Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao Hitler đột nhiên không truy sát quân đồng minh?

Vào năm 1940, Đức quốc xã đẩy lui quân đồng minh đồn trú tại Pháp.  Theo đó, lực lượng đồng minh vội vã di chuyển đến Dunkirk để di tản. Thay vì truy sát quân đồng minh đang ở thế bất lợi lớn, trùm phát xít Hitler hạ lệnh ngừng tấn công.

Trong năm 1940, một cuộc di tản quy mô lớn đã diễn ra ở Dunkirk, Pháp. Khi ấy, khoảng 400.000 quân đồng minh bị đánh lui bởi 800.000 lính thuộc quân đội của trùm phát xít Hitler.

Để tránh thương vong lớn, lực lượng đồng minh đã tổ chức cuộc di tản quy mô lớn từ bãi biển Dunkirk để trở về Anh.

Trong tình hình ấy, thay vì truy sát lực lượng đồng minh đang phải đối mặt với thất bại lớn, nhà độc tài Hitler bất ngờ ra lệnh cho quân đội Đức quốc xã ngừng tấn công.

Theo đó, trong hai ngày 22 – 23/5/1940, lính phát xít Đức không truy kích quân đồng minh.

Nhờ quyết định trên của Hitler, hơn 300.000 binh sĩ quân đồng minh di tản khỏi Dunkirk an toàn và về tới nước Anh. Trong khi ấy, gần 50.000 binh sĩ bị quân Đức quốc xã bắt làm tù binh.

Trước sự việc này, một số người không khỏi tò mò vì sao Hitler lại đưa ra quyết định ngừng tấn công trong bối cảnh phát xít Đức đang chiếm thế thượng phong trên chiến trường Dunkirk.

Nếu Hitler tiếp tục cuộc tấn công thì sẽ có thể khiến phe đồng minh tổn thất nghiêm trọng như toàn quân bị tiêu diệt hoặc buộc phải đầu hàng.

Liên quan đến sự kiện lịch sử này, một số giả thuyết được đưa ra. Trong số này, có giả thuyết suy đoán sở dĩ Hitler ra lệnh ngừng tấn công trong 2 ngày trên là vì muốn lực lượng đồng minh đầu hàng.

Một giả thuyết khác suy đoán sở dĩ Hitler đưa ra quyết định trên là vì tình hình thời tiết trong 2 ngày 22 – 23/5 không thuận lợi.

Cụ thể, những ngày hôm ấy có mây mù, mưa lớn không thuận lợi cho các cuộc không kích của Đức quốc xã nhằm vào quân địch tại Dunkirk. Nếu giả thuyết này là đúng thì thời tiết xấu đã cứu nguy cho quân đồng minh. Video: Tiếp tục truy tìm tội phạm chiến tranh thời phát xít Đức (nguồn: VTC14)

Ca trù – Bộ môn nghệ thuật độc đáo của nền âm nhạc Việt Nam

Ca trù là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với...

“Thương” và “hận” trong nỗi niềm của danh ca Chế Linh

Trước năm 1975, nhạc sĩ Tú Nhi (bút danh khi viết nhạc của danh ca Chế Linh) đã sáng tác rất nhiều ca khúc phổ thông đại chúng nổi tiếng...

Chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp ở miền Nam trước 1975

Bài viết sưu khảo này dựa vào những nhận thức và kinh nghiệm của người viết sinh ra trong thập kỷ 1940s thừa hưởng môt nền giáo dục khai phóng...

Văn Giảng và “Ai về sông Tương”

Nhạc sĩ Văn Giảng (tức Thông Đạt, Nguyên Thông, Nguyên Đàm & Tiến Tài, Anh Phương & Nguyên Diệu) của “Ai về sông Tương”, “Hoa cài mái tóc”, “Lục quân...

Tuổi thơ tôi và tiếng hát Thanh Thúy

Hồi đó, ở một cái xóm nhỏ trong Cư xá Đô Thành, có một cái xóm nhỏ đi ra đường Cao Thắng. Nơi đó tôi đã có những năm tháng...

Nước ta có mấy ngàn năm văn hiến?

Thường nghe nói Việt Nam có 4.000 năm lịch sử/văn hiến. Xin hỏi có đúng là 4.000 năm hay không? Vào thế kỷ 15, khi viết Bình Ngô đại cáo...

“Cứu khổ” và “cứu khổn”

Báo Tuổi trẻ ngày 8/10/2012 có bài viết nhan đề “Khát vọng cứu khổ phò nguy” của Hồng Hạnh. Sau đó, trên Tuổi trẻ ngày 15/10/2012, bạn đọc Vạn Lý...

Lịch sử của nghệ thuật nhiếp ảnh màu

Năm 1861, nhà vật lí James Clerk Maxwell đã công bố khám phá của ông về quá trình ba màu mà công nghệ nhiếp ảnh màu ngày nay vẫn được...

Cuộc sống ở Huế và Đà Nẵng năm 1970

Nữ sinh trên xe Honda, hiệu cắt tóc ở nông thôn, xóm ổ chuột bên sông… là những hình ảnh sống động về đời thường ở Huế và Đà Nẵng...

Ngày xưa thân ái

Vào mấy năm cuối Đại Học, mỗi kỳ hè tôi thường buộc mình phải đọc một tác giả, khi thì Doãn Quốc Sỹ, khi Lê Tất Điều... Hè trước năm...

Ai Đã Đặt Tên Cho Các Đường Phố Saigon Trước 1975?

Thưa quí vị, Từ lâu, tôi đã có dịp bày tỏ lòng ngưỡng mộ và khâm phục về việc đặt tên cho các đường phố tại Saigon vào năm 1956,...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 9/Kết – Tây đến Tây đi

Kể về người Pháp sang đất Sài Gòn, trong số những người tiền phong phất cờ, phần nhiều lắm người hữu học, thông thái: -Aubaret, lão thông chữ Hán, từng...

Exit mobile version