Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc cách xưng hô “Bệ Hạ” và “Vạn Tuế”

“Bệ hạ” vốn là chỉ bậc lên xuống trong cung điện, cũng chỉ bậc lên xuống trước ngai vàng của hoàng đế.

Vua Thiệu Trị và Vua Tự Đức ( Ảnh Internet)

Khi lâm triều, hai bên “bệ” là các cận thần đứng chầu. Để đề phòng bất trắc xảy ra và thể hiện sự uy phong của nhà vua, quần thần thường không được nói trực tiếp với vua, mà phải do thị vệ ở dưới “bệ hạ” truyền đạt lên, để khẳng định sự uy nghiêm của hoàng đế.

Từ “bệ hạ” được ghi chép sớm nhất trong “Sử Ký Tư Mã Thiên”. Sử ký -Tần Thủy Hoàng bản kỷ” có ghi lại như sau: “Nay bệ hạ hưng nghĩa quân, diệt tàn tặc, bình định thiên hạ, trong nước là các quận huyện, pháp luật được thống nhất, từ cổ chí kim chưa từng có, Ngũ Đế cũng không bằng.”

Sau đó mọi người dùng từ “bệ hạ” để xưng hô trực tiếp với hoàng đế, thể hiện rằng mặc dù bản thân đang nói chuyện với hoàng đế, nhưng vẫn luôn nhớ rằng thực ra mình không có tư cách này.

Từ “Vạn Tuế” vốn chỉ là một cách hô hoan dùng để chúc mừng do mọi người tự bộc phát từ niềm vui trong lòng mình mà ra. Trước thời Tần Hán, cách hô “vạn tuế” là chuyện rất bình thường. Sau đó, khi quần thần yết kiến quân vương, cũng thường hô “vạn tuế”, từ đó trở thành một kiểu lễ nghi.

Để biểu thị sự tôn kính với hoàng đế, “vạn tuế” cũng nghiễm nhiên trở thành cách xưng hô của vua. Thời đó, vua còn được gọi là Thiên tử, thể hiện quyền lực tối thượng của vua là do trời ban. Nếu hô “vạn tuế” với người khác, thì hoàng đế cũng không can thiệp.

Hán Vũ Đế cũng từng định dùng “vạn tuế” làm cách gọi của riêng mình, và không cho người khác sử dụng, nhưng không thành. Các đời vua sau cũng không ai có được riêng danh xưng “vạn tuế” này.

Mãi cho đến thời Tống, “vạn tuế” mới chính thức trở thành quyền sở hữu riêng của nhà vua. Nếu quần thần nào được xưng hô “vạn tuế” thì bị khép tội phạm thượng và bị phạt nặng. Khẩu Chuẩn, một vị quan nổi tiếng là trung quân, một lần đang cùng đi với Ôn Trọng Thư thì gặp phải một “người điên”, đón đường hô “Vạn tuế”. Kẻ thù của Khẩu Chuẩn biết được, liền bẩm báo với vua, Khẩu Chuẩn liền bị giáng chức.

Theo Tìm hiểu văn hóa Phương Đông

Ba dấu hiệu của một gia đình bắt đầu suy bại

Trong sách “Mạnh Tử” viết: “Gia tất tự hủy, nhi hậu nhân hủy chi”, tức là nhà kia tự hủy hoại mình trước, rồi sau người ngoài mới hủy hoại mình....

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 10/Hết – Giang hồ Sài gòn xưa khác nay

Tác giả viết bài này từng bị giam tại chuồng cọp trại 7, khu C, Côn Đảo gần hai năm (từ giữa năm 1973 đến 30-4-1975). Trong số tám khu...

Phở – Thiên Biên Ký Sự

Tái chín nạm giò vè, tiêu ớt rau thơm giá sống Sách gầu gân mỡ sụn, tương chanh nước béo hành trần. Bác giáo lõ mắt dòm tôi với bát...

Gia Định Báo

Bài thuyết trình ngày 8 tháng 12 năm 2018 - Tại “Triển lãm và hội thảo về Petrus Trương Vĩnh Ký” ⦁ Mở Từ khi Ngô Quyền giành độc lập (939),...

Chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp ở miền Nam trước 1975

Bài viết sưu khảo này dựa vào những nhận thức và kinh nghiệm của người viết sinh ra trong thập kỷ 1940s thừa hưởng môt nền giáo dục khai phóng...

Chúc thư là gì?

"Chúc" là lời dặn dò, phó thác. "Chúc thư" hay "Di chúc" là lời dặn dò của người chủ gia đình, người lãnh đạo đất nước trước khi mất. Chúc...

Người Việt bắt đầu có họ từ khi nào?

Giả thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc các họ của người Việt, đó là ban đầu người Việt không có họ, trong thời Bắc thuộc, khi sống trong sự...

Toán Thơ, Thơ Toán trong Dân Gian

Có những người không thích Toán cho mấy, nên đã phán rằng Toán Học là khô khan, vì những đẳng thức, phương trình gồm toàn những ký hiệu cộng trừ...

Sài Gòn đổi thay như thế nào trong 50 năm?

Sau 50 năm, Sài Gòn không còn “bằng phẳng” và nhiều cây xanh như trước. Nhưng điều đó không có nghĩa là thành phố đã mất đi vẻ đẹp của...

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P2: Cuộc di dân lịch sử

Sau khi chúa Nguyễn Hoàng mất, con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay và làm nên một cuộc di dân về phương Nam vô cùng ngoạn mục....

Phan Khôi và cuộc thi quốc sử của báo Thần Chung, Sài Gòn 1929

Đề tài nêu trong bài này là một phần việc mà tôi đã tạm gác lại khi biên soạn để công bố sưu tập Phan Khôi – Tác phẩm đăng...

Quảng Nam từ 1801 – 1832

Năm 1801, triều Tây Sơn sụp đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802), thiết lập vương triều Nguyễn, xây dựng và củng cố quyền lực trên toàn cõi đất nước....

Exit mobile version