Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Người Trung Quốc xưa đặt thứ gì vào trong miệng người chết?

Theo tập tục có từ xa xưa, người Trung Quốc thường đặt gạo hoặc ngọc vào trong miệng của người chết trước khi đem đi mai táng. Vì sao vậy?

Giống như nhiều nền văn minh cổ xưa, người Trung Quốc cũng quan niệm tồn tại cuộc sống sau khi chết – thế giới bên kia. Vì vậy, họ thường đặt một số thứ vào trong miệng của người chết trước khi an táng.

Điều này xuất phát từ phong tục truyền thống có từ hàng ngàn năm trước của người Trung Quốc.

Cụ thể, sách “Chu Lễ” (tài liệu cổ thời Chu ghi lại chế độ quan tước và phong tục) có đề cập đến chi tiết: “đại tang công phạn ngọc hoặc hàm ngọc”.

Câu nói trên có ý nghĩa là: trong đám tang cần có lấy cơm tương trung cho ngọc hoặc đặt ngọc thật vào miệng người chết.

Thêm nữa, sách “Thuyết Văn Giải Tự” (một dạng từ điển thời nhà Hán) có giải đáp nghĩa của từ “khẩu hàm” là đưa ngọc vào miệng người chết để tiễn đưa họ sang thế giới bên kia.

Sở dĩ người xưa đặt một số loại ngũ cốc như gạo hay đồ trang sức như ngọc vào miệng người chết là vì một số lý do.

Theo quan niệm dân gian, đặt một thứ vào miệng của người chết là hành động nhằm giúp người quá cố sang thế giới bên kia bình an.

Sau khi qua đời, người chết sẽ sang thế giới cói âm. Việc đặt một thứ vào trong miệng sẽ giúp họ không nói quá nhiều chuyện về lúc còn sống.

Thêm nữa, gia đình người quá cố không muốn người thân sang thế giới bên kia trong tình trạng đói khát.

Vì vậy, họ đặt vào trong miệng người chết một số loại ngũ cốc, ngọc bích, trân châu… để cầu mong người quá cố sẽ có cuộc sống no đủ, sung túc ở thế giới bên kia.

Hoài niệm sân bóng tròn ngày xưa trước 1975

Theo tài liệu, thì sân bóng tròn đủ tiêu chuẩn đầu tiên tại Đông Dương được xây dựng năm 1906 bởi câu lạc bộ Cercle Sportif Saigonnais (CSS) trong khuôn...

Phở – Thiên Biên Ký Sự

Tái chín nạm giò vè, tiêu ớt rau thơm giá sống Sách gầu gân mỡ sụn, tương chanh nước béo hành trần. Bác giáo lõ mắt dòm tôi với bát...

Ý nghĩa của dấu mã vạch trên bao bì sản phẩm

Khi mua các sản phẩm thực phẩm nói riêng, và các loại hàng hóa khác nói chung, ngoài các thông tin cần quan tâm như hình thức, cách sử dụng,...

Thiền là gì?

Trở lại với đề tài Truyền thống sinh động của Thiền tập trong đạo Bụt, chúng ta hãy tự hỏi Thiền là gì? Thiền, nói cho đầy đủ là Thiền...

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá

Cuộc gặp gỡ hy hữu giữa một nhóm nam và nữ ở thành phố biển Vũng Tàu đã làm nên tác phẩm độc đáo của một tác giả bí hiểm....

Chiềng trong “Chiềng làng chiềng chạ” không giống “Chiềng” trong “Chiềng mường”

Chữ “chiềng” trong câu Kiều thứ 773 đã được nhiều nhà chú giải cho là do tiếng “trình” mà ra. Vậy đây là một cách phiên âm gượng để cho...

Cửa hàng bán bánh kẹo ở Hà Nội thế kỷ 19 qua lời kể của người Pháp

Phố du Sucre (nay là phố Hàng Đường) tập trung nhiều cửa hiệu bán mứt, kẹo, bánh quy. Trích từ cuốn Một chiến dịch ở Bắc Kỳ của Charles Édouard...

Nghề xe kéo

Xe kéo xuất hiện lần đầu tại Hà Nội năm 1883, do ông Toàn Quyền Đệ Nhất Bonnal cho phép đem từ bên Nhật qua. Gần 15 năm sau, Sài...

Nghĩa của từ “Thị” làm chữ lót trong tên của phái nữ!

Về vấn đề này, Lê Trung Hoa có cho biết như sau: “Chúng tôi đọc thấy một điểm đáng chú ý trong cuốn Les langages de l’ humanité của Michel...

Nhà thờ Sài Gòn qua hồi ký của R.P.Parrel

Trong tác phẩm “Tôn giáo xứ Nam Kỳ” tập 2, P. Launay cho rằng trong số công trình tôn giáo tại thuộc địa, nhà thờ Sài Gòn chiếm vị trí...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 13/25 – Yếu tố Mê-na-lê trong Việt ngữ

Khi Lạc bộ Trãi di cư đến V.N. thì họ chưa biết nông nghiệp, theo tiền sử học. Nhưng theo nhơn chứng là Lạc bộ Mã (nhóm Mường) di cư...

Những căn bệnh thời đại của người Việt

Những bệnh này đều có ít nhiều trong mỗi chúng ta. Vấn đề cần nhìn nhận cho đúng là nếu biết rèn luyện kềm chế, giữ cho nó dừng lại...

Exit mobile version