Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao dân gian hay nói “Tào Tháo rượt”

“Tào Tháo rượt” (hay “Tào Tháo dí”) là cách gọi dân gian để chỉ bệnh tiêu chảy. Thành ngữ này thường dùng để chỉ “tình trạng khẩn cấp” do bệnh tiêu chảy gây ra, cần phải kiếm chỗ “giải quyết” ngay. Vậy nhân vật Tào Tháo có liên quan gì tới “Tào Tháo rượt” hay không? Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng yếu tố:

– Tào Tháo (曹操; 155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán (Trung Quốc), lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Trong Tam Quốc chí hay Tam Quốc diễn nghĩa có chi tiết cho thấy “Tào Tháo rượt” (曹操 追 Tào Tháo truy), đó là cảnh Tào Tháo “đánh Từ châu. Vài vạn quân của Lưu Bị không chống nổi, bị thua tan tác. Lưu Bị bỏ chạy sang Hà Bắc… (Wikipedia, mục “Tào Tháo”). Nhưng chi tiết này chẳng dính dáng gì tới bệnh tiêu chảy. Ở Trung Quốc, người ta gọi bệnh tiêu chảy là Phúc tả 腹瀉 (phúc: bụng; tả: chảy dốc xuống, chảy tháo ra, gọi chung là “tiêu chảy”) và cũng chẳng… “ăn nhập” gì tới ông Tào Tháo cả. Người Trung Quốc có thành ngữ 说到曹操曹操就到 (thuyết đáo Tào Tháo, Tào Tháo tựu đáo), nghĩa là “vừa nhắc đến Tào Tháo, Táo Tháo đã đến”, nói ngắn gọn hơn: 说曹操曹操到 (thuyết Tào Tháo, Tào Tháo đáo) – “Nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến”, và nhìn chung, cũng chẳng liên quan gì tới bệnh… “ải chỉa”!

Vậy, thành ngữ “Tào Tháo rượt” có nguồn gốc từ Việt Nam chăng? Đúng vậy! Nhưng tại sao lại lấy nhân vật Tào Tháo để nói về bệnh tiêu chảy? Xin thưa, có quan điểm cho rằng trong tiếng Việt “tháo dạ” có nghĩa là “tiêu chảy”, do có chữ “tháo” nên người ta liên tưởng đến “Tào Tháo” để nói về bệnh này, một cách chơi chữ, nhằm tránh nói trực tiếp đến “tiêu chảy”. “Bị Tào Tháo rượt” có nghĩa là “bị bệnh tiêu chảy rượt”. Điều này đúng, nhưng cần phải phân tích sâu hơn, kẻo giải thích nhầm, dẫn tới hiểu không chính xác về từ nguyên.

Xét về ngôn ngữ, Tào Tháo là danh từ riêng, chữ tào 曹 trong chữ Hán và Nôm đều viết giống nhau, nhưng chữ tháo lại viết khác nhau: tháo 操 (Hán) – tháo 造 (Nôm). Cần lưu ý, chữ “tháo” trong tên của Tào Tháo không liên quan gì tới bệnh tiêu chảy, bởi vì chữ tháo trong cả Hán – Nôm không phải là chữ tháo (Nôm) trong tháo dạ (tiêu chảy).

Trong chữ Nôm, có ba chữ: tháo 操 (trong tháo vát), tháo 慥 (trong tháo chạy) và tháo 躁 (trong tháo lui), những chữ này có thể dùng trong tháo dạ. Tại sao? Vì chữ Nôm là chữ ghi âm tiếng Việt, khi viết tháo dạ người ta thường dùng một trong ba chữ tháo đó. Song cần lưu ý, trong chữ Nôm còn có những chữ tháo khác, mang ý nghĩa khác, không được sử dụng trong tháo dạ.

Trong chữ Nôm, có ba chữ dạ (肔,胣,腋) dùng để chỉ dạ dày (bao tử), tất cả đều có thể dùng trong tháo dạ. Vì thế, đừng ngạc nhiên khi thấy từ tháo dạ có cách viết khác nhau trong chữ Nôm. Nhân tiện, khi nói về bệnh tiêu chảy, chúng tôi đề nghị sử dụng thống nhất chữ Nôm như sau: 操肔 (tháo dạ).

Kết luận

“Tào Tháo rượt” là một cách nói mà người bình dân chúng ta mượn từ “Tào” của nhân vật Tào Tháo trong Tam Quốc chí như là một kiểu khôi hài cho vui. Hiện tượng đồng âm giữa chữ Tháo (danh từ riêng, đọc theo âm Hán Việt) với chữ tháo (trong tháo dạ, đọc theo tiếng Việt) đã giúp tạo ra thành ngữ “Tào Tháo rượt”. Cách chơi chữ đồng âm như thế rất phổ biến trong tiếng Việt.

————————–

Vương Trung Hiếu

Những hình ảnh về Hà Nội tưởng chừng của quá khứ

Bạn hãy đi mà xem, quanh cái Hà Nội xô bồ này, bên con đường nơi dòng người hối hả ngược xuôi, vẫn có ở đó những hình ảnh tưởng...

Kiệt tác điêu khắc đầy bí ẩn của nhà Lý

Cột đá chùa Dạm là một tuyệt tác không chỉ của thời Lý mà của cả lịch sử nền mỹ thuật Việt. Suốt nhiều năm qua, vấn đề giải mã...

Việt Nam thời thuộc địa qua loạt ảnh hiếm

Kinh thành Huế trầm mặc, ga tàu hỏa ở Mỹ Tho, khung cảnh kỳ vĩ ở Hòn Gai… là loạt ảnh về Việt Nam thời thuộc địa được in trong...

Nổi cơn Tam Bành nghĩa là gì?

Nổi cơn Tam Bành là gì? Trong văn chương, Nguyễn Du có lẽ là người đầu tiên sử dụng chữ Tam Bành.  Cụ thể trong tác phẩm Truyện Kiều, Tú...

Xích lô máy , một biểu tượng của Saigon Xưa

Xích lô máy , một biểu tượng của Saigon Xưa, không thành phố nào có ! Sau khi quân đội Hoàng Gia Nhật Bản thua trận phải đầu hàng và rút...

Có hay không Vòng luân hồi?

Hoài nghi về cuộc sống của con người sau cái chết vẫn là câu hỏi thường trực bỏ ngỏ đối với toàn thể nhân loại... Từ hàng nghìn năm nay,...

Tiếng Lóng Sài Gòn

Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại...

Sài Gòn – Chợ Lớn: Thế Kỷ 17 Đến Thế Kỷ 19 – Phần 2

4. Saigon dưới quan sát và nhận xét của John White (1819-1823) Thế thì đời sống ở Saigon trong giai đoạn này ra sao?. Trước hết ta hãy xem mô...

Có 16 hay 18 vị La Hán?

Mục Chuyện Đông chuyện Tây trên Kiến thức ngày nay, số 105 đã khẳng định là chỉ có 16 vị La Hán. Nhưng gần đây, Nhà xuất bản Đồng Nai...

Làm thế nào để nhận biết nghệ thuật Phục hưng Ý?

Đôi khi chúng ta sử dụng từ phục hưng để nói về sự hồi sinh của một cái gì đó nói chung, nhưng trong lịch sử nghệ thuật, Phục hưng...

Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo thời Lý – Trần

Sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, với chiến  thắng Bạch Đằng năm 938, nước ta đã bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc...

Mẹo chọn trái cây tươi ngon

Trái cây là loại quả không thể thiếu trong đời sống, nhưng chọn thế nào để mua được những quả vừa ngon mắt, ngon miệng lại an toàn là điều...

Exit mobile version