Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao tài xế không nên về số P trước khi phanh tay?

Khi dừng hoặc đỗ xe, nhiều người có thói quen đưa cần số về số P trước khi phanh tay. Tuy nhiên, điều này có tốt cho xe?

Phanh tay giữ xe đứng yên ngay cả trong trường hợp bánh răng cóc không giữ được hộp số. Sẽ xuất hiện khoảng hở giữa bánh răng cóc với ngàm giữ nếu về P trước, do vậy trục ra của hộp số sẽ quay, gây sức ép cho bánh răng cóc, nếu độ dốc tại vị trí đỗ càng cao thì sức ép này càng lớn. Áp lực này về lâu về dài sẽ gây mòn chi tiết cơ khí.

Không nên về số trước khi phanh tay

Có nên về số P trước khi phanh tay hay không?

Về chức năng, cả phanh tay cũng như chuyển cần số đều giữ cho xe được đứng yên khi người điều khiển xe dừng hoặc đỗ xe. Tuy nhiên, phanh tay và chế độ P có cơ chế giữ xe đứng yên hoàn toàn khác nhau. Phanh tay tạo lực ép guốc phanh tới tang trống hay thắng đĩa để xe đứng yên. Chế độ P đa phần dùng khóa chốt đỗ bánh răng cóc vào phần giữ trên trục ra hộp số, nhằm giữ cho xe không thể di chuyển.

Bên cạnh đó, có một chi tiết giữ gọi là chốt đỗ bên trong hộp số tự động (bánh răng cóc). Bánh răng này sẽ bám vào ngàm giữ cách đều nhau trên trục ra. Tuy nhiên, bánh răng cóc có đặc điểm là nhỏ gọn, “mong manh”. Do vậy, chúng có thể bị mài mòn làm trượt hoặc thậm chí phá vỡ trong trường hợp bị tác động mạnh. Để đảm bảo bộ phận này luôn ở trạng thái làm việc tốt nhất do vậy nên về P đúng cách.

Nếu người lái đạp chân phanh trước rồi mới chuyển cần số về P. Lúc này, chốt đỗ bị sập xuống. Trong trường hợp mấu chốt đỗ chưa khớp với ngàm của hộp số, để mấu chốt đỗ được gài trong ngàm giữ sẽ khiến trục số quay. Vì vậy, trong trường hợp này, người trên xe sẽ có cảm thấy hơi “nhớm” lên khi buông chân phanh sau đó mới kéo phanh tay. Tuy nhiên, việc kéo phanh tay chỉ hỗ trợ thêm, vì xe đứng yên chủ yếu là do chốt đỗ hãm vào ngàm giữ. Khi đỗ xe ở vị trí có độ dốc lớn chốt đỗ sẽ phải chịu một áp lực rất lớn của trọng lượng xe.

Nếu người điều khiển xe kéo phanh tay trước khi dừng đỗ xe, lực ép của guốc phanh vào tang trống giúp xe đứng yên. Lúc này cần số được chuyển về số P sẽ giúp chốt đỗ chỉ phải chịu áp lực nhỏ, hạn chế bị mài mòn.

Vì vậy, theo các chuyên gia khuyên rằng những người điều khiển xe nên thực hiện theo các bước khi đỗ xe như sau: Muốn xe dừng hẳn hãy đạp phanh chân, tiếp theo kéo phanh tay và sau đó chuyển cần số từ từ vị trí D về P cuối cùng mới tắt máy. Cách thực hiện này sẽ góp phần hạn chế sự mài mòn và hư hại của các chi tiết trong hộp số.

Nên về P rồi mới tắt máy

Nhiều người lái cẩn thận hơn còn tiến hành thêm bước trung gian rồi mới về N. Trình tự như sau: trước tiên đạp phanh chân sau đó về số N, bước tiếp hãy kéo phanh tay, sau đó về P và tắt máy. Với cách làm này sẽ  giúp xe được chắc chắn mà không bị “chồm” lên nếu chẳng may nhấc phanh chân lên mà vẫn ở số D.

Xe số tự động nên về số P rồi mới tắt máy

Bên cạnh những quy tắc này, các chuyên gia cũng tiết lộ luôn với nhiều người mới dùng xe số tự động là nên về P rồi mới tắt máy hay là tắt máy rồi mới về P. Chắc chắn quy tắc không thay đổi mà vẫn là về P sau đó mới tắt máy. Bởi vì để vô hiệu hóa các hệ thống hỗ trợ lực điện đặc biệt là đối với dòng xe đời mới thì chỉ có thể tắt máy rồi mới về P. Khi đó khả năng trả từ một số khác về số P sẽ làm mòn cơ khí một cách nhanh hơn, thậm chí với nhiều dòng xe thiết kế không cho phép về số P khi đang ở số khác.

Chú ý, để đảm bảo tuổi thọ của xe cũng như đảm bao an toàn cho bản thân mình thì nên làm theo những hướng dẫn trên. Thói quen về số P trước khi dừng sẽ khó có thể thay đổi đối với người điều khiển xe. Tuy nhiên hãy thực hành thường xuyên để thay đổi thói quen đó. Bên cạnh đó, người lái cũng nên đi kiểm tra xe thường xuyên để đảm bảo xe vận hạnh tốt, hệ thống phanh chân được chắc chắn tránh trường hợp không may xảy ra.

Từ đường họ tộc của người Việt

Truyền thống của dân tộc cũng như mỗi dòng họ, mỗi gia đình luôn gìn giữ và duy trì là: nhớ ơn tiên tổ, nhân hậu thuỷ chung, thương người...

Loạt ảnh đẹp về Hà Nội năm 1959

Trải qua hơn nửa thế kỷ, Hà Nội giờ khác xưa nhiều lắm, sự thay đổi đến ngỡ ngàng. Hãy cùng chúng tôi ngắm nhìn Hà Nội qua những bức...

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy – Bảo Đại – Vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam

Hoàng tử Vĩnh Thụy sanh ngày 23 tháng 9 năm Quí Sửu (23-10-1913), khi vua Khải Ðịnh mất thì Hoàng tử Vĩnh Thụy còn đang học ở bên Pháp (từ...

Sài Gòn – Chợ Lớn: Thế Kỷ 17 Đến Thế Kỷ 19 – Phần 3

6. Saigon mô tả chi tiết qua Trương Vĩnh Ký Những chi tiết sau đây đa số là trích từ sách “Souvenirs historiques sur Saïgon et ses environs” của Petrus Trương Vĩnh...

Hé lộ “động trời” về sở thích của trùm phát xít Hitler

Là nhà lãnh đạo khét tiếng tàn độc, trùm phát xít Hitler khiến nhiều người không khỏi bất ngờ khi có sở thích hội họa. Do vẽ tranh không đẹp...

Tìm hiểu về văn hóa miền Tây – Phần 2

Phong tục và tập quán Tục thờ cúng Ông Bà Tổ Tiên và ngày giỗ Thờ ông bà là một bổn phận và nhiệm vụ trọng đặc thù của người...

Kỷ niệm với nhạc sĩ Minh Kỳ

“Chiều mưa phố xưa u buồn, có ai mong đợi Một người biền biệt nơi mô, Để nhớ với thương một người…” Bài hát như những giọt mưa ngắn dài...

Bình nước ngoan cố của Bồ Tát Quán Âm

Chiếc bình nước của Quán Âm, một bảo vật nơi Thiên giới, luôn được Đức Bồ Tát mang theo bên mình, nhưng chỉ vì xuất hiện tư tâm nên đã...

Hiệp sĩ cầu Ba Cẳng

Trước 75, người ta đồn rằng cao bồi du đãng lộng hành khắp Sài Gòn – Chợ Lớn, riêng dân chơi cầu Ba Cẳng gần chợ Kim Biên vừa có...

Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh?

Cách trả lời đơn giản nhất là xin để lấy "khước" (lấy may). Người mẹ từ khi mới thụ thai đã chú ý xem trong bà con, họ hàng, làng...

Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt – Bi Kịch Của Lòng Trung Và Quyền Lực

Nói đến thành Gia Định là nói đến Tả quân Lê Văn Duyệt. Nhiều bạn đọc tỏ ra chưa thỏa mãn, bởi đề cập về Đức Tả quân trong hai...

Tò he – Nghệ thuật độc đáo của người Việt

Chẳng biết từ bao giờ tò he đã trở thành một trò chơi của trẻ em Việt, dân gian ta còn lưu truyền những câu đồng dao cổ về món...

Exit mobile version