Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chị Dậu thời nay…

Em có biết còn biết bao nhiêu chị Dậu ở cái đất nước này đang đi buôn lậu thân thể của họ khắp thế giới hay không? Có những chị Dậu chỉ có ngày ra đi nhưng không có ngày về hay không?

Chị Dậu ngày xưa còn có mấy con chó để đem ra chợ bán; chị Dậu thời nay chó cũng bị chúng nó bắt trộm mất rồi. Vào đường quẩn bách, chẳng còn cách nào khác, chị đành phải đem thân đi bán. Khổ nỗi thân này là cha mẹ chị sanh ra, danh chính ngôn thuận nó là tài sản của chị. Nhưng đã nói đến chuyện mua bán thì nó thuộc phạm trù kinh doanh, mà đã kinh doanh thì phải dựa trên cơ sở luật pháp, và phải đóng thuế cho nhà nước.

Nhà nước chưa có luật kinh doanh cho ngành bán thân, nên chị đành thông qua lũ cò mồi, ma cô, đem thân bán chui vào thị trường chợ đen. Tạm gọi nghề bán thân của chị là buôn lậu, trốn thuế.

Ảnh minh họa

Mà đã buôn lậu thì có chuyến được chuyến mất. Chuyến nào trót lọt thì chị được chia 50/50 với lũ cò mồi, chuyến nào bị quỵt thì coi như chị mất trắng. Rồi một ngày kia, chị bị bắt quả tang khi đang bán cái tài sản của mình. Chị bị đưa vô trại phục hồi nhân phẩm. Mà nhân phẩm là cái thứ vô hình ảnh, không sắc, không mùi vị. Nó đâu phải cái xe, cái máy hay những dạng vật chất hữu hình để mà đem ra phục hồi đơn giản. Nó là cả một quá trình giáo dục, từ khi con người ta vừa mới chào đời, bằng sự cố gắng của cả nhân loại. Từ gia đình, trường học, xã hội. Thế nhưng, cái nhân phẩm của chị vẫn được đem ra để nguyên cứu phục hồi.

Khốn thay! Những kẻ phục hồi nhân phẩm cho chị không phải là những kỹ sư tâm hồn, mà lại chính là những kẻ đã từng là khách hàng mua thân của chị, trong những ngày tấm thân còn phẩm chất. Nay họ khoác trên mình cái áo của kẻ bề trên. Họ rao giảng cho chị về những cái giá trị bla bla bla … Những cái điều mà bản thân chị biết rành hơn họ, chị từng trải qua nhiều hơn họ…

Rồi nhân phẩm của chị cũng đã hết thời hạn phục hồi, chị ra về với cái nghề may nửa quê nửa tỉnh. Cầm tấm giấy giới thiệu, chị đã đi khắp hang cùng ngõ hẻm để tìm nơi tiếp nhận cái nghề của chị. Đi tới đâu chị cũng gặp những ánh mắt e dè, những cái bĩu môi khinh bỉ, những tiếng xầm xì của làng xóm mỗi khi chị đi ngang. Thời gian không chờ chị, đồng hồ vẫn cứ quay, và cái bụng nó vẫn cứ sôi òng ọc mỗi khi tới bữa.

Nghề của chị không có đất để xài, nhưng thân của chị thì vẫn còn có giá, dù nó không được săn đón như ngày xưa nữa. Bằng chứng là lũ ma cô vẫn cho chị vài chục mỗi khi chị quá bữa, đói lòng.

Rồi trong cái vòng xoáy của cuộc đời, ở cái nơi không ai chờ ai đó, chị lại cùng với đám ma cô quay về với cái nghề bán thân của chị. Dân gian vẫn quen gọi là “ngựa quen đường cũ”. Nhưng đâu phải chị vì quen đường cũ mà cố tìm lối quay về. Chỉ là phía trước chẳng thấy có con đường nào cho chị, hoặc giả có con đường mới, nhưng sức khoẻ thể trạng và sức khoẻ tâm thần đã không còn đủ để chị phát dọn một lối đi mới cho riêng chị nữa. Ừ thì chị ngựa quen đường cũ.

Và những lần buôn lậu thân xác chị, lại vẫn diễn ra dưới sự bảo kê của đám giang hồ, vẫn tỉ lệ 50/50, vẫn những lần bị quỵt, vẫn đôi khi gặp lại những cố nhân từng phục hồi cái nhân phẩm của chị. Khi đến mua thân chị, họ không còn mang chiếc áo của kẻ bề trên nữa, mà họ hiện nguyên hình con quỷ dâm gian với bộ mặt nham nhở. Và có lẽ, sẽ có một ngày chị lại vào nơi ấy, để đem cái nhân phẩm kia cho bọn họ phục hồi.

Ừ thôi! Kệ mẹ nó đi em!

Đời chị chưa có gì là chưa trải qua, chưa chuyện gì là chưa nhìn thấy. Chỉ tiếc là cái nhân phẩm rách bươm này, chưa một lần chị đem ra tự giặt.

Mà giặt làm cái gì cơ chứ? Em có biết còn biết bao nhiêu chị Dậu ở cái đất nước này đang đi buôn lậu thân thể của họ khắp thế giới hay không? Có những chị Dậu chỉ có ngày ra đi nhưng không có ngày về hay không? Và cả những chị Dậu đến cái xác còn không được tìm thấy kia em! Họ chưa một lần được nhắc đến, trừ cái tên của họ, đôi lần được ghi vội trên những tờ bảng kê lúc gửi tiền về.

QUANG THI TRUONG

Hủ tíu từ Mỹ Tho tới Nam Vang

Một cậu học sinh lớp tám mê món hủ tíu, nhất là hủ tíu Nam Vang đạt chuẩn, nhưng lại không biết Nam Vang ở đâu. Hỏi Phnom Penh thì...

Nhận diện Nam Việt và Triệu Đà trong lịch sử Việt Nam

1. Nước Nam Việt đã ra đời thế nào? Theo Hoài Nam Tử, năm 218 TCN, nhà Tần sai Đồ Thư đem 50 vạn quân đánh Bách Việt ở Lĩnh...

Sân khấu cải lương Sài Gòn 1954-1975 nhìn từ góc độ kinh doanh

Từ sau Hiệp định Geneve (1954), cải lương Sài Gòn phát triển mạnh mẽ, trở thành một loại hình nghệ thuật, một bộ môn sân khấu có khả năng thu...

Nhớ lại con đường xưa

Đêm giao thừa mỗi năm, như thông lệ nhiều gia đình ở Sài Gòn, Chợ Lớn đều đi chùa hoặc đi hái lộc đầu năm. Đi chùa thì dễ vì...

Những Loại Thịt Bò Nào Trong Bát Phở?

Anh hỏi thì em xin thưa: đó là thịt…!! Một chút thơ làm duyên khởi Ngày nay có gần 3 triệu người Việt Nam sống ngoài quê hương nên gọi...

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần 3

Hình dạng người Đàng trong thường không to lớn. Mắt nhỏ, mũi tẹt, mặt mũi trông buồn thảm, nước da đen sạm hơn người Tàu. Theo Poivre, ngước da đen...

Gia Định tam gia: Niềm tự hào của đất Sài Gòn – Gia Định

Cụ Võ Trường Toản, danh sĩ đất Gia Định, đã không ra làm quan với nhà Tây Sơn trong thời gian họ chiếm đóng vùng đất này. Cụ mở trường...

Ảnh cực hiếm về bệnh viện Chợ Rẫy 100 năm trước

Năm 1900, Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng với tên là Hôpital Municipal de ChoLon. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở...

Ngồi vắt tréo chân hay ngồi vắt chéo chân?

Nhiều người cho rằng “chéo” mới là cách viết đúng, còn “tréo” là sai chính tả. Thực tế, “chéo” và “tréo” là hai từ tồn tại song song với nghĩa...

Việt Nam năm 1994 qua ống kính của Ulrich Baumgarten

Góc phố Hàng Đào – Cầu Gỗ ở Hà Nội, Công trường Lam Sơn ở TP HCM, trên sân ga Đà Nẵng…. là loạt ảnh quý về Việt Nam năm...

Nhà là gì?

Nhà là nơi để con người cư ngụ, một người có thể đổi nhiều nhà, nhưng những thành viên ở cùng chúng ta thì không bao giờ thay thế được....

Trí giả tự xử, ngu giả quan phân – Cảnh giới đối nhân xử thế của bậc trí giả

Một danh nhân triết học từng nói: “Thói quen thực sự là một loại sức mạnh vừa ngoan cường lại to lớn. Nó có thể làm chúa tể cuộc đời của...

Exit mobile version