Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sự khát khao hay liều lĩnh của người Việt?

Hôm qua đi trên tàu, đọc được một dòng trạng thái mà đọc thấy dựng cả tóc gáy, phải đọc đi đọc lại xem mình có bị không hiểu tiếng Việt không, mà đọc xong rồi cũng vẫn thấy choáng run cả người không biết phải nói nên lời như thế nào.

Kiểm tra tài khoản Facebook thấy chị ấy hoàn toàn bình thường, không hề có vẻ gì loạn trí hay dùng tài khoản bán hàng câu like nên thấy sốc toàn tập.

Một chị lên diễn đàn nói rằng chị ấy đã từng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngân hàng ở Việt Nam, hiện đang có công việc kinh doanh tháng kiếm vài chục triệu nhưng chị ấy qua công ty đã mua được visa diện kỹ sư để sang Nhật, đưa con sang Nhật với mục tiêu là để con được học hành cho tốt. Chị ấy không hề biết một chữ tiếng Nhật, không có quen ai bên Nhật, chưa từng một lần nào đi Nhật. Đất nước đang hòa bình, cuộc sống không đến nỗi nào, họ nghĩ đến việc ra đi kiểu liều lĩnh bán mạng thế để làm gì?

Chuyển từ quê ra thành phố để sống trong cùng một đất nước đã vô cùng vất vả, chuyển từ một nước nghèo sang một nước phát triển hơn Việt Nam nhiều lần để sống khi không có tiếng, không có người quen và nhiều khi không có cả tiền thì sự khó khăn sẽ nhân lên 100 lần. Và khi chúng ta ngây thơ, chính chúng ta tự biến mình thành mồi ngon cho những kẻ lừa đảo.

Tham gia nhiều diễn đàn của người Việt Nam ở Nhật, ở Đức, Pháp, Ý, Mỹ, Canada…thực sự nhiều lúc bị choáng váng vì độ liều lĩnh và ngây thơ của người Việt. Khao khát đi ra nước ngoài không có gì đáng trách, nhưng tại sao có thể liều lĩnh đến độ không hề biết tiếng, không hề có tiền, không có trình độ mà cũng phải đi bằng mọi giá.

Trên các diễn đàn, nhan nhản những dòng trạng thái kiểu như: Anh chị ơi cho em hỏi, nhà em không có tiền, em cũng không có tiếng Đức, nhưng em muốn sang Đức làm việc mà không phải vất vả thì em phải làm thế nào?

Anh chị ơi cho em hỏi, giờ nhà em tìm được suất kết hôn giả cho em sang Đức, nhưng em chẳng biết tiếng Đức cũng chẳng biết tiếng Anh, sang đó liệu có tự kiếm được việc làm không, có việc làm gì không cần tiếng không?

Anh chị ơi em thấy người ta bảo có đường gì vào nước Pháp thông qua con đường đi sang Đông Âu rồi theo xe tải vượt biên vào Pháp như thế có được không? Em muốn đi kiếm ít tiền đổi đời cho gia đình.

Rồi ở ngay chính đất Nhật này mình đang sống, có những bạn dù gia đình nông thôn, bố mẹ hoàn toàn không có tiền, bản thân bạn đó cũng gần như không biết tiếng Nhật mà vẫn quyết sang Nhật bằng mọi giá chỉ bởi nghe người ta nói Nhật dễ kiếm tiền lắm…

Mọi người chắc cũng không xa lạ gì việc đọc được tin rất nhiều du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là Nhật làm việc đến đột quỵ, đến chết vẫn không trả hết nợ cho gia đình.

Mình tự hỏi họ làm thế để làm gì khi việc ra đi bằng mọi giá bất chấp mọi rủi ro chỉ mang về cho gia đình một nắm tro và khoản nợ không biết đến bao giờ mới trả được. Thực sự mình không thể hiểu được logic tâm lý của họ.

Ở Nhật gặp rất nhiều những tấm gương thành công, nhưng có một điểm chung ở tất cả những người thành công đó đều có sự chuẩn bị cực kỳ tốt và kỹ lưỡng từ nhiều năm trước khi sang Nhật. Tính cho đến hiện tại khi đã được làm việc tại các tập đoàn lớn của Nhật, gia đình nghèo không có điều kiện, họ đã học tiếng Nhật từ trước đó 8,10 năm, rồi họ cố thi vào các trường có chuyên ngành tiếng Nhật, tốt nghiệp ra rồi xin học bổng hoặc toàn phần hoặc bán phần hoặc thậm chí tự túc khi bản thân đã giỏi tiếng Nhật rồi họ mới tiếp tục đi thêm các bước cao hơn.

Chỉ khi sự chuẩn bị đã vững vàng, họ mới có thể đi từng bước vững chắc để thành công trên một đất nước dù thú vị nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt này. Nếu đi theo cách không được chuẩn bị tốt, chắc không cần phải nhắc lại chúng ta cũng chứng kiến không ít trường hợp sang Nhật chán chê rồi lại về nước chạy xe ôm hoặc đi bán hàng vì mải mê kiếm tiền, tiết kiệm được vài đồng nhưng trình độ không có, lại về nước, tiền kiếm được tiêu loanh quanh cũng hết và thế là tất cả lại trở về con số không.

Chúng ta có muốn rằng sau quãng thời gian 4,5 năm rồi chúng ta chợt nhận ra rằng chúng ta lại quay về xuất phát điểm ban đầu với chỉ vài đồng bạc lẻ tích cóp được, và trình độ không có gì khi tuổi đã quá già để làm lại từ đầu.

Mong các bạn trẻ hãy suy nghĩ thật kỹ, thật kỹ và chuẩn bị thật cẩn thận trước khi muốn sang bất kỳ nước ngoài nào chứ không chỉ Nhật.

Theo doisongnhatban

Vương Đại và đời sống Sài Gòn cuối thế kỷ 19

Năm 2004, tin tức báo chí Việt Nam cho biết khi một số ngói bị hư tháo xuống ở Nhà thờ Đức Bà (thành phố Hồ Chí Minh), thì thấy...

Paris trong những bản tình ca bất hủ của Phạm Duy & Ngô Thụy Miên

Trong suy nghĩ của nhiều người chúng ta, Paris là một thành phố của tình yêu, là thiên đường của thời trang, là cái nôi của hội hoạ và kiến...

Những Kim Bảo đời vua Gia Long (1802-1819)

Nguyễn Phúc Ánh còn có tên huý là Chủng và Noãn, con thứ 3 của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và bà Nguyễn Thị Hoàn, sinh ngày 15 tháng Giêng năm...

Một số quận huyện trên đất Lĩnh Nam thời Hán – Căn nguyên của một số ngộ nhận lịch sử

Những nghi ngờ về vị trí các quận huyện của Giao Châu đời Hán và Lục triều Hiện nay, dù muốn hay không thì người ta vẫn phải thừa nhận...

Cuộc sống ở Hà Nội 2002 qua ảnh

Chừng ấy năm là khoảng thời gian tương ứng với sự chuyển giao một thế hệ. Loạt ảnh Hà Nội năm 2002 do nhiếp ảnh gia người Australia Peter Charlesworth...

Giai thoại về miếng thịt sống trong bát cơm cuối của tử tù Trung Quốc thời xưa

Có nhiều giai thoại liên quan đến việc hành hình tử tù Trung Quốc thời xưa như trong bữa cơm cuối cùng của họ thường có một miếng thịt sống...

Dòng triết lý truyền thống Tộc Việt

I – Cổ thư Bách việt tiên hiền chí.1. đôi dòng sử sách Bách Việt tiên hiền chí là tập sách quý trích trong đại bộ Lĩnh Nam di thư...

Nghi thức về TANG LỄ của người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn.

Là một dân tộc vốn coi trọng huyết thống gia đình, thân tộc, tang lễ là một sự kiện rất quan trọng trong gia đình người Hoa, những tang phục...

Trương Định – Thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp

Từ năm Tự Đức thứ 11 trở đi, đất nước đi vào khúc quanh lịch sử. Pháp bắt đầu đưa quân xâm chiếm đất nước ta: Tấn công Đà Nẵng...

Thành ngữ “Ba que xỏ lá”

Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những “trò chơi có thưởng”. Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá, mỗi...

Sài Gòn – Những tên đường xưa

Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội…. luôn cả tên đường của Sài...

Pleiku trước 1975 qua ống kính lính Mỹ

Tiệm ảnh trên đường Phan Đình Phùng, sắc phượng hồng rực rỡ đường phố, khung cảnh Biển Hồ thơ mộng… là loạt ảnh sống động về thị xã Pleikutrước 1975...

Exit mobile version