Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Dạy con từ thủa bào thai

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Dạy con từ thủa còn thơ – Dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về”.

ở đây chúng tôi muốn nêu: Không những dạy con từ thủa còn thơ mà phải dạy con ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Bởi vì cuộc sống vật chất lẫn tinh thần của người phụ nữ mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tinh thần của đứa trẻ sau này.

Người xưa thường nói: “Đàn bà hiền dịu, thì dễ có con. Thai sản là lẽ tự nhiên của trời, đất. Người không bệnh thì không cần phải uống thuốc”.

Theo y học cổ truyền “…Tâm khí kinh sợ thì con bị điên, thận khí không đủ thì con hở thóp, tì khí không hoà thì con gầy còm, tâm khí hư kém thì con nhút nhát. Con là theo khí mẹ, mẹ không cẩn thận sao được! Mẹ chớ uống nhiều thứ thuốc, uống nhiều rượu, chớ châm cứu xằng xiên, chớ đi đại, tiểu tiện vào chỗ không thường đi, chớ trèo cao xông pha hiểm trở, chớ gánh vác nặng nhọc, chớ giao cấu phóng túng, chớ nằm ngủ nhiều, chớ mặc áo quần quá ấm, chớ ăn cơm quá no. Tinh thần phải chấn tĩnh, không phạm đến thất tình ( mừng quá, giận quá, đau thương quá, ghen ghét quá, yêu quá, ham muốn quá v.v…). Muốn con sau này sinh ra thẳng thắn nghiêm trang thì người mẹ nên miệng nói lời ngay thẳng, làm việc ngay thẳng. Đàn bà rắp tâm làm việc ác thì không sinh đẻ được, người ta cứ tưởng là tại trời ghét bỏ, biết đâu rằng: Đó chính là do tự mình gây ra. Vì khí ở gan ruột bị uất kết, ba bộ mạch: tâm, tì, thận đều bị uất nên khó sinh…” (Theo “Phụ đạo sán nhiên” của Hải Thượng lãn ông).

Vì lẽ đó dân gian có câu: “Cây khô không có lộc, người độc không có con”.

Cần phải giáo dục con từ trong bụng mẹ mà thuật ngữ khoa học gọi là “Thai giáo”. Ngày xưa các bậc tiền bối đã răn dạy người mẹ tương lai (sản phụ) không được giận dữ, hoảng hốt, không được nghĩ điều xấu, làm việc xấu, nghe chuyện dở, nhìn cảnh tang thương, cần nói năng, đi đứng khoan thai…

Có mối liên hệ khăng khít giữa thai nhi với sức khoẻ và tâm trạng người mẹ, giữa thai nhi với thế giới bên ngoài, có những phản ứng “Tiếp nhận” hoặc “Chối bỏ” của thai nhi trước các tác động của ngoại cảnh.

Theo tài liệu nghiên cứu khoa học: Nhân cách con người được hình thành rất sớm, ngay từ trước khi ra đời. ý nghĩ, cảm xúc và những nỗi buồn vui của người mẹ truyền vào đứa con. Nhiều phụ nữ có thai đã biết giữ gìn tình cảm cân bằng do đó giữ được sức khoẻ cho đứa con. Những nỗi đau của người mẹ phải chịu đựng trong thời gian thai nghén ảnh hưởng mạnh tới đứa trẻ sơ sinh. Lòng thiết tha đối với đứa trẻ chưa ra đời là một biện pháp giữ gìn sức khoẻ cho đứa trẻ tốt nhất, và có ảnh hưởng quyết định tới quan hệ mẹ con sau này”…

Kỷ Niệm Với Song Ngọc – Hà Nội Ngày Tháng Cũ

Bài viết Song Ngọc, Dòng Nhạc Của Một Thời Để Nhớ của tôi vào Hè 2018. Khi viết bài nầy, chúng tôi đã gọi điện thoại trò chuyện và email...

Phụ nữ Việt Nam xưa và nay: Khác nhau chuyện chăm sóc sức khỏe (Phần 2)

Vì khác biệt thời đại nên phụ nữ Việt Nam ngày nay và ngày xưa cũng khác nhau từ suy nghĩ, ứng xử, quan nhiệm vị thế trong xã hội...

Có thực mới vực được đạo là gì? Hiểu thế nào cho đúng?

Tục ngữ, thành ngữ Việt Nam có một số câu không phải dễ dàng, để có thể hiểu hết được ý nghĩa thực sự của nó. Do một số biến...

Kim hoàn Kế Môn

Ở nước ta, nói đến nghề kim hoàn với bề dày phát triển và những người thợ tài ba thì không thể không nhắc đến Huế. Huế là kinh đô,...

Độc đáo tục thờ Tôn Ngộ Không của người Hoa Chợ Lớn

Ngày nay, có ba hội quán cổ của người Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn thờ Tề Thiên Đại Thánh. Đây đều là các hội quán do người gốc Phúc...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương chín: Vinh quy – Khao vọng – Bổ dụng

Tin người đỗ đưa về làng, hương chức, dân làng họp ở đình, cắt cử người ra gập Tân khoa để ấn định ngày vinh quy, rước về nguyên quán....

Tại sao có Tết Hàn Thực?

Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông...

Ném đá, rải đinh – Sự man rợ của một xã hội kém văn minh

Chúng ta tự quay lại ngắm nhìn cái mà chúng ta tự hào về văn hóa, văn minh. Ở đâu cũng nhan nhãn biển “ấp văn hóa”, “khu phố văn...

Chuyện chàng Lang Liêu và giá trị văn hóa cổ truyền

1. Đặt vấn đề Phú Thọ là vùng đất cổ, đất phát tích của dân tộc Việt Nam, nơi có bề dày truyền thống lịch sử và hàng nghìn năm...

“Bàng hoàng” hay “bàn hoàn”?

“Bàng hoàng” là một từ rất quen thuộc đối chúng ta. Vì vậy, khi bắt gặp từ “bàn hoàn” ta không khỏi nghi ngại rằng đây là từ sai chính...

Sài Gòn năm 1950

Thiếu nữ Pháp ngồi xích lô, tàu sân bay ở cảng Sài Gòn, xe hơi khoe dáng trên phố… là loạt ảnh sinh động về Sài Gòn năm 1950 qua...

Hủ tíu từ Mỹ Tho tới Nam Vang

Một cậu học sinh lớp tám mê món hủ tíu, nhất là hủ tíu Nam Vang đạt chuẩn, nhưng lại không biết Nam Vang ở đâu. Hỏi Phnom Penh thì...

Exit mobile version