Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chưa bao giờ Hà Nội có tên là Tràng An

Từ câu ca dao quen thuộc Chẳng thơm cũng thể hoa nhài / Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An, có nhiều người ngộ nhận vùng Hà Nội đã từng có thời mang tên là Tràng An (hoặc Trường An). Ngay trên tạp chí Người Hà Nội xuân Ất Hợi 1995 cũng có một mục đề mang tên Ống kính người Tràng An. Và dọc đường phố Hà Nội ngày nay đã nhan nhản những hiện tượng tương tự: Tràng An Hotel (58 Hàng Gai), Hiệu may Tràng An (168 Nguyễn Thái Học), Xí nghiệp Kẹo Tràng An (1 Phùng Chí Kiên), v.v. Vậy trong lịch sử, có bao giờ Hà Nội mang tên là Tràng An?

Từ huyền thoại và cũng có thể do người đời sau mệnh danh thì Hà Nội xưa có tên là Long Đỗ. Nghĩa đen là “rốn rồng” – vùng trung tâm đất nước của một dân tộc nòi giống tiên rồng. Đến “giữa thế kỉ V, từ địa vị một làng, Hà Nội cổ trở thành một huyện. Huyện mới, thành lập vào đời Hiếu Vũ Đế (454-456) mang cái tên chẳng đẹp là Tống Bình” (1) – vùng đất bị nhà Tống (thuộc thời Nam – Bắc triều, Trung Quốc) “bình định”. Năm 607, sau khi tiêu diệt Lý Phật Tử, chính quyền đô hộ của nhà Tuỳ đã chuyển nhiệm sở từ Long Biên (Yên Phong, Bắc Ninh) về Tống Bình. Từ đấy, Tống Bình đã trở thành trung tâm đất nước, nhất là sau năm 679, khi toàn bộ đất Giao Châu bị nhà Đường đổi thành An Nam đô hộ phủ. Để củng cố và mở rộng Tống Bình thành dinh luỹ chủ yếu, bọn thống trị phương Bắc đã xây dựng trên vùng đất này một hệ thống thành luỹ ngày càng kiên cố, đồ sộ.

Trang An Landscape Complex | 5 Things to Do & Essential Guides

Năm 757, Kinh lược sứ Trương Bá Nghi bắt đầu xây dựng La Thành (2) – tường bao quanh trung tâm hành chính. Năm 866, Cao Biền, một viên Tiết độ sứ kiêm thầy phù thuỷ, đắp lại và mở rộng La thành. Từ đó, thành có tên là Đại La (3). Từ tên chung, Đại La trở thành tên riêng của một dãy thành mang tính quân sự, một tên gọi mới của Hà Nội ở thế kỉ IX. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đổi tên vùng đất này thành Thăng Long. Sau khi nhà Trần lên cầm quyền, đến đời vua thứ ba, vua Trần Nhân Tông, Thăng Long được đổi thành Trung Kinh – kinh thành trung tâm – vào đầu những năm 80 của thế kỉ XIII(4). Năm 1400, nhà Hồ chiếm ngôi nhà Trần, dời kinh đô vào Thanh Hoá – gọi vùng đất này là Tây Đô – và đổi Trung Kinh thành Đông Đô (5).

Năm 1407, nhà Minh tiêu diệt nhà Hồ, chiếm lấy đất nước ta, không cho đất “nội thuộc” có kinh đô nên đổi Đông Đô thành Đông Quan (6) – quan ải phía Đông. Sau thắng lợi của mười năm chiến tranh giải phóng dân tộc, Lê Lợi lên làm vua và đến năm thứ ba, năm 1430, cho đổi Đông Quan thành Đông Kinh (7) – kinh đô phía Đông – và cũng gọi là Trung Đô – đô thành trung tâm. Tên Đông Kinh tồn tại hơn ba trăm năm. Có lẽ Tonkin – chỉ vùng Bắc bộ Việt Nam – của người Pháp bắt nguồn từ Đông Kinh. Đến đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786) – có niên hiệu Cảnh Hưng quen thuộc – Đông Kinh lại trở lại tên Đông Đô (8), để phân biệt với Tây Đô, chỉ vùng Thanh Hoá, quê hương của hoàng tộc nhà Lê. Nhà Tây Sơn lên nắm chính quyền ở miền Nam Trung Bộ, gọi vùng đế đô cũ là Bắc Thành (9). Sau khi nhà Nguyễn lên cầm quyền, đến năm Minh Mệnh thứ 12 (năm 1831) Bắc Thành được đổi tên là Hà Nội (10). Địa danh này đã tồn tại đến tận ngày nay.

Điểm qua mấy ngàn năm, chúng ta thấy rõ Tràng An chưa bao giờ được đặt tên cho Hà Nội. Thế tại sao nhiều người nhầm lẫn cái tên đó? Số là lịch sử Trung Quốc ghi rõ Tràng An là địa danh của một huyện ở tỉnh Thiểm Tây, vùng Tây Bắc nước này, nay thuộc thành phố Tây An. Năm 202 TCN, sau khi lên làm vua, lập nhà Tây Hán, Hán Cao Tổ Lưu Bang định đô ở vùng đất ấy(11). Sau đó, Tràng An còn là kinh đô của nhà Tuỳ rồi nhà Đường cho đến tận năm 907(12). Không những thế, trước đó, vua Vũ Vương nhà Tây Chu đã định đô ở Hạo Kinh, Tần Thuỷ Hoàng định đô ở Hàm Dương thì những vùng đất ấy cũng nằm trong tỉnh Thiểm Tây mà ngày nay thuộc thành phố Tây An.

Có thể nói là ở Trung Quốc, Tràng An là vùng đất định đô khá lâu đời nên địa danh đó đã đồng nghĩa với kinh đô. Từ một danh từ riêng, Tràng An đã trở thành một danh từ chung. Các nho sĩ chúng ta lại vốn xem “Trung Hoa là trung tâm” cho nên cũng coi Tràng An là tên kinh đô của nước mình và đã sáng tác ra câu ca dao trên mà ngay cả Lý Công Uẩn, khi đã đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long vẫn còn đổi tên kinh đô Hoa Lư cũ là Trường An phủ (13). Vì vậy, có ý kiến cho rằng câu ca dao trên nói về kinh đô cũ thuộc địa phận Ninh Bình hiện nay thì đúng hơn.

Qua những phần vừa trình bày, có thể nói: Tràng An chỉ là một vùng đất làm kinh đô của Trung Quốc và chưa bao giờ là tên gọi của Hà Nội. Nó chỉ được mượn để gọi Hà Nội với nghĩa là đất kinh đô theo phép tu từ trong văn chương mà thôi.

Chú thích:

(1), (2) Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán, Hà Nội nghìn xưa, Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội, 1975, tr.108, 117. (3) Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972, tập 1, tr.140-141. (4), (6), (8), (9), (10) Đại Nam nhất thống chí, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, tập 3, tr.151-152. (5), (7) Nguyễn Trãi, Toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1969, tr.192. (11), (12) Đổng Tập Minh, Sơ lược lịch sử Trung Quốc, NXB Ngoại văn, Bắc Kinh, 1963, tr. 37, 107. (13) Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh, 2004, tr.38.

Thời khô nửa nắng và góc tư nắng

Có vẻ như sông nước ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng kiệt sản vật. Những người tận thu cá hủng hỉnh – đủ thứ cá con nhỏ, kể...

Bình phong long mã – biểu tượng văn hóa độc đáo ở Huế xưa

Từ xa xưa, xứ Huế được mệnh danh là mảnh đất văn hiến, cố đô với nhiều tinh hoa hội tụ, tuy nhiên một điều không phải ai cũng biết...

Ngày tết nghĩ về ngũ thường trong tâm thức Việt

Một mùa xuân lại về trên đất nước ta. Chào Xuân Ất Mùi 2015. Như vậy là bốn mươi cái tết đã đến kể từ sau khi đất nước thống...

Vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam xưa qua sách ‘Ký ức Đông Dương’

Vẻ đẹp đó là những nét sinh hoạt thường ngày, sự bình dị khi hoạt động mua bán, khi khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống của từng...

Bổng là gì? Đả cẩu bổng pháp là gì?

Bổng có lẽ là một trong những binh khí cơ bản nhất của Trung Hoa cổ đại. Nó là cây gậy dài được làm bằng gỗ hoặc thép, được sử...

Nhận diện Nam Việt và Triệu Đà trong lịch sử Việt Nam

1. Nước Nam Việt đã ra đời thế nào? Theo Hoài Nam Tử, năm 218 TCN, nhà Tần sai Đồ Thư đem 50 vạn quân đánh Bách Việt ở Lĩnh...

Đi đường gặp đám tang nên như thế nào?

Hồi mới tiếp quản thủ đô (1954) chúng tôi đã chứng kiến nhiều đám tang rất nghiêm túc, trật tự. Mọi người đi đường đều tự giác tuân thủ kỷ...

Cách trị dân

Tử Sản[1] làm tướng nước Trịnh đã lâu năm, có lòng thương dân, lấy đạo khoan[2] mà trị dân. Khi Tử Sản ốm nặng, gọi Tử Thái Túc đến bảo...

Sân bay Phù Cát thời chiến tranh Việt Nam ra sao?

Cảng hàng không Phù Cát (trước 1975 gọi là Sân bay Gò Quánh) được Không quân Mỹ xây dựng vào năm 1967. Với đường cất hạ cánh dài 3.048m rộng...

Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam

Bài viết này được mặc thảo theo đề nghị của Giáo sư trợ giảng Hàn Hiếu Vinh tức Xiaorong Han (Khoa Lịch sử và Nhân loại học, ĐH Butler -...

Tìm hiểu về nguồn gốc của Phở Việt Nam

Nhân đọc bài Phở Việt Nam trên Văn chương Việt, chúng tôi thử đi tìm cội nguồn của món ăn này trên Internet. Thật bất ngờ, khi gõ từ khóa nguồn gốc...

Không có “Chiếu cần vương” nào cả!

Tên gọi Chiếu Cần Vương hoặc Hàm Nghi đế chiếu là một nhầm lẫn lịch sử đã kéo dài quá lâu. Điều tai hại là từ sự nhầm lẫn này dẫn đến những sự...

Exit mobile version