Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chống tham nhũng giúp Đại Việt có được thời kỳ toàn thịnh

Trong lịch sử nước ta, có những đời vua rất nghiêm khắc trong việc chống tham nhũng, trong đó phải kể đến đời vua Lê Thánh Tông với bộ luật Hồng Đức và thời nhà Nguyễn với bộ luật Gia Long. Đặc biệt, đời vua Lê Thánh Tông được ghi nhận là thời kỳ “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa”.

Chống tham nhũng từng giúp Đại Việt có được thời kỳ “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa”
Xử án thời xưa. (Ảnh minh họa qua nghiencuuquocte.org)

Vua Lê Thánh Tông khiến Đại Việt thịnh trị

Khi vua Lê thánh Tông (1460-1497) mới lên ngôi, đất nước chìm trong quốc nạn tham nhũng, tướng sĩ thì lo hưởng lạc; quan lại chia bè phái và tham nhũng; người dân đói khổ oán thán. Vua nhìn nhận rằng nạn tham nhũng là nguyên nhân lớn nhất cần phải tiêu diệt.

Chính vì vậy, vua bổ sung hoàn thiện bộ luật Hồng Đức, nhằm tăng sức mạnh chống tham nhũng cho bộ luật này. Việc chống tham nhũng được tiến hành từ các quan to đầu triều xuống tận đến địa phương. Trong 722 điều bộ luật Hồng Đức thì có trên 40 điều thuộc về chống tham nhũng.

Điều 138 có đoạn quy định rõ như sau: “Quan lại mà tham nhũng, nhận hối lộ, làm sai phép nước thì bị phạt: tham ô từ 1 đến 9 quan tiền, bị cách chức. Từ 10 đến 19 quan bị đánh trượng, đi đày. Từ 20 quan trở lên, bị chém. Các ngươi ăn lễ từ 1 đến 9 quan, phải phạt 50 quan. Từ 10 đến 19 quan, phạt từ 60 đến 100 quan. Từ 20 quan trở lên, phạt tội làm phu. Của hối lộ bỏ vào kho một phần, một phần trả lại chủ”. Việc xử phạt này không phân biệt giàu nghèo hay chức vụ đảm trách.

Luật Hồng Đức cho thấy sự nghiêm khắc của pháp luật ngày xưa, chỉ tham ô một quan tiền là mất chức, 20 quan tiền là bị tử hình.

Sách sử còn ghi chép lại chuyện Lê Bô phạm tội tham ô bị buộc vào tội “Hình”, có viên quan là Trần Phong xin cho Lê Bô nộp tiền chuộc tội thay vì phải chịu “Hình”. Thế nhưng vua Lê Thánh Tông cho rằng nếu cứ phạm tội rồi dùng tiền chuộc tội thì người giàu có sẽ không phải chịu tội, chỉ còn người nghèo khó thì phải chịu tội hay sao? Vua cho rằng Trần Phong đề xuất như thế là trái với tổ tông và trị tội cả ông ta nữa.

Vua Lê thánh Tông chủ trương chống tham nhũng, chỉ dùng bậc hiền tài, loại trừ kẻ xu nịnh, khiến các quan chức vốn chỉ lo tiến thân bằng nịnh bợ không còn đất dụng võ nữa, nạn tham nhũng đang tàn phá đát nước bị đẩy lùi và dẹp bỏ.

Những quan thanh liêm, thực sự phục vụ cho dân đều được trọng dụng, thậm chí những người từng bị hàm oan trước đây thì cũng được minh oan. Ví dụ như vụ án “Lệ Chi viên” khiến Nguyễn Trãi bị tru di tạm tộc cũng được minh oan trong thời gian này. Từ đó bậc hiền tài an tâm phục vụ dân chúng, người dân được yên ổn.

Thời vua Lê Thánh Tông cũng có nhiều hiền tài xuất chúng giúp vua trị nước. Vua nghe dân chúng đồn nhau có ông Vũ Tự làm quan rất thanh liêm, nên quyết định thử xem tin đồn có thật không.

Vua biết Vũ Tự vừa xử cho một người thắng kiện, liền bí mật mang một mâm lễ vật quý gửi người này mang đến cho Vũ Tự để hậu tạ. Người này vào đêm khuya liền mang lễ vật tới.

Vũ Tự hỏi: “Anh có biết ta là ai? Việc xét xử là theo luật vua ban, anh cho ta là người thế nào mà dám làm chuyện phi pháp này?”

Người đó đáp: “Bẩm thượng quan, tập tục là thế, đây là tấm lòng thành tri ân…”

Vũ Tự nói ngay: “Ta há phải theo tập tục quái gở này để chịu ô danh như những kẻ tham lam khác hay sao?”

Nói xong ông sai gia nhân đuổi người này về. Vua Lê Thánh Tông sau đó đã trọng thưởng cho Vũ Tự, đính vào cổ áo triều phục của ông hai chữ “liêm tiết”.

Sử sách thời này có ghi nhận rằng thời kỳ này “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa, hầu như không có trộm cắp”. Dân gian có câu rằng:

Đời vua Thái Tổ, Thánh Tông
Thóc lúa đầy đồng, chẳng mất mát chi.

Lật khắp phần về “Thánh Tông Thuần Hoàng Đế” ở “Kỷ nhà Lê” của “Đại Việt sử ký toàn thư”, chúng ta có thể thấy rằng vua Lê Thánh Tông đã ban ra rất nhiều luật lệ chống tham nhũng, thậm chí đến cả quan tiến cử mà đánh giá sai nhân cách người được tiến cử thì cũng bị vạ lây.

Nhà Nguyễn xử lý nghiêm tham nhũng

Thời nhà Nguyễn việc tham ô tham nhũng của dân bị trừng trị rất nghiêm khắc. Bộ luật Gia Long ra đời có 400 điều thì có 79 điều quy định về các tội liên quan đến tham nhũng. Trong đó điều 31 quy định quan lại nhận hối lộ phải chịu hình phạt thấp nhất là 70 trượng, cao nhất là treo cổ.

Điều 111 quy định:

Quan lại dùng uy thế (chức vụ) vô cớ bắt trói người và tra khảo họ nơi tư gia (không kể có thương tích hay không thương tích) thì tăng hơn người thường hai bậc tội. Nếu nạn nhân chết, người ấy bị xử treo cổ.

Năm 1816 thượng thư bộ Binh là Đặng Trần Thường bị xét xử. Trong thời gian làm quan ở Bắc thành đã nhũng nhiễu tham ô tiền thuế điền và ao đầm của dân, nên y bị khép vào tội tử hình và tịch biên hết tài sản.

Xử phạt thời xưa. (Tranh qua kienthuc.net.vn)

Tháng 5/1823, một ông quan làm việc tại Phủ Nội vụ tên là Lý Hữu Diệm lấy trộm hơn một lạng vàng bị phát hiện, bị đưa ra giữ chợ Đông Ba xử chém cho dân chúng được chứng kiến.

Tháng 11/1831, Tư vụ Nội vụ phủ Nguyễn Đức Tuyên lại ăn bớt nhựa thơm, rồi lấy mật trộn lẫn vào, để ít hóa nhiều. Gian dối bị phát hiện, đáng lẽ cũng bị xử tử và chặt tay treo ở kho. Nhưng để răn đe nghiêm hơn, vua Minh Mạng ra chỉ dụ: “chặt một bàn tay thủ phạm Nguyễn Đức Tuyên đem treo, xóa tên trong sổ làm quan, để lại cho nó cái đầu, khiến nó suốt đời hối hận”.

Xét xử thời xưa. (Tranh qua baophapluat.vn)

Thời vua Tự Đức, có ông quan Vũ Đinh nổi tiếng là chính trực. Một hôm ông phát hiện người coi kho lấy trộm một ít tiền rồi lén ra quán uống rượu. Số tiền chẳng đáng bao nhiêu nhưng không hiểu vì sao chuyện lọt đến tai vua Tự Đức, vua xem cáo trạng rồi phê rằng

Nhất nhật nhất tiền,
Thiên nhật thiên tiền.
Thắng cứ mộc đoan,
Thủy trích thạch xuyên.
Tội bất dung tru,
Lý ưng xử trảm.

Tạm dịch:

Một ngày một đồng,
Ngàn ngày ngàn đồng.
Dây cưa đứt gỗ,
Nước giọt thủng đá.
Tội không dung tha,
Lệnh truyền xử chém

Thời nhà Nguyễn các quan tham nhũng của dân đều bị tịch thu tài sản, đem xử chém trước dân chúng nhằm thị uy, các quan đều sợ mà không dám nhũng nhiễu của dân.

*****

Việc chống tham nhũng của vua Lê Thánh Tông cũng như của thời nhà Nguyễn thật đáng học hỏi, nhất là hiện nay khi mà xã hội đang chìm ngập trong vấn nạn tham nhũng. Nhưng nếu chỉ lặp lại cách dùng luật pháp như thời vua Lê Thánh Tông hay thời nhà Nguyễn để áp dụng vào vấn nạn tham nhũng ngày nay của xã hội Việt Nam thì thật sự là chưa đủ. Luật pháp hiện đại có những mặt còn kiện toàn hơn luật pháp thời xưa, vậy thì tại sao vẫn xảy ra việc chém giết, trộm cướp, tham nhũng? Bởi vì kẻ làm quan dẫu sao cũng nắm trong tay luật pháp, vậy nên dù luật pháp có kiện toàn thì vẫn không làm khó được họ. Nguyên nhân gốc rễ âu chính là vấn đề đạo đức của người làm quan vậy.

Khổng Tử nói: “Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình phạt để bắt dân vào khuôn phép, dân tránh khỏi tội nhưng không biết hổ thẹn. Dùng đạo đức để dẫn dắt dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà lại theo đường chính.” Còn Lão Tử thì bàn rằng: “Pháp lệnh càng tăng trộm cắp càng nhiều.” Khi pháp luật càng phức tạp và nghiêm ngặt thì cũng có nghĩa là tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội bấy giờ đã xuống thấp. Lúc này nếu không thể tập trung vào sự đề thăng đạo đức, thì cũng chỉ có thể dùng hình pháp để ngăn cấm gian tà, giúp tạm thời kéo dài sự tồn tại của chế độ xã hội mà thôi.

Để giải quyết tận gốc những vấn nạn như tham nhũng thì không có gì khác hơn là khiến cho cả quan và dân cùng tu đức, mà việc đó trước hết phải bắt đầu từ giáo dục. Hãy làm thế nào để các em học sinh có được nhân cách, biết cách làm người, trở thành những công dân tử tế, trở thành những vị quan mẫu mực thật sự vì dân. Tất nhiên, điều đó chắc chắn sẽ không thể nào có được bằng những bài giảng về triết học khó hiểu trong môn giáo dục công dân (cấp 3) và triết học đấu tranh giai cấp (bậc đại học). Chương trình giáo dục của nước ta mới chỉ chạm được đến được cái vỏ thành tích của cái gọi là đạo đức mà thôi, chứ chưa hề chạm được tới đạo đức chân chính…

Những bức ảnh gây sốc về Haiti

Haiti sở hữu nhiều cái "nhất", nhưng đáng tiếc đây lại là những kỷ lục chẳng ai mong muốn. 1. Haiti luôn nằm trong danh sách những quốc gia nghèo...

Có một Sài Gòn từng thanh lịch, duyên dáng và thanh lịch

Sài Gòn khi xưa sao thật đẹp, những con đường thật trong lành và con người thì vẫn luôn ấm áp và nồng hậu. Không phải tự nhiên mà Sài...

Đá Gà – Thú vui lâu đời của người Việt

Kê kinh là một quyển sách rất cổ của người Hán, vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay ở nhiều nước, trong đó có VN. Tuy nhiên, nội dung...

Muốn học sinh có nhân cách tốt, cần bỏ đánh giá hạnh kiểm

Ở Việt Nam có một nghịch lý thú vị. Suốt 12 năm học và 4 năm đại học nhà trường, giáo viên luôn chú ý, chăm sóc tận tình chuyện...

Giáo dục Việt Nam cổ (1075-1919) và việc kế thừa tinh hoa nền giáo dục ấy

1. Nếu xét giáo dục theo nghĩa rộng nhất của từ ngữ này, thì phải khẳng định rằng, nền giáo dục Việt Nam bắt đầu từ thời các vua Hùng....

Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt

Với các tài liệu Cổ Nhân học, Nhân Chủng học và Khảo Cổ học được phát hiện trong hai thập niên qua, thêm vào những nghiên cứu của các ngành...

Cứu hộ cứu nạn trên biển thời Nguyễn

Cứu hộ cứu nạn trên biển từ góc nhìn “văn bản” Sử sách từ thế kỉ XVII đã nhắc đến việc bị nạn trên vùng biển xa bờ là quần...

Gia Đình Vua Hàm Nghi

Vị vua duy nhất của triều Nguyễn chỉ lấy một vợ, không lập thứ phi. Tuy lấy một người vợ Pháp, ông vẫn mặc áo dài, khăn đóng như khi...

Bia Chợ Dinh

Bia Chợ Dinh một di tích chăm pa được khắc trên vách Núi Nhạn ở Tuy hòa ( gần chợ dinh), đỉnh núi là một Tháp Chăm chưa được định...

Hà rầm hà rạc là nghĩa gì?

Hà rầm hà rạc là chuyện kể của người Cơ Tu, giáo dục các bạn nhỏ phải biết yêu thương, đùm bọc anh chị em và là bài học quý giá...

Tâm rộng như biển, gió mát tự tìm tới

Kỳ thực, trong cuộc sống của chúng ta không hề có nhiều khán giả như vậy, cũng không cần phải ngụy trang nhiều như vậy. Hãy sống đơn giản một...

Chuyện hồn ma phá án – Chạy đâu thoát khỏi số Trời?

Kẻ sát nhân đã cao chạy xa bay, cứ ngỡ “trời không biết, quỷ không hay”, nào ngờ chạy đâu cũng không thoát khỏi số trời. Vào thời nhà Đường...

Exit mobile version