Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Con người sống không có tín ngưỡng tựa như lạc lối trong sương mù

Con người, bất kể là ai cuối cùng rồi cũng phải đối mặt với cái chết. Có người sợ hãi tột cùng, có người lại thảnh thơi đối mặt, vậy điều gì quyết định tâm thái của sinh mệnh tại thời điểm quyết định này?

Con người sống không có tín ngưỡng tựa như lạc lối trong sương mù
“Không có tín ngưỡng, lấy gì để cứu vớt linh hồn chính mình và người khác đây”. (Ảnh: Pinterest)

Người ta sống trên đời, với một số vấn đề nhất định thì có thể nói mạnh miệng, riêng chỉ khi đối mặt với tử vong thì lại không nói được gì. Dù là nông dân hay trí thức, giàu có hay nghèo hèn, đều sẽ phải một lần đối mặt với vấn đề này. Tại mỗi nền văn hóa khác nhau lại có cách tiếp cận khác nhau.

Với tư cách bác sĩ ngoại khoa, tôi đã rất nhiều lần cùng người thân của bệnh nhân ung thư giấu kín đi bệnh tình của họ, để tránh bản thân người bệnh sau khi biết rõ mắc bệnh nan y tinh thần sẽ sụp đổ.

Đôi khi chúng tôi cũng thử cho người bệnh biết rõ tình trạng của mình, để cho người đó chuẩn bị tinh thần, nhưng kết quả đại đa số người biết được sự thật, tinh thần suy sụp, vốn dĩ có thể sống được nửa năm, lại chỉ sống được một tháng.

Rất nhiều cán bộ lãnh đạo ngày thường hô lớn chủ nghĩa vô thần, tập hợp quần chúng lại để phát biểu, ba hoa khoác lác, nhưng khi mạng sống sắp mất đi lại lo sợ cuống cuồng, chạy vạy khắp nơi mong tìm “phương thuốc” để kéo dài thọ mạng.

Thế nhưng tại phương Tây, nếu không cho người bệnh biết về tình trạng của họ, thì đó là hành vi lừa gạt, hoàn toàn trái pháp luật. Bản thân người bệnh phải biết rõ bệnh tình của chính mình, nhất là bệnh nan y, họ cần biết rõ mình còn sống được bao lâu, như vậy họ có thể làm thêm một vài việc muốn làm lúc cuối đời, tự mình sắp xếp tốt thời gian quý giá còn lại.

Người phương Tây đại đa số là tín đồ Cơ Đốc giáo, họ đối với cái chết tương đối bình tĩnh, tin tưởng sau khi chết linh hồn đi đến Thiên đường hoặc còn có kiếp sau, đối mặt với tử vong cũng không phải sợ hãi.

Họ cũng thường nói: “Bạn chưa thấy qua Thiên đường, bạn có thể cho rằng Thiên đường không tồn tại, nhưng mà bạn cũng chưa từng chết, vậy làm sao bạn dám chắc người chết sẽ không có linh hồn đi tới Thiên đường hay Địa ngục đây?”

Tuyệt đại đa số người trong nước chúng tôi (Trung Quốc) không dám đối mặt với ung thư, chớ nói chi là đối mặt với cái chết, trong cuộc sống  tại điểm cuối của sinh mệnh hầu như ở trong sợ hãi và mờ mịt trôi qua. Cho dù có lời nói dối thiện ý của bác sĩ và người thân, nhưng đối mặt với tình trạng thân thể của mình ngày càng sa sút thì sự sợ hãi của họ càng ngày càng tăng lên.

Cùng là cái chết ấy, có người trong sợ hãi, mờ mịt mà chết đi, có người lại trong ao ước đến Thiên đường cùng mong tưởng tốt đẹp của kiếp sau mà rời khỏi dương gian.

Nhìn thấy người bệnh trong nước sợ hãi trước khi chết, lại thấy nhóm tín đồ Cơ Đốc kia bình tĩnh chờ đợi thời điểm rời khỏi nhân gian, tôi hiểu rõ: “Thì ra thống khổ lớn nhất của bệnh nhân Trung Quốc không phải trên thể xác, mà là ở tâm hồn”.

Khi nghe thấy ai đó có theo tín ngưỡng, đa số nói: “Cái gì đều không tin, chỉ tin tưởng khoa học”. Còn có người nói: “Tín ngưỡng có thể làm gì? Có thể tạo ra cơm ăn sao?”

Thế nhưng mà, với tư cách bác sĩ, tôi chân thành hỏi mọi người một vấn đề: “Không có tín ngưỡng, bạn có thể bình tĩnh đối mặt với tử vong hay không? Không có tín ngưỡng, bạn lấy cái gì để cứu vớt linh hồn chính mình và người khác đây?”

Sinh tử không phải nói huênh hoang, người Trung Quốc hiện nay, tôi tự đáy lòng nói rằng: “Chúng ta cần tín ngưỡng, cần tín ngưỡng cao thượng đúng đắn”.

Tác giả: Lisa

Iris (Theo Kannewyork)

Về Câu Chúc Mừng Cô Dâu Chú Rể “Sắt Cầm Hảo Hợp 瑟琴好合”

Trong một lần ngồi ở một quán ăn (vừa mở cửa lại sau khi tổ chức đám cưới cho con họ), chợt thấy trên vách trang trí câu “Sắt Cầm Hảo...

Tìm hiểu nguồn gốc chữ “Hỷ” trong hôn lễ

Chữ "Hỷ" được sử dụng vô cùng rộng rãi trong hôn lễ của người Việt Nam, cũng như người Trung Quốc. Từ ngàn năm trước, việc dán chữ "Hỷ" trong...

Tại sao cúng cô hồn lại mong bị giật?

“Ở Sài Gòn người ta quan niệm khi cúng cô hồn thì phải có người đến giật mới hên. Vì vậy đang cúng mà có người bưng cả mâm đi...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 1 – Dùi Mài Kinh Sử – Lễ Khai Tâm

Khai = mở, Tâm = tim, tức là cái đức sáng Trời phú cho để biết phân biệt phải trái, thiện ác, cũng gọi là minh đức, trực giác hay lương tri. Khai tâm là...

Vĩnh Long Xưa – Một địa chí văn hóa thu nhỏ của đất Nam Bộ

1. Vài nét về địa lý hành chính của Vĩnh Long xưa: Cũng như bao tỉnh miền Tây khác, Vĩnh Long vốn do đất phù sa cấu tạo, phì nhiêu...

Vài Nét Tương Đồng Thú Vị Về Tục Ngữ Việt Nam Và Tục Ngữ Thế Giới

Mọi ngôn ngữ đều có những câu nói ngắn gọn nhưng chứa đựng những nhận xét sắc bén và cảnh giác khôn ngoan về kinh nghiệm sống. Tên của những...

Búa trong “chợ búa” vẫn là bà con với “phố” [铺]

Chữ “búa” trong “chợ búa” đã giải thích trên “Chuyện Đông chuyện Tây” của Kiến thức ngày nay dạo nào, gần đây đã được chủ blog “PN-Hiệp” bàn lại trên...

Hoài niệm về những chiếc xe đạp

Xe đạp là vật dụng rất quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người Việt. Mới chỉ mấy chục năm trước thôi, chúng vẫn còn là niềm mơ ước của...

Giai thoại những nghệ danh của các ca sĩ nổi tiếng trước 1975

Không như các ca sĩ Phương Dung, Thanh Thúy, Thanh Lan sử dụng tên thật làm nghệ danh, nhiều ca sĩ nổi tiếng như Thanh Tuyền, Hoàng Oanh, Nhật Trường,...

Cái được cái mất của người làm Quan

Khổng Miệt là cháu đức Khổng Tử. Bật Tử Tiện là học trò đức Khổng Tử, hai người cùng làm quan một thời. Đức Khổng Tử qua chơi Khổng Miệt,...

Thành ngữ “Cả vú lấp miệng em”

Nhiều bà mẹ, khi nghe trẻ khóc, không cần dỗ dành, vỗ về, nựng nịu gì cả mà lập tức dùng bầu vú sữa sẵn có trên mình để lấp...

Đại Nam 3 lần đánh bại Xiêm La như thế nào?

Nếu Đại Việt dưới thời nhà Trần có 3 lần đánh Nguyên toàn thắng gây tiếng vang khắp thế giới, thì Đại Nam dưới thời nhà Nguyễn cũng có 3...

Exit mobile version