Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thanh Lãng, nhà văn hóa bị bỏ quên

Tôi còn nhớ khi di cư vào miền Nam, vừa mới chân ướt chân ráo bước vào trung học, tôi đã có dịp mua và đọc cuốn Văn Chương Bình Dân của Thanh Lãng (do Phong trào Văn Hóa xuất bản năm 1954, tại Hà Nội.) Cuốn sách dễ đọc và lôi cuốn. Sau đó, tôi cũng tìm mua cuốn Biểu Nhất Lãm Văn học Cận đại, 1862-1945 cũng của Thanh Lãng (do Tự Do, nhóm Phạm Việt Tuyền đứng ra xuất bản).

wikipedia

Thanh Lãng tên thật là Đinh Xuân Nguyên, giảng dạy Văn học tại Đại Học Văn Khoa Saigòn. Tham gia hoạt động chính trị tôn giáo từ 1972, sáng lập viên và chủ tịch hội Văn Bút Việt Nam, qua đời đột ngột ngày 17 tháng 12, 1998, thọ 65 tuổi.

Gs. Thanh Lãng (1924-1998)

Tôi cũng rất thích thú với Nguyễn Nam Châu với hai tác phẩm: Những nhà văn hóa mới và Sứ mệnh Văn nghệ. Hai cuốn sách này giúp giới trẻ thành phố hiểu được các trào lưu tư tưởng của thế giới đồng thời giúp chúng tôi làm quen với các tác giả ngoại quốc tên tuổi như: Gabriel Marcel, De Sica, Arthur Koestler, Constantin Virgil Gheorghiu, G. Guareschi, V. Doudintsev, M. Djilas, E. Mounier, St. Exupery, nhất là Francois Sagan.

Nghĩ lại giới trẻ Sài Gòn thời kỳ sau 1954 chúng tôi thật may mắn. Chưa kể được đọc các tạp chí như Sáng Tạo, Bách Khoa.

Nhận xét về giai đoạn này, Võ Phiến viết:

“Thanh niên, sinh viên đọc Nguyễn Văn Trung và Nguyễn Nam Châu nhiều đến nỗi những danh từ như sứ mệnh, thân phận con người, tha hóa, ngụy tín, v.v. lan tràn khắp nơi, và câu văn của của St.Exupéry: ‘Yêu nhau không phải là nhìn nhau, nhưng cùng là cùng nhìn về một hướng’ được ai nấy nhắc nhở khi giỡn khi thật rất rộng rãi.”

(Võ Phiến, Văn Học miền Nam tổng quan, nxb Văn Nghệ, 2000, trang 243)

Nhận xét của Võ Phiến chỉ đúng một phần, nhưng câu trích dẫn St.Exupéry có vẻ pha chè, thiếu nghiêm chỉnh.

Khi nói ra điều này không phải tôi muốn khoe khoang mà để cho các bạn trẻ thấy rằng việc đọc sách ngay từ nhỏ phải tạo ra một thói quen. Tôi cần nhắc đi nhắc lại là người Việt Nam, ngay tại hải ngoại này, thiếu trầm trọng một văn hóa đọc.

Sách tiếng ngoại quốc đầy rẫy trong các thư viện tại mỗi địa phương, cũng không đọc. Sách tiếng Việt thì ngại tốn tiền, tốn thời giờ? Cũng không đọc luôn. Tôi có thể kể ra hàng loạt những trường hợp tương tự. Cả một thành phố có khoảng 50.000 người Việt, nhưng không nuôi sống nổi một tiệm sách tiếng Việt, đành đóng cửa.

Đó là một cuộc sống theo tôi nghèo nàn về văn hóa.

Phần tôi, ngay từ nhỏ đã có thói quen dành dụm tiền để mua sách đọc. Và cứ như thế, tôi tìm mua và đọc nhiều loại sách khác về triết học, văn học, sử học, văn học cũng như một số các nhà văn, nhà tư tưởng người Pháp.

Thanh Lãng không phải là tác giả tôi ưa thích, nhưng ông lại là người giúp giới trẻ chúng tôi làm quen với văn học tiền chiến, giai đọan 1930 trở đi. Nhất là hàng ngàn sinh viên Văn Khoa vốn là môn sinh của ông chắc nợ ông nhiều!

Tôi có thể nói một cách thẳng thắn và công bằng một nhận xét trung thực như thế này về TJ và Phạm Thế Ngũ.

Ở trình độ trung học về mặt văn học cũng như lịch sử văn học không ai qua mặt được Phạm Thế Ngũ. Ông vừa là một nhà giáo chuyên nghiệp, vừa là một nhà viết văn học vượt trội. Ông là tác giả bộ sách ba tập, dài 1500 trang: Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên. Gọi là giản ước chỉ là một cách viết khiêm tốn của ông. Ông là người viết với ngòi bút thận trọng, chu đáo. Tài liệu phong phú, nhưng lại vắn gọn vừa đủ, đưa ra những nhận xét săc bén, nhất là công bằng và không phe phái.

Viết sách văn học cho trình độ tú tài có nhiều người viết như: Lê Hữu Mục, Nguyễn Sỹ Tế, Nguyễn Duy Diễn và nhiều người khác. Nhưng không ai hơn được ông. Nói cho đúng, giá trị văn học trong sách của ông không nhằm đáp ứng cho thí sinh tú tài mà còn cho trình độ đại học và cả những ai tham bác nghiên cứu nữa.

Ở lãnh vực đại học cho các sinh viên cử nhân văn khoa Việt-Hán thì đã có Thanh Lãng.

Đối với cá nhân tôi, dù không học ông một ngày nhưng nợ ông nhiều. Nhờ Thanh Lãng, tôi nắm bắt được các xu hướng phê bình, tranh luận văn học từ 1932. Nhất là tôi hiểu rõ được chân tướng nhóm Phong Hóa-Ngay Nay với từng thành viên như Nhất Linh, Hoàng Đạo, Tú Mỡ và đặc biệt Thế Lữ. Tôi cũng chia xẻ được nỗi khốn khổ, thân cô thế cô của nhà văn ngoài nhóm như Vũ Trọng Phụng như thế nào?

Nhóm Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ) mà tính bè phái, đố kỵ là số một. Họ có hai hoạt động: Hoạt động báo chí và hoạt động sách tiểu thuyết. Không có báo chí như Phong Hóa, Ngày Nay thì cũng không thể nói tới tiểu thuyết.

Những người như Tú Mỡ, Hoàng Đạo, Nhất Linh, Thế Lữ nằm trong thành phần chủ chốt của báo Phong Hóa, Ngày Nay.

Những người viết tiểu thuyết chính của TLVĐ là Thạch Lam, Nhất Linh và nhất là Khái Hưng. Đối với cá nhân tôi, Khái Hưng sẽ mãi mãi là nhà văn sáng giá nhất và là linh hồn của TLVĐ, sau đó đến Thạch Lam.

Sau này, những người chủ xướng của tờ Người Việt, qua Phạm Phú Minh, đã cố tình xóa hẳn, xóa trắng phong cách làm báo của tờ Phong Hóa, Ngày Nay.

Trong tập “Kỷ yếu Triển lãm và Hội thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn” đã phân chia hai đề mục rõ rệt như vậy. Nhưng người ta sẽ không tìm thấy, dù một chữ, một dòng về phong cách làm báo bè phái, chửi và chế diễu tất cả mọi tờ báo đương thời cũng như các nhà văn ngoài nhóm. (“Kỷ yếu triển lãm và Hội thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn”, Người Việt xuất bản năm 2014)

Và vì không muốn phô bày cái phần yếu kém, thiếu đạo đức nghề nghiệp của các tờ Phong Hóa, Ngày Nay nên các nhà làm văn học sử như Thanh Lãng và Phạm Thế Ngũ bị họa lây, tên tuổi tài liệu của họ cũng bị nhóm Người Việt, qua Phạm Phú Minh, dẹp sang một bên.

Cho nên vết nhơ của Phong Hóa, Ngày Nay qua Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ vẫn còn đó!

Cái bất công đối với Thanh Lãng và Phạm Thế Ngũ bắt nguồn từ tinh thần bè phái đã ăn sâu vào tâm địa một số người Việt khi làm văn hóa ở hải ngoại.

Sau này, ông còn cho xuất bản những cuốn sách như cuốn: Sách sổ sang chép các việc của Philiphê Bỉnh (Viện Đại Học Đà Lạt xuất bản 1968). Cũng như các cuốn Văn Học Việt Nam: Đối kháng Trung Hoa (từ đầu đến 1428) . Văn Học Việt Nam: Thế hệ dấn thân yêu đời (1428-1505, Phong trào Văn Hóa xuất bản).

Nhất là cuốn:Phê bình Văn Học Thế hệ 1932 (2 tập, Phong trào Văn Hóa 1972, 1973. Hiện chúng tôi chỉ đọc được tập đầu.)

Thanh Lãng bị đạo văn

Việc nổi giận của Thanh Lãng có lý do chính đáng bởi vì có một bọn ăn cắp, thuổng tài liệu của Thanh Lãng và cho in công khai. Tên họ cần được nêu đích danh ra đây để người đời sau và con cháu họ phải lấy làm xấu hổ. Theo lời Thanh Lãng như sau:

Tác giả chính là người bị Thanh Lãng tố giác cọp pi ăn trộm tài liệu trong Phê bình văn học thế hệ 1932. Nguồn: http://nhilinhblog.blogspot.ca

“Đó là quý ông Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng và Phan Canh đã công khai ăn cắp tài liệu giảng khóa, in ronéo dành cho các sinh viên Văn khoa hai chương đầu, tập 1A của Bộ Phê Bình Văn Học, Thế Hệ 1932 gồm 17 tập đem xuất bản thành sách với nhan đề mới: “Việt Nam thi nhân tiền chiến, Quyển Thượng.”

Thấy làm ăn trót lọt, năm sau. Năm 1969 Nguyễn Tấn Long và Phan Canh lại tiếp tục ăn cắp thêm hẳn hai chương của tập 1A và tập 1B của Bộ Lịch sử văn học Thế hệ 1932 gồm 17 tập đem in thành sách lấy tên mới: Khuynh hướng thi ca tiền chiến, nhà Sống Mới xuất bản.”

(Thanh Lãng, Phê bình Văn học thế hệ 1932, Phong trào Văn Hóa xuất bản, 1972 Chương mở đầu: Tại sao xuất bản)

Sau đó Thanh Lãng quyết định cho in các tài liệu giáo khoa của ông ra thành sách, không kịp sửa chữa để tránh tình trạng đạo văn.

Ông có dịp gặp Nghị sĩ Nguyễn Văn Chức và kể lại câu chuyện đạo văn. Ông Nghị Chức mau mắn nhận lời và sẽ đưa nội vụ ra tòa. Nhưng nhận rồi không làm gì cả và đổ tội cho Tòa án làm việc bê bối chưa chịu xử.

Thanh Lãng cũng có dịp gặp Thẩm Phán Tối cao Pháp Viện Trần Văn Linh. Ông này cho biết là ông Nguyễn văn Chức cố dìm nội vụ chứ không phải Tòa án bê bối như ông Chức nói.

Thế rồi nội vụ ra tòa bị chìm xuồng đi vào quên lãng.

Nhưng việc đạo văn đến đây chưa hẳn là chấm dứt. Cũng theo lời Thanh Lãng, tháng 3 năm 1972, ông nhận được tập: Văn Học đại cương của giáo sư Nguyễn văn Xung. Nơi trang bìa cuối cuốn sách có lời quảng cáo, “Đón đọc: Biến cố văn học Việt Nam qua 9 cuộc bút chiến thời Tiền chiến. (Lời quảng cáo cho thấy đây là tài liệu lấy lại của Thanh Lãng nên Thanh Lãng rất bực mình và quyết định cho in lại như đã thấy.)

Sự bực mình của Thanh Lãng thật chính đáng vì cũng theo lời ông kể lại những công khó sưu tầm của ông trong suốt 15 năm trời. Tài liệu lúc đầu thu tóm có 1961 trang rồi cứ thế tăng lên 2.668 trang và cuối cùng là 5.442 trang.

Trong 5442 trang thì phần thuyết giảng của Thanh Lãng khoảng hơn 1000 trang, phần còn lại là thu tập tài liệu giúp sinh viên khỏi mất công đi truy tìm tài liệu.

Cũng theo sự trần tình của Thanh Lãng, việc sưu tầm tài liệu này tốn rất nhiều công sức thời giờ, tiền bạc tốn vô cùng mà người khác có muốn làm cũng không được. Chính quyền thì không quan tâm đến chuyện này.

Chẳng hạn chỉ riêng tài liệu về báo Loa, theo Thanh Lãng, chỉ mình ông có được. Ông đã phải mua với giá 70.000 đồng mà lương một người lính vào thời đó chừng hơn 1000 đồng.

Tờ báo Phong Hóa, chỉ còn hai ấn bản, một của Thanh Lãng, hai của Thư viện Quốc Gia, Thanh Lãng đã phải mua với giá 250.000 đồng..

Các tờ Ích Hữu và Hà Nội báo chỉ mình gs Phạm Văn Diêu có và đã cho Thanh Lãng mượn đánh máy lại.

Chưa kể công thuê 2,3 người đánh máy cũng như trích tuyển cộng chung 13 tờ báo: Annam tạp chí, Phụ Nữ Tân văn, Văn Học tạp chí, Phong Hóa tuần báo, tuần báo Ngày Nay, Tiểu thuyết thứ bảy, tuần báo Loa, báo Ích Hữu, Hà Nội báo, Tao Đàn, Tin Mới văn chương, Tri Tân.

Chưa kể không biết bao công khó để hoàn thành tác phẩm như thu tập tài liệu, phân loại, đánh giá, ghi nhận phê bình từng tờ báo. Đây là một công việc làm đồ sộ đòi hỏi nhiều công sức làm việc kiên trì trong nhiều năm trời.

Vậy mà bị bọn đạo văn đánh cắp tài liệu, xào xáo lại rồi công khai in lại, còn rao trên báo sẽ xuất bản. Hầu như họ không đếm xỉa gì đến dư luận cũng như đến pháp luật.

Ba năm chờ đợi vụ kiện chẳng thấy động tĩnh gì về phía tòa án. Ông mất kiên nhẫn, gọi bọn ba người trên là những bọn ăn cướp,

“Đã công khai ăn cướp một lần. Nay lại báo trước sẽ công khai ăn cướp nữa”. “Tôi viết dài vòng, vo tam quốc là để báo động với văn học giới hầu tìm cách tống cổ những tên gian thương văn hóa ra khỏi sinh hoạt văn hóa. Còn gì xỉ nhục cho văn hóa bằng cách ăn cắp của Nguyễn Tấn Long, của Nguyễn Hữu Trọng, Phan Canh được bày ở thư viện Quốc Gia, tên của Nguyễn Tấn Long; của Nguyễn Hữu Trọng; Phan Canh được ghi vào niên giám văn nghệ sĩ Việt Nam.” Chính vì để độc giả có dịp so sánh sự đánh cắp bần tiện, ngu xuẩn của người ăn cắp văn mà tôi quyết định cho xuất bản y nguyên không sửa chữa bản thảo in ronéo năm 1966. Bản in hôm nay trích ở các tập 1A, tập 1B và tập XVII, cùng với lời nói đầu cũng của bản in Ronéo năm 1966.”

(Thanh Lãng, Phê Bình Văn Học, Thế hệ 1932, Lời Nói đầu. Tại sao xuất bản. Sài Gòn, 18 tháng 3 năm 1972.)

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa

Số phận các tác phẩm của Thanh Lãng cũng long đong như số phận nhân dân miền Nam sau 1975. Tuy nhiên, tên tác giả Thanh Lãng không nằm trong danh sách 820 tác giả có sách bị cấm, được trích đăng trong cuốn Văn Hóa, Văn Nghệ Nam Việt nam 1954-1975 của Trần Trọng Đăng Đàn. (Trần Trọng Đăng Đàn, “Văn Hóa, Văn Nghệ miền Nam, 1954-1975”, từ trang 783-846)

Nhưng điều đó không có nghĩa là sách không bị tịch thu hoặc bị đốt. Nó chỉ có danh nghĩa trên lý thuyết là các tác phẩm có quyền được lưu trữ trong nhà. Nhưng trên thực tế, nó chịu số phận phần thư như phần đông các tác giả khác.

Điều đó, theo tôi, việc bị tịch thu hoăc đốt không đem lại thiệt thòi gì cho Thanh Lãng, mà trái lại chia phần tủi nhục và vinh dự với toàn thể giới cầm bút miền Nam. Ông từng làm chủ tịch Văn Bút mà chủ trương của Hội này phải chăng là bênh vực các nhà văn bị đàn áp, bị tù đầy?

Sau này chính quyền còn lấy sách của Thanh Lãng cho xuất bản lại. Việc xuất bản lại do nhà xuất bản Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học, TP HCM, năm 1995.

Năm 1975 ông giữ vai trò “Ngồi chơi xơi nước” trong ban Ngôn Ngữ học.

Sau 14 năm bị “chôn vùi dưới đất”( chữ của Thanh Lãng) Ông viết,

“14 năm qua, tôi không có điều kiện làm văn học nên sang làm ngôn ngữ học. Bay quý anh gọi tôi ra làm văn học chẳng khác nào đã chôn dưới đất lại được moi lên, quy sanh cần dùng vào công việc gì, tôi xin tận lực.”

(Thanh Lãng, “13 năm Tranh luận Văn học”, nxb Văn Học, 1995, trong Lời Nói đầu của Giáo sư Hoàng Như Mai)

Chỉ tiếc rằng, sau khi được mời vào Hội thì chỉ mấy tháng sau, Thanh Lãng đã qua đời một cách đột ngột và gây bàng hoàng cho nhiều người, nhất là giới sinh viên học trò ông. Sáng còn ra làm việc ở Phường về vụ bênh vực phong thánh của Giáo Hội công giáo. Chiều về đau bệnh và hôm sau đã giã từ dương thế.

Tuy cho xuất bản với tên sách là “13 năm tranh luận Văn Học”, gồm ba tập, khoảng 1600 trang. Nội dung 1600 trang này chí trích dẫn phần tài liệu của Thanh Lãng và không cho in hơn 1000 trang phần bình luận của cá nhân Thanh Lãng viết.

Lần đầu tiên, tôi đọc một tập sách nghiên cứu văn học, tên của tác giả thì có, nhưng lại không có một chữ nào của tác giả trong suốt 1600 trang giấy được in ra.

Có một Hà Nội trầm lặng và cô đọng…

Có ai đó nói rằng, Hà Nội bây giờ xô bồ, ồn ào và náo nhiệt quá. Nhưng có lẽ, còn một Hà Nội rất khác, trầm lắng, cô đọng,...

Nhớ xe lam Sài Gòn

Những chiếc xe lam bây giờ có lẽ là đã quá xa lạ với những người dân thành thị ngày nay. Nhưng đã có một thời, một thời hoàng kim...

Ảnh thiếu nữ áo dài Huế xưa trên xe đạp

Cùng ngắm những hình ảnh trẻ trung, duyên dáng của thiếu nữ áo dài Huế trên xe đạp do John Dominis, nhiếp ảnh gia của tạp chí Life thực hiện...

Phong tục ngày Tết cổ truyền

Ngày Tết Việt Nam ta có nhiều phong tục, chúng ta cần biết để tránh những hủ tục, là những tục thuộc về mê tín dị đoan. Nước ta là...

Chuyện các tướng của Hai Bà Trưng

Nữ tướng Thánh Thiên: “Dụng binh như thần, trí dũng thiên phương” Đối mặt với nữ Đại tướng quân của Lĩnh Nam, Mã Viện thảm bại phải dâng biểu về...

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 3 – Từ Vần K-N

K. - Kẹt xe trở thành ùn tắc, ách tắc. - Kết hợp, tổng hợp biến thành tích hợp. Hai chữ tích hợp không có trong từ điển tiếng Việt của miền Nam trước đây. - Khách trở thành khách mời....

Ông ba mươi… coi hát cọp

Hổ được nhiều bàn tay khéo léo, nhiều khối óc thông minh, thi nhau đánh bóng, phết sơn, tô màu. Xanh, vàng, trắng, đỏ, đen. Hoa cả mắt. Chắc nhờ...

Đi tìm con cháu thuyền nhân Việt Nam 849 năm về trước

Ngày 17 tháng 9 năm 1957, Tổng Thống Ngô Đình Diệm công du Ðại Hàn (1). Năm sau, ngày 6 tháng 11 năm 1958, Tổng thống Ðại Hàn Dân quốc...

Lễ hội Phủ Giày ở Nam Định thập niên 1920

Lễ hội Phủ Dày là một lễ hội lớn, được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm ở xã Kim Thái huyện Vụ Bản, tỉnh Nam...

Nhớ về măng cụt Lái Thiêu

Măng cụt nằm trong danh sách các loại trái cây quý của vùng nhiệt đới được rất nhiều người ưa chuộng. Ít thấy ai bị dị ứng, hay ăn măng...

Bao giờ Trung Quốc đuổi kịp Mỹ?

Trung Quốc có những khó khăn nào khi đuổi và vượt Mỹ? Nhà quan sát kinh tế tài chính Trung Quốc Vương Doanh Doanh cho rằng khoảng cách lớn Trung...

Tản Ðà – Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939)

Tản Ðà là biệt hiệu (tên ghép của núi Tản và sông Ðà), tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh năm 1888 lại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh...

Exit mobile version