Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao cảnh sát nước ngoài thường chạm vào phía sau xe ô tô của người bị yêu cầu dừng lại?

Một video lan truyền trên TikTok đã cho thấy rất nhiều cảnh sát nước ngoài luôn đặt tay vào phía sau xe ô tô của người được yêu cầu dừng lại trước khi gặp họ, vậy tại sao lại có hành động như vậy?

Trên thực tế, việc bị cảnh sát yêu cầu dừng lại ở những nước Châu Âu hay Hoa Kỳ là một điều hết sức phổ biến, nhưng điều đó có thể khiến cho một số người cảm thấy lo lắng vì không biết mình đã vi phạm lỗi gì. Tuy nhiên với những người lái xe tinh ý, họ có thể nhận thấy một thói quen đặc biệt của cảnh sát – cảnh sát thường chạm hoặc gõ vào phía sau xe của bạn khi họ đến gần. Vậy tại sao cảnh sát lại chạm vào phía sau xe của bạn?

Nếu bạn tìm kiếm trên internet thì sẽ cho ra một số giải thích khá kỳ lạ để lý do tại sao các nhân viên cảnh sát chạm vào phía sau xe của bạn khi họ đến gần bạn. Tuy nhiên, để hiểu được lý do thực sự, chúng ta cần suy nghĩ về những gì đang xảy ra theo quan điểm của cảnh sát.

Khi một sĩ quan cảnh sát yêu cầu bạn dừng lại, hầu hết trong số đó sẽ là bạn đã có một hành vi vi phạm luật giao thông sở tại – có thể bạn đã lái xe quá nhanh hoặc có thể một trong những đèn hậu của bạn không sáng,…

Mặc dù bạn có thể cảm thấy hơi lo lắng khi cảnh sát đến gần, nhưng nếu bạn không phạm tội gì đặc biệt ngoài loại vi phạm nhỏ này thì tất nhiên bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều.

Mặt khác, ở khía cạnh viên cảnh sát, họ sẽ không biết ai hoặc cái gì đang ở trong chiếc xe mà họ đang đến gần.

Nếu người lái xe đã phạm tội, có thể là tội nghiêm trọng, việc nhìn thấy cảnh sát tiếp cận có thể khiến họ hoảng sợ và hành xử theo cách khó kiểm soát, thậm chí là gây ra những hành động nguy hiểm – và tất nhiên, cảnh sát không có cách nào để biết trước được những hành động đó sẽ là gì.

Tại sao cảnh sát nước ngoài thường chạm vào phía sau xe ô tô của người bị yêu cầu dừng lại? - Ảnh 2.

Với suy nghĩ này, cảnh sát được đào tạo để chạm vào phía sau xe khi họ đến gần nó với mục đích để lại dấu vân tay trên xe. Đây có thể coi là một loại chứng cứ an ninh nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra.

Ví dụ, nếu một tên tội phạm nghĩ rằng bản thân sắp bị bắt – có thể vì tội giết người hoặc tội nghiêm trọng khác – và vì tuyệt vọng, tên tội phạm này quyết định tìm cách trốn thoát, thì việc để lại dấu vân tay sẽ có một số bằng chứng để liên kết viên cảnh sát với chiếc xe đó.

Nếu sĩ quan cảnh sát sau đó bị giết hoặc bị thương nặng, và tội phạm bỏ chạy, sau đó nói rằng chiếc xe không ở trong phạm vi hiện trường gây án, dấu vân tay trên mặt sau của chiếc xe sẽ chứng minh điều ngược lại.

Tất nhiên, dấu vân tay có thể bị rửa sạch và sẽ nhanh chóng biến mất khi tiếp xúc với ánh nắng, mưa, v.v., nhưng ít nhất nó sẽ cung cấp manh mối cho các sĩ quan khác tìm kiếm.

Nhưng tại sao các sĩ quan vẫn làm điều đó trong thời đại mà mọi ô tô đều có camera hành trình và mọi cảnh sát đều có bodycam?

Điều này có thể được giải thích rằng đối với các sĩ quan cảnh sát lớn tuổi, dù đã được trang bị đầy đủ thiết bị nhưng họ vẫn làm điều này là do thói quen. Thêm vào đó nếu chiếc xe vi phạm dùng biển giả thì dấu vẫn tay sẽ là bằng chứng hiệu quả hơn nhiều so với camera.

Ngoài ra còn một lý do khác, việc các sĩ quan cảnh sát chạm vào ô tô là một kỹ thuật được thiết kế để gây bất ngờ cho những tên tội phạm tiềm năng và gây hoang mang khi cảnh sát đến gần.

Hãy tưởng tượng một người nào đó trong xe đang cố gắng che giấu thứ gì đó mà họ không muốn cảnh sát nhìn thấy – chẳng hạn như ma túy hay xác người,…

Việc nghe thấy tiếng gõ đột ngột vào phía sau xe có thể khiến cho những tên tội phạm cảm thấy bối rối trong giây lát và cảnh sát viên có thể nhận ra hành động bất thường mà người lái xe đang cố gắng che giấu. Tuy nhiên, đối với những người lái xe vô tội, hành động này sẽ không có tác dụng.

Cách này có thể có hiệu quả hoặc không, nhưng vì cảnh sát không biết mình sẽ phải đối mặt với điều gì, nên đó là một thủ thuật đáng để họ thử.

Chuyên gia an toàn giao thông Trooper Steve Montiero của Hoa Kỳ cho biết: “Khi các nhân viên thực thi pháp luật tiến hành dừng xe, có rất nhiều thủ tục cần phải được thực hiện, không chỉ vì sự an toàn của người vi phạm mà còn vì sự an toàn của nhân viên đó. Một trong những điều đó là chứng minh rằng sĩ quan đó đã xuất hiện tại vị trí của chiếc xe đó, vì vậy khi các sĩ quan đến gần một chiếc xe, họ sẽ chạm vào phía sau của chiếc xe đó”.

Chuyên gia này cho biết thêm, việc chạm vào sau xe giúp “đảm bảo rằng cốp xe đã được đóng chặt, nghe có vẻ hơi điên rồ, nhưng hành động này sẽ đảm bảo rằng không có ai chuẩn bị nhảy ra khỏi thùng xe”.

Chết đói đầu núi

Khi Vũ Vương đem quân đi đánh vua Trụ, Bá Di, Thúc Tề nghe thấy, ra nắm dây cương ngựa, cản lại và nói rằng: - Cha chết chưa chôn,...

Ngồi vắt tréo chân hay ngồi vắt chéo chân?

Nhiều người cho rằng “chéo” mới là cách viết đúng, còn “tréo” là sai chính tả. Thực tế, “chéo” và “tréo” là hai từ tồn tại song song với nghĩa...

Bộ ảnh miền Trung những năm 70

Những bức ảnh cho ta thấy một miền Trung với những cảnh sinh hoạt bình dị của người dân trên dải đất đầy nắng và gió. Miền Trung thường được...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 3 – Khảo quan

Thời Trần, Hồ, sử sách chép vài chi tiết về thi Hương nhưng không chép về việc cắt cử khảo quan đi chấm thi. Sang thời Hậu Lê tuy có,...

Tại sao chúng ta phải tỏ ra quyền lực với người nghèo?

Tôi vẫn nghĩ giá trị của một người to lớn và khó đong đếm hơn bất cứ khối lượng tài sản nào họ sở hữu. Tôi cũng nghĩ hành động...

Hoa Pensée và chuyện tình bi thương trong 2 ca khúc “Màu Tím Pensée”…

Trong các ca khúc của nhạc vàng Việt Nam, nhiều nhạc sĩ lấy cảm hứng từ các loài hoa để viết nên các tình khúc dang dở. Đó là các...

Xưng hô trong tiếng Việt

Xưng hô là một vấn đề không nhỏ trong giao tiếp hiện nay bằng tiếng Việt, dù là người Việt nói chuyện với nhau hay giữa người  nói tiếng Việt...

Người trí tuệ không thể hiện mình thông minh

Thông minh là một loại tài phú, người thực sự có đại trí tuệ thường thường đều là ẩn giấu, không để lộ tài năng ra bên ngoài. Thời khắc...

Cú ngáng chân mở màn cuộc kiện tụng kéo dài hai thập kỷ

38 ngày sau tai nạn trượt tuyết, Andrew bị George, bạn cùng lớp, ngáng chân ngã, chấn thương đến tàn tật. Cha mẹ đôi bên bắt đầu cuộc chiến pháp...

Khoa cử ở Việt Nam: Công hay tội?

Xã hội ta xưa đại để chia ra làm hai loại người: quan và dân. Quan là người giúp vua điều khiển guồng máy chính trị để đem lại trật...

Vì sao đôi khi mí mắt của chúng ta bị co giật?

Hiện tượng mí mắt co giật đôi khi là bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo trước về vấn đề sức khỏe có thể xảy ra. Mí...

Khoa cử ở Nam Kỳ dưới triều Nguyễn

Kỳ thi Hương đầu tiên dưới triều Nguyễn vào năm 1807 chỉ dành cho sĩ tử ở xứ Đàng Ngoài trước đây, lấy đậu 61 cử nhân. Ưu ái và vỗ...

Exit mobile version