so với công nghệ hiện tại. Do một hệ thống như trên chưa xuất hiện trên thực tế, chúng ta chưa biết liệu nó có thành công hơn các cần gạt nước thông thường hay không.
Bằng sáng chế cũng đề cập đến việc kính chắn gió sẽ được phủ một lớp Oxit thiếc Indium để đảm bảo chùm tia laser không xuyên qua tấm kính và gây hại cho người ngồi trong xe hoặc nội thất của chiếc xe.
Công nghệ này cũng có thể được dùng để làm sạch các tấm pin mặt trời.
Ngoài ra, bằng sáng chế của Tesla cũng đề cập đến việc sử dụng công nghệ này để làm sạch các lớp kính phủ trên tấm pin năng lượng mặt trời, nhằm đảm bảo tối đa hóa lượng điện năng mà các tấm pin mặt trời sản sinh ra.
Tham khảo CarandDriver