Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Người Việt Nam học nhiều nhưng biết ít?

Ở Việt Nam đang xảy ra vấn nạn cô đọc trò chép, học vẹt, nhồi nhét một đống kiến thức “cao cấp” mà sau này khi ra đời chẳng bao giờ dùng đến.


Mọi người Việt Nam chúng ta vẫn kháo nhau về một “truyền thuyết” rằng người Việt Nam chúng ta có truyền thống hiếu học. Vậy liệu điều đó đã đúng?
Để trả lời câu hỏi này. Đầu tiên chúng ta phải xem chúng ta định nghĩa thế nào về học.

Đầu tiên là “Học để nhiều chữ”. Chúng ta nên lưu ý bộ nhớ não con người có hạn. Khi bạn nhớ quá nhiều, muốn nhớ thêm những điều mới mẻ đôi khi chúng ta buộc phải xóa những ký ức cũ.

Nó giống như việc bạn học lên đến cấp 3 và nhìn một bài toán cấp 1 vậy. Có nhiều bài chúng ta sẽ thấy khó và bối rối dù chúng ta đã học về nó. Vậy nếu bạn có quá nhiều chữ trong sách học ở phổ thông, đại học thì cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ khó có cơ hội tiếp thu kiến thức ngoài cuộc sống. Mà chúng ta thì đâu có mài sách mà ăn được?

Tiếp theo là “Học để làm ông nọ bà kia, học cho ấm vào thân”. Vậy chiếu theo điều này thì hóa ra học là công cụ để đạt được những mục đích có vị trí nào đó trong xã hội?

Hệ lụy từ câu nói tưởng chừng như “đúng” này thì nhiều không đếm được. Nó khiến cho một bộ phận giới trẻ học vì mục đích làm ông nọ bà kia mà không quan tâm xem chúng ta đang học cái gì, có phù hợp với mình không.

Rồi khi học xong đại học thì không biết phải làm gì để sống. Phụ huynh, nhà trường thì tạo áp lực ảo lên các em, đa số trẻ em thành phố bị đánh cắp tuổi thơ vì cứ mải miết học và học và tiếp tục học

Thêm một sự học nữa là “học để có cái bằng”. Điều đó khiến cho biết bao trường tư mọc lên. Cả xã hội quay cuồng theo cái bằng cử nhân mà quên mất một điều là 1 thầy thì 10 thợ thôi. Ai cũng làm thầy thì ai làm thợ? Rồi thì học làm thầy xong không xin được việc lại quay đi làm thợ. Vậy tại sao không học để làm thợ cho nhanh?

Học đơn giản là để trang bị kỹ năng sống. Lấy ví dụ đơn giản: con hổ hay con chó con lúc mới sinh ra nó có biết bắt mồi đâu. Nó “học” bắt mồi đó chứ.

Con người chúng ta cũng thế. Sinh ra chúng ta sao đã đủ kỹ năng sống? Chúng ta học bài học đầu tiên là học lẫy, học bò, học đi. Rồi sau đó là học nói, vào trường chúng ta được học chữ, rồi những kiến thức mới. Nhưng liệu thế đã đủ?

Trở về quá khứ tổ tiên. Chúng ta tiến hóa vượt trội so với các con vật ở chỗ chúng ta sáng tạo ra công cụ. Sáng tạo là điều rất quan trọng. Nhưng ở Việt Nam điều quan trọng lại là cô đọc trò chép văn mẫu, học thuộc lịch sử, địa lý theo kiểu học vẹt, nhồi nhét một đống toán học “cao cấp” mà sau này khi ra đời chẳng bao giờ dùng đến.

Tại sao bên cạnh học kiến thức phổ thông chúng ta không học thêm kỹ năng mềm, khả năng tư duy, sáng tạo? Tại sao không giảm tải đi để trẻ em có tuổi thơ, được học, được chơi. Để khi ra đời nhiều bạn trẻ không còn bỡ ngỡ hay quá ảo tưởng về bản thân nữa, để xã hội không còn lãng phí tiền vào nhiều thứ không cần thiết?

Hình ảnh mãng xà hiếm thấy trên Cửu đỉnh nhà Nguyễn

Trên Cửu đỉnh của triều Nguyễn có khắc 153 hoạ tiết về các cảnh vật về thiên nhiên đất nước con người Việt Nam từ đất liền đến hải đảo...

Lễ trao trả ấn kiếm triều Nguyễn 1952

Theo những thông tin hãng Millon cập nhật thì đây chính là chiếc “bảo ấn” cùng với “bảo kiếm” từng được coi là “tượng trưng cho giang sơn Nguyễn triều”...

Pétrus Ký, ngôi trường lớn của nhiều thế hệ Sài Gòn

Nhắc đến trường Trung học Pétrus Ký là nhắc đến niềm tự hào của nhiều thế hệ từng học ở một ngôi trường nổi tiếng của Sài Gòn. Sài Gòn...

Bồ đào mỹ tửu – Người tỉnh ta… sai?

Nhớ mang máng ngày xưa có lần được nghe thầy giảng Bồ đào mĩ tửu. Nghe như vịt nghe sấm. Chữ thầy trả thầy. Hôm nay xin vô phép hỏi thầy: –...

Trung thu ở Hà Nội năm 1926

Xưởng làm bánh Trung thu trên phố Hàng Đường, con tò he bằng bột gạo, đồ chơi bằng thiếc ở phố Hàng Thiếc… là loạt ảnh đặc sắc về Tết...

Lễ lại mặt có ý nghĩa gì?

Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ,...

Xây dựng lối sống làng xã qua hương ước xưa

Hương ước, lệ làng là những di sản văn hóa pháp lý đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Các công trình nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ...

Vài hình ảnh độc bên trong đài truyền hình Sài Gòn trước 1975

Đài Vô tuyến Việt Nam (viết tắt là VTVN) tức Radio Vietnam hay còn được gọi là Đài phát thanh Sài Gòn và Đài Phát thanh Quốc gia là tên...

Lời Đức Phật dạy về hôn nhân

Phật dạy hôn nhân chính là sự gặp gỡ đồng cảm giữa hai tâm hồn yêu mến nhau, quyết tâm cùng nhau xây dựng mái ấm hạnh phúc gia đình....

Hình ảnh xe kéo xưa

Tại Việt Nam, chiếc xe kéo xuất hiện đầu tiên vào năm 1883 tại Hà Nội do Thống sứ Jean Thomas Raoul Bonnal cho đem từ Nhật Bản sang. Năm 1884, một...

Kẻ sĩ thà chết chứ không chịu nhục

“Kẻ sĩ thà chết chứ không chịu nhục” là khí tiết của kẻ sĩ, người có đức hạnh cao thượng thời xưa. Họ coi nhân cách, sự tôn nghiêm cao hơn...

Tết xưa của người Việt

Một cái Tết nữa sắp đến. Trẻ con vẫn háo hức vì đứa nào đứa ấy đều chờ đợi để được diện quần áo mới, được lì xì. Còn những...

Exit mobile version