Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vợ chồng xưng hô với nhau thế nào?

Người Việt Nam ta từ nhỏ đến lớn, đến già nói chuyện với nhau đã quen tai nhưng nếu diễn giải cho người nước ngoài biểu đạt được đầy đủ sắc thái ngôn ngữ kể thật lý thú . Ví dụ: “Nhà tôi” dịch ra tiếng Pháp là “Ma maison” thì người Pháp làm sao hiểu nổi.

Thời nay vợ chổng trẻ xưng hô với nhau “anh anh em em” âu yếm thân thiết biết bao! Dẫu chồng ít hơn dăm ba tuổi vẫn là anh. Lùi lại bốn mươi năm trước, những gia đình ít nhiều được Âu hoá, vợ chồng gọi nhau bằng “mình” cũng thể hiện được tình cảm đậm đà, gọi nhau bằng “cậu, mợ” cũng thanh nhã, nhưng những từ đó còn xa lạ với nông thôn, một số tân tiến muốn gọi nhưng vẫn còn ngượng ngùng với hàng xóm, chỉ thầm kín tỏ tình với nhau trong buồng, thỏ thẻ chỉ đủ hai người nghe với nhau. Cách gọi nhau bằng tên “trống không”cũng là một bước cải tiến lớn, chứ các cụ ngày xưa, thời trẻ chỉ gọi nhau bằng “bố thằng cu”, “u nó”, “mẹ hĩm”… Người mới lấy nhau chưa có con, chồng chẳng có chức vị gì mà gọi thì làm sao? Bí quá, có cô mới về làm dâu, muốn gọi chồng đang chơi bên nhà hàng xóm về, chẳng biết xưng hô ra sao bèn ra ngõ gọi thật to “ai ơi! Về nhà ăn cơm”. Từ “ai” ở đây không phải là đại từ nghi vấn, hay đại từ phiếm chỉ mà có nghĩa là “chồng tôi ơi”.

Còn khi nói chuyện với người khác thì giới thiệu vợ mình hay chồng mình là “nhà tôi”. Từ “nhà tôi” thật là đậm đà gắn bó, “mình ” và “tôi” tuy hai nhưng một. “Nhà tôi” tức là “chồng tôi” hay “vợ tôi” chứ không thể nói “vợ anh”, “chồng nó” là “nhà anh nhà nó”.

Vợ chồng nói chuyện với nhau thường hay nói trống không “Này! Ra tôi bảo!” hoặc “nào ai bảo mình”…

Một thời xe điện lang keng

Nếu không có gì thay đổi thì khoảng năm 2021, người Sài Gòn được đi tàu điện ngầm. Xe điện ngày xưa khác với tàu điện ngày nay nhưng có...

Gửi Thạch Lam

Dù biết rõ rằng, lúc tôi ngồi đây vẩn vơ kể ông nghe tâm tình của tôi - kẻ đang lang thang trong mớ hỗn tạp, xô bồ của thực...

Một chút Sài Gòn trong lòng Hamburg

Hamburg là thành phố châu Âu đầu tiên tôi ghé thăm, cũng đã hơn mười hai năm rồi, và đã bị choáng ngợp bởi sự hiện đại của nó. Năm...

Rơm rạ quê nhà

Mùa đã gặt xong, còn lại cánh đồng chơ vơ gốc rạ. Chiều chiều, vài con trâu bò lác đác trong thời công nghiệp hóa thong thả gặm nỗi niềm...

Độc giả sách báo miền Nam là những ai?

Chúng ta đọc lại hồi ký “41 Năm Làm Báo” của Hồ Hữu Tường để biết độc giả ở Miền Nam đối với báo chí như thế nào, đó là thời kỳ...

Hoài niệm câu Lý đò đưa

Gió đánh ố mấy đưa đò đưa Gió đập ố mấy đưa đò đưa Sao cô là cô mình mãi Lửng lơ mà chưa có chồng ??? (Dân ca -...

Một gánh hàng rong – Một miền ký ức

Gánh hàng rong trên phố Hà Nội xưa giờ chỉ còn là miền ký ức mà người Hà Nội nay cố gắng kiếm tìm. Miền ký ức ấy sẽ ùa...

Những sự thật bi thảm của nền giáo dục Hàn Quốc

Hiện nay có vài nghìn du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc. Nền giáo dục nói chung và cách dạy dỗ trẻ em của một nước tiên tiến như...

Ảnh tư liệu quý về trường học ở xứ Nam Kỳ một thế kỷ trước

Cùng xem loạt ảnh tư liệu hiếm có về hàng chục trường học ở miền Nam một thế kỷ trước, được in trong ấn phẩm Các trường học ở Nam...

Sự tích Ông Thần Tài

Xin cho biết vắn tắt sự tích của ông Thần Tài. Theo truyền thuyết thì thần tài chính là Triệu Công Minh, người đã sống vào thời nhà Tần. Ông...

Người Nhật lại làm chúng ta trầm trồ vì những phát minh hết sức độc đáo

Tuy một số sản phẩm hơi kỳ lạ nhưng nhìn chung thì những sáng kiến này cực kỳ dễ thương… Nhật Bản không chỉ nổi tiếng thế giới về nền...

Lịch sử vương quốc Champa

Lịch sử vương quốc Champa, với tư cách là một tổng thể hầu như chưa có một nghiên cứu phê phán nào kể từ cuốn sách của Georges Maspéro xuất...

Exit mobile version