Một điều khá buồn cười là chúng ta có nguy cơ chết khát trên biển cao hơn nhiều so với trên cạn! Vậy tại sao không ai uống nước biển cầm hơi?
Theo nhiều nhà nghiên cứu, con người có thể nhịn ăn trung bình 6-8 tuần mà không sao (tất nhiên có những trường hợp nhịn ăn được lâu hơn hoặc ít hơn) nhưng chỉ có cầm cự được 3-5 ngày nếu như thiếu nước.
Việc thiếu nước sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến cơ thể, từ việc giảm lượng nước thải ra, đến nôn nao, ói mửa, trường hợp nặng hơn, sẽ mất dần khả năng vận động, gặp ảo giác và cuối cùng là dẫn đến tử vong!
Vậy nếu bị trôi lênh đênh trên biển, không thức ăn, không nước uống thì phải làm sao? Tại sao chúng ta không uống nước biển để cầm hơi chờ cứu hộ?
Sự thật thì không ai làm thế và cũng không thể làm thế. Ta đều biết điều đó nhưng lại không hiểu vì sao!
Uống nước biển khiến cho cơ thể bạn chịu 1 áp lực lớn hơn nhiều so với giới hạn tối đa có thể chịu được.
Lý do con người không thể uống nước biển
Đa phần nước biển trên thế giới có nồng độ dao động từ 3,1 – 3,5% (có nghĩa cứ cứ 1 lít nước biển thì có đến 35g muối và chủ yếu là muối NatriClorua NaCl).
Không kể đến việc nó rất mặn và bạn vẫn nhắm mắt nhắm mũi uống thì điều này cũng khiến cho cơ thể bạn chịu 1 áp lực lớn hơn nhiều so với giới hạn tối đa có thể chịu được. Cụ thể, khi uống 1 lượng nhỏ nước biển được pha với 1 lượng lớn nước ngọt thì sẽ không gây hại mấy.
Nhưng nếu bạn sử dụng nước biển để đỡ khát thì chắc chắn sẽ phản tác dụng! Việc có quá nhiều muối vào cơ thể sẽ khiến cho chúng ta mất nhiều nước hơn để thải chính lượng muối đó ra ngoài.
Hơn thế nữa, thận người chỉ có thể điều tiết lượng muối trong cơ thể ở mức 9g/L (tương đương 0,9%), nếu bổ sung thêm nước biển, nó sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn gấp bội. Điều đó chưa kể với nồng độ 3,5%, lượng muối vào vượt quá cả giới hạn tối đa công suất làm việc của thận!
Thực tế, trong nước biển ngoài NaCl thì còn chứa 1 số loại muối khác, vô cùng độc hại đối với sinh vật sống. Nếu uống quá nhiều nước biển, dần dần, lượng muối trong cơ thể ngày càng tăng, vượt đến ngưỡng ngộ độc, gây ra ngập máu, loạn nhịp tim và có thể gây tử vong nhanh chóng!
Tuy nhiên, vẫn có 1 số loài vật có thể chịu được độ mặn của nước biển như hải âu chẳng hạn. Chúng có tuyến đặc biệt ở sau hốc mắt, nó sẽ thu hết muối trong nước mà chúng uống rồi biến thành dung dịch để thải ra ngoài.
Hay như ở loài mèo, thận của chúng có khả năng hydrat hóa natri cực kỳ hiều quả, vượt trội hơn nhiều so với loài người, cho nên nếu bắt buộc phải sử dụng nước biển, chúng vẫn có thể sống tốt!