Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà?

Phong tục ở mỗi địa phương một khác, trái ngược nhau nhưng đều có ý nghĩa hay:

Ngày xưa ở nhiều địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh có lệ tục mẹ chồng ra cất nón cho con dâu:

Nhà trai đặt sẵn trước ngõ một cái nồi đồng, một cái gáo, trong nồi đặt sẵn một quan tiền đồng và đựng đầy nước trong. Cô dâu vào đến cổng dùng gáo múc nước rửa mặt mũi, chân tay, mẹ chồng bước ra cất nón cho con dâu. Con dâu, một tay cầm lấy quan tiền, một tay vẫn cầm quạt che mặt. Mẹ chồng dắt con dâu vào nhà đặt quan tiền và cái quạt lên bàn thờ, cúi đầu lễ gia tiên (bốn lạy ba vái theo tư thế của nữ). Sau đó mẹ chồng dắt cô dâu cầm cả tiền và quạt vào buồng. Trong buồng đã chuẩn bị sẵn trầu nước hoa quả, giường chiếu mới. Đôi chiếu trải úp vào nhau, do một người thân trong họ có tuổi tác, vợ chồng song toàn, con cháu đông, làm ăn nên nổi, được gia đình mời đến trải chiếu; nếu mẹ chồng có đủ tiêu chuẩn trên thì mẹ chồng trực tiếp dọn giường trải chiếu, nhưng bố chồng thì không được. Khi con dâu nghỉ ngơi xong, khăn yếm chỉnh tề mới bưng hộp trầu ra chào họ. Trường hợp mẹ chồng đã mất thì một bà cô hay bà dì thay thế.

Phong tục này có nhiều ý nghĩa:
– Thời xưa, con dâu trước khi về làm dâu, còn hoàn toàn xa lạ, bỡ ngỡ, chưa biết đâu là buồng đâu là bếp, ai là bố mẹ chồng. Trừ trường hợp xóm giềng quen biết nhau từ trước không tính, là thân phận con gái chưa cưới đã về nhà trai thì bị dư luận gièm pha là con nhà hư đốn. Có người chồng lại rụt rè e lệ, có trường hợp trước lễ cưới chưa hề tỏ mặt nhau, vậy nên mẹ chồng niềm nở ra đón dâu, dắt dâu vào nhà là hay, là phải lẽ. Mới bước về nhà chồng đã được tổ tiên, ông bà, cha mẹ chồng ban phước lộc, dồi dào như nước quan tiền là biểu tượng vốn liếng của riêng mà mẹ chồng trao cho.
Nhiều địa phương lại có tục khác: Khi con dâu vừa vào đến nhà thì mẹ chồng cầm chiếc bình vôi tạm lánh sang hàng xóm ít phút.
Tục đó cũng có ý nghĩa hay: Tức là mẹ chồng đã xác định vai trò, trách nhiệm con dâu sẽ về làm chủ, mẹ chồng sẵn sàng trao quyền công việc trong nhà trong cửa cho con dâu, nhưng không phải trao toàn quyền đẩy hết trách nhiệm mà bà vẫn là người nắm quyền điều hành, vì bình vôi là vật tượng trưng cho bà Chúa trong nhà.

Huỳnh Thúc Kháng – sử gia của phong trào Duy Tân và tấm văn bia Thai Xuyên Trần Quý Cáp

1. Trong cuốn Phong trào Duy Tân, nhà văn Nguyễn Văn Xuân gọi Huỳnh Thúc Kháng là sử gia của Phong trào. Đó là một nhận định xác đáng. Thật...

Đừng tìm lý do biện hộ cho sự lười biếng của bản thân mình

Người theo đuổi những điều cao xa, thường có nhiều suy tính, cho bản thân là người có chí lớn. Tuy nhiên nếu chỉ mang chí lớn mà quên đi hiện...

Không lo không sợ là cảnh giới tinh thần của người quân tử

Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Người quân tử thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thường hay lo lắng ưu sầu”, “Người quân tử không lo không sợ,...

Tùng Lâm từ ca sĩ trở thành ‘quái kiệt’ của Sài Gòn trước 1975

Trong làng hài của Sài Gòn trước 1975, có một người không cần diễn, chỉ cần bước ra sân khấu là khán giả đã cười rần rần, đó là Tùng...

Hình ảnh về cảnh Sát Quốc Gia thời VNCH

Tại miền Nam Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ngày 24-10-1956 ông Ngô Ðình Diệm thay cựu Hoàng Bảo Ðại trong chức vụ...

Bánh Lọt – Lọt buốt vô…tim

Bánh Lọt được làm từ bột gạo xuất phát từ món ăn chơi ở nhà quê và chuyển thành thứ hàng bánh từ lúc nào chẳng ai để ý. Song,...

Cung Diên Thọ – nơi cư ngụ của các Hoàng thái Hậu nhà Nguyễn

Trải qua các cuộc chiến tranh, cung Diên Thọ hầu như vẫn còn nguyên vẹn, được coi là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại tại...

Vẻ đẹp mộc mạc và bình dị về Cần Thơ năm 1968-1969

Đây là loạt ảnh đời thường thú vị do cựu binh Mỹ William Ruzin chụp ở Cần Thơ năm 1968 và 1969. Trên bến Ninh Kiều, Cần Thơ năm 1968. Ảnh:...

Sài Gòn nướng muối ớt

Những sản vật trên rừng dưới sông dưới suối dưới biển, còn tươi sống, tươi nguyên, gặp muối ớt dường như được ướp giữ lại mọi thứ thanh tân nguyên...

Sài Gòn xưa – Những nhiếp ảnh gia đầu tiên

Sau khi bức ảnh đầu tiên được chụp ở Pháp vào năm 1826 bởi nhà phát minh Joseph Nicéphore Niépce, những nhà nhiếp ảnh tiên phong người Pháp đã mang...

Thần cước không đối thủ ở Nam bộ xưa

Đánh bại nhiều võ sĩ của Pháp, Ấn Độ, Thái Lan… ông Sáu Cường với thân thủ phi phàm được mệnh danh “Thần cước không đối thủ” ở Nam bộ...

Cha tôi trong giai điệu của nỗi nhớ

Tôi không nhớ rõ lần đầu mình nghe Hopefully sky ở đâu, tôi chỉ biết trái tim tôi đã run lên vì những lời ca ấy. Và khi cái se...

Exit mobile version