Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao con người khi giận dữ lại hét lên với nhau?

Tại sao con người khi giận dữ lại hét lên với nhau?

Có vị hiền triết đang đi du ngoạn trên dòng sông thì thấy một gia đình trên bờ sông la hét với nhau đầy giận dữ. Ông liền quay lại những người học trò của mình, khẽ mỉm cười hỏi:

– Tại sao con người khi giận dữ lại hét lên với nhau?

Những người học trò ngẫm nghĩ một lát rồi một trong số họ lên tiếng:

– Bởi vì chúng ta mất bình tĩnh nên phải hét lên với nhau.

Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, ngài nói:

– Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau, tại sao không thể nói với một âm thanh vừa phải đủ nghe?

Các đệ tử lại phải ngẫm nghĩ để trả lời nhưng không có câu giải thích nào khiến thầy của họ hài lòng. Sau cùng ông nhẹ nhàng:

– Khi hai người đang giận nhau thì trái tim của họ đã không còn ở gần nhau nữa. Từ trong thâm tâm họ cảm thấy giữa họ và người kia có một khoảng cách rất xa, nên muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sinh để nói thật to. Sự giận dữ càng lớn thì khoảng cách càng xa, họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao trùm khoảng cách ấy.

Ngưng một chút, ngài lại hỏi:

– Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói nhỏ nhẹ, tại sao? Bởi vì trái tim của họ cận kề nhau. Khoảng cách giữa họ rất nhỏ…

Rồi ngài lại tiếp tục:

– Khi hai người ấy đã yêu nhau thật đậm đà thì họ không nói nữa, họ chỉ thì thầm, họ đã đến rất gần nhau bằng tình yêu của họ. Cuối cùng ngay cả thì thầm cũng không cần thiết nữa, họ chỉ cần đưa mắt nhìn nhau, thế thôi! Vì qua ánh mắt đó họ đã biết đối phương nghĩ gì, muốn gì…

Ngài kết luận: “Khi các con bàn cãi với nhau về một vấn đề, phải giữ trái tim của các con lúc nào cũng cận kề. Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau… Nếu không thì có một ngày khoảng cách ấy càng lúc càng rộng, càng xa thì các con sẽ không còn tìm ra được đường quay trở về”.

Thế Tổ Miếu– Nơi thờ phụng các vua nhà Nguyễn

Thế Tổ miếu (世祖廟) thường gọi là Thế miếu (世廟) tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến...

Những thương hiệu do người Việt sáng lập

Tên của những thương hiệu này sẽ khiến bạn nghĩ rằng đây là những sản phẩm của nước ngoài, thế nhưng nó lại là ‘hàng Việt Nam chất lượng cao’...

13 món ‘hàng hiệu’ thể hiện đẳng cấp của dân chơi thời… bao cấp

Tiêu chí để đánh đại gia hiện đại là nhà, siêu xe, máy bay hay tài sản quy ra tiền, còn ở thời bao cấp nếu thuộc tầng lớp dân...

Báo chí Sài Gòn thời xưa

Có tài liệu nói rằng, từ thời Minh Mạng, Việt kiều ở Thái Lan đã in một tạp chí xuất bản không định kỳ để thông tin những việc trong...

Vì sao vua Minh Mạng san bằng mộ Lê Văn Duyệt, viết lời cay đắng?

Khi nhắc đến tả quân Lê Văn Duyệt, hầu hết mọi người đều cho việc vua Minh Mạng san bằng mộ của tả quân Lê Văn Duyệt là bởi vì...

Xứ Đàng Ngoài và lối đặt tên kỳ lạ

Vì họ cho tà ma hay ghen ghét và xảo quyệt gây hết các thứ bệnh và tai họa xảy đến cho con cái họ, nên họ thường lấy những...

Feuilleton – Hàng độc của báo chí quốc ngữ thời trước

Feuilleton hay tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ là hàng độc của báo chí quốc ngữ. Truyện Feuilleton phải là truyện mới, được tác giả viết từng kỳ gởi cho...

Vua tôi bàn việc

Người làm chúa tể một nước tất là người tài giỏi hơn người, sáng công việc hơn người. Tuy vậy, khi đã dùng quần thần, là muốn mong cậy quần...

Tại sao nhiều khách sạn thường không có phòng số 420

Nếu để ý, bạn sẽ thấy nhiều khách sạn trên thế giới bỏ qua số phòng 420, con số yêu thích của những người thích hút cần sa. Mặc dù...

Phân biệt Cà phê Arabica, Robusta, Cherry và Culi

Cà phê có 03 loại cơ bản: Cà phê chè (Arabica), cà phê vối(Robusta) và cà phê mít(Cherry). Mỗi loại có hương vị đặc trưng cũng như điều kiện sinh...

Những công viên từng là nghĩa trang tại Sài Gòn

Không chỉ Bình Hưng Hòa, trước đây nhiều nghĩa trang lớn ở TP HCM đã được giải tỏa để làm công viên, khu dân cư. Công viên Lê Văn Tám...

Ngô Vũ Vương – Ngô Quyền – Và trận Bạch Đằng lừng danh thiên hạ

Ngô Quyền (chữ Hán: 吳權; 12 tháng 3 năm 898 – 14 tháng 2 năm 944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương (前吳王) hoặc Ngô Vũ...

Exit mobile version